Đâu đó trong một cuốn truyện diễm tình có viết rằng: "Con gái có bàn tay lạnh thường mang trong mình trái tim ấm áp đầy tình yêu thương và luôn chung thủy. Nhiều anh chàng thường chọn những cô gái có bàn tay lạnh để lấy làm vợ".
Để xem các anh còn dũng cảm chọn nàng làm vợ không khi biết rằng bàn tay lạnh là do mắc bệnh trong người mà ra, chứ chẳng phải là bằng chứng của tình yêu chung thủy đâu nhé.
1. Hội chứng Raynaud: Kiểu rối loạn này là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các ngón tay lạnh. Theo tiến sĩ Orrin Troum, chuyên gia thấp khớp tại Trung tâm y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California (Mỹ), bệnh này là tình trạng hẹp mạch ở các ngón tay. Mỗi lần co thắt mạch máu ở các ngón tay, các ngón tay chuyển sang màu trắng, sau đó màu xanh, ít hoặc không có lưu lượng đến khu vực này; sau đó chúng chuyển sang màu đỏ khi các mạch mở và lưu lượng máu trở lại.
Thông thường các ngón tay lạnh, tê, ngứa ran hoặc đau đớn theo từng đợt. Hầu hết các ca mắc bệnh Raynaud không tìm được nguyên nhân, nhưng Raynaud chủ yếu gây khó chịu hơn là gây nguy hiểm. Thay đổi lối sống, chẳng hạn như mặc quần áo ấm, đeo găng tay khi sinh hoạt trong môi trường lạnh, tránh căng thẳng cảm xúc có thể giúp ích cho tình trạng này. Bệnh tự miễn Lupus, bệnh xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp và các kiểu rối loạn tự miễn khác có thể dẫn đến Hội chứng Raynaud. Các bác sĩ thường gọi các loại bệnh tự miễn này là Raynaud thứ phát.
2. Suy giáp: Theo tiến sĩ Ali Ajam, chuyên gia thấp khớp tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học tiểu bang Ohio (Mỹ), khi tuyến giáp hoạt động kém, hầu hết các chức năng cơ thể chậm lại và bạn có thể mắc các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân, cảm giác luôn bị lạnh trong đó có các ngón tay. Suy giáp thường gặp nhất ở phụ nữ và người trên 50 tuổi.
3. Vấn đề lưu thông máu: Tiến sĩ David A. Friedman, bác sĩ tim mạch tại Hệ thống y tế North Shore-lij (Mỹ) nói: “Khi tim không bơm đủ máu đi khắp cơ thể, bạn sẽ cảm thấy bàn tay và bàn chân lạnh, tê hoặc ngứa ran”.
4. Thiếu máu: Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu hoặc lượng hemoglobin trong máu thấp. Thiếu máu dẫn đến nguồn cung oxy trong cơ thể giảm xuống, và có thể gây tay lạnh, theo tiến sĩ Nesochi Okeke-Igbokwe, chuyên gia khoa nội tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York (Mỹ).
Một số nguyên nhân thiếu máu có thể bao gồm cơ thể không nhận được đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, mất máu (do thời gian kinh nguyệt nặng, loét, chảy máu đường tiêu hóa), một số bệnh ung thư và các rối loạn tiêu hóa (như loét dạ dày hoặc bệnh Crohn). Ngoài tay lạnh, thiếu máu có thể gây ra mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, da xanh xao. Trong hầu hết các trường hợp, thiếu máu do thiếu sắt và các triệu chứng của nó có thể được điều trị bằng thuốc bổ sung sắt.
5. Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 được tìm thấy trong thịt, gia cầm, trứng, sữa và các thực phẩm từ sữa khác. Vitamin B12 rất quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sự thiếu hụt nồng độ vitamin này có thể dẫn đến giảm sản xuất hồng cầu và do vậy gây thiếu máu, theo bà Okeke-Igbokwe. Sự thiếu hụt vitamin B12 phổ biến ở những người ăn chay và nhiều người trên 50 tuổi có thể bị mất khả năng hấp thụ các vitamin từ thực phẩm. Ngoài ra, những người bị rối loạn tiêu hóa như Crohn hoặc bệnh loét dạ dày cũng hay bị thiếu vitamin B12. Xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện bạn có thiếu B12 hay không. Nếu có, bổ sung vitamin B12 và các triệu chứng sẽ hết trong vòng vài tuần đến một tháng.
6. Huyết áp thấp: Hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp, có thể xảy ra do mất nước, mất máu, uống một số loại thuốc, các rối loạn nội tiết... Khi huyết áp thấp, các mạch máu sẽ hướng về phía cơ quan quan trọng hơn là các chi, do đó các ngón tay cảm thấy lạnh. Nếu bạn có những triệu chứng của hạ huyết áp như chóng mặt, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn, yếu ớt thì hãy điều trị bệnh.
7. Căng thẳng và lo âu: Căng thẳng có thể ảnh hưởng một số bộ phận khác của cơ thể, trong đó có bàn tay. Khi bạn gặp căng thẳng kinh niên hay lo lắng, hóc-môn adrenaline dâng cao làm các mạch máu ở chi co lại, nên những ngón tay và bàn tay sẽ lạnh.
8. Thuốc: Có rất nhiều thuốc có thể làm co các mạch máu, đặc biệt là động mạch. Một số các thuốc này bao gồm beta-blocker (thuốc điều chỉnh huyết áp), một số loại thuốc chữa ung thư, thuốc đau nửa đầu và thuốc thông mũi.
9. Hút thuốc: Nicotine từ thuốc lá làm cho các mạch máu co lại, đồng thời gây ra sự tích tụ mảng bám ở động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Tóm lại thì, hỡi các cô gái, thôi mơ mộng vẩn vơ và mau đi chữa bệnh nhé.
Theo Bestie
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
5,800 lượt xem
9
10
11
12