Mẹo chữa bệnh cước trong mùa đông

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹo chữa bệnh cước trong mùa đông

19/04/2015 02:00 PM
225

 Vào những ngày trời lạnh, bạn có thể sẽ bị sưng đỏ các ngón chân ngón tay, nó vừa rất ngứa và rất đau nữa chứ? Đó chính là hiện tượng cước. Vậy làm sao để phòng tránh cước vào mùa đông. Các bạn hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!


Mẹo trị bệnh cước chân tay vào mùa đông

Mùa đông đến, cái rét xé da cắt thịt khiến rất nhiều người bị cước chân, tay gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu…. Bị cước tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống.

Cước chân tay vào mùa đông làm người bệnh đau, ngứa rất khó chịu.

Do khí hậu lạnh, độ ẩm cao dẫn đến kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu ôxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước, xuất huyết, trợt loét rất lâu lành. Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng bị tổn thương, thâm tím khi nhúng vào nước lạnh và ngứa ngáy khi được ủ ấm làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Vị trí thương tổn thường gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi.

Bệnh thường gặp ở những người hay phải ra ngoài trời lạnh, nhất là những người lao động chân tay như: nông dân, bơi đò, vận động viên đua thuyền, công nhân… và cũng thường gặp ở nhóm người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

Cách phòng tránh bệnh cước

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh (mặc đủ ấm, đi găng tay, tất chân...). Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ... và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ. Đi bảo hộ (găng tay, ủng chân) để giữ ấm chân, tay khi làm việc ngoài trời.

Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà... Đối với những người đang bị cước, khi tắm và rửa tay, tốt nhất là dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa.

Tắm rửa bằng nước ấm khi trời lạnh để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da. Đi dép ấm trong nhà, và khi ra ngoài trời lạnh nên đi giầy ấm. Tránh cho đôi chân bạn bị lạnh.

Luyện tập thể thao để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. 

Hằng ngày trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông. Sau đó lau khô, đi tất cho ấm chân để giữ ấm khi đi ngủ.

Chế độ ăn uống

Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein. Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bị dị ứng.

Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào. Có thể uống vài hớp rượu nhỏ vào buổi tối (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…

Phương pháp điều trị

Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước, bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu không may bị nhiễm lạnh cần sưởi ấm ngay.

Trước khi đi ngủ nên ngâm chân, tay bằng nước ấm có muối, gừng (khoảng 15 phút) giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay.

Khi bị cước chỉ được xoa nhẹ nhàng, không gãi mạnh (tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng). Nếu bị cước nặng cần đến cơ sở y tế (không được tự ý sử dụng thuốc) để được khám chữa kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra.

Để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong nhà nên đi loại dép giữ ấm…Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu Trung ương để được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề…

Điều trị bệnh cước bằng những bài thuốc đơn giản

Mùa đông thời tiết thường rét đậm, kéo dài, nhiệt độ hạ thấp xuống chính là nguyên nhân mọi người dễ mắc bệnh cước. Với những biểu hiện là chân tay sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn gây khó chịu cho người mắc phải. Dưới đây là những cách đơn giản để điều trị và phòng tránh bệnh cước.

Cước là một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân, với biểu hiện: ngón sưng múp, da rộp hoặc nứt, đau. Xảy ra ở người hay bị chứng xanh tím đầu chi, giảm năng các tuyến nội tiết. Ngoài ra, người lao động ở môi trường tiếp xúc với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng).

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Bệnh nhân sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước, khí hậu lạnh lẽo, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày hàn và thấp khí xâm nhập vào da thịt, gân mạch mà sinh bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn (thấp hợp hàn). Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.

Một số bài thuốc điều trị cước:

Bài 1:
 Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

Cước gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.

Bài 2: Bạch chỉ 8g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, hành củ (khô) 2g, dây gắm 12g, kê huyết đằng 12g, gừng tươi 5g, thổ phục linh 15g, phòng kỷ 12g, ngũ gia bì 12g, thiên niên kiện 8g, trần bì 8g, hậu phác 8g, cam thảo đất 10g, u chặc chìu 10g. Uống 2 ngày/thang, 1 thang uống 2-3 lần.

Bài 3: Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Bài 4: Anh đào (500 g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao (500 g) tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước, làm nhiều lần sẽ khỏi. 

Bài 5: Quế chi 60 g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Làm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5-15 phút vào buổi sáng và tối. 

Bài 6:
Trường hợp chỗ phát cước bị loét, lấy 12 g nhục quế, 6 g đinh huơng, 6 g ngũ linh chi, tất cả nghiền thành bột, trộn với dầu vừng, đắp vào chỗ phát cước, ngày 1-2 lần.

Bài 7:
Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.

Bài 8: Lấy một ít cây lá lốt, một chút muối nấu lên và ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước cũng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Bên cạnh đó, cần tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà... Khi tắm và rửa tay, tốt nhất là dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa./.



Mẹo chữa hóc xương cá
Mẹo chữa dị ứng thời tiết
Mẹo chữa rát cổ họng không cần dùng thuốc Tây
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Mẹo chữa hen phế quản đơn giản hiệu quả



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý