Công dụng của con gián đất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Công dụng của con gián đất

19/04/2015 02:00 PM
1,739

Gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…, tên khoa học là Eupolyphaga sinensis Walker. Loài côn trùng này có nhiều công dụng khiến ai cũng phải bất ngờ

Ăn con gián "bẩn thỉu" giúp cơ thể diệt khuẩn?

Nếu trong não và các mô thần kinh của gián và châu chấu có chứa chất có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc thì không có nghĩa là người ta sẽ ăn các con gián, châu chấu để giúp cơ thể kháng được các loại vi khuẩn, mà sẽ phải có một quá trình nghiên cứu dài.


Chúng ta vẫn quan niệm rằng, gián là loài gây bệnh

Chúng ta vẫn quan niệm rằng, gián là loài gây bệnh

Không phải cứ ăn là diệt được vi khuẩn

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Anh (NIH) đã phát hiện trong não và các mô thần kinh của hai loại  côn trùng này ít nhất có chín loại phân tử có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn E.coli và khuẩn tụ cầu MRSA kháng meticillin. Các thử nghiệm đã khẳng định các phân tử diệt khuẩn trong não và mô thần kinh của hai loài côn trùng này không gây hại cho tế bào của người.

GS.TSKH Vũ Quang Côn, Chủ  tịch Hội Côn trùng học Việt Nam tỏ ra khá bất ngờ về phát hiện này: Việt Nam chưa có những nghiên cứu sâu rộng đến thế. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, không phải không có cơ sở. Bản thân gián, châu chấu và các loài côn trùng khác cũng có khả năng kháng được một số loại vi khuẩn để tồn tại. Tuy nhiên, việc bản thân chúng có thể kháng được vi khuẩn, đến việc giúp cho con người kháng được vi khuẩn lại là một con đường rất dài.

GS Bùi Công Hiển, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Côn trùng học cho biết, gián và châu chấu có rất nhiều loài khác nhau như châu chấu đầu bằng, châu chấu đầu nhọn, châu chấu ma... Gián có gián đất, gián nhà, gián Đức, gián Mỹ... Bản thân con gián là loài côn trùng truyền bệnh bởi tính chất ăn tạp và thói quen sống chui rúc ở những nơi ẩm thấp, hôi hám và bẩn thỉu. Bộ phận truyền bệnh chính là chân chúng. Ở châu chấu, mức độ truyền bệnh này thấp hơn song đa phần chúng là loại hại mùa màng. Tuy vậy, việc phát hiện ra chất tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc nằm trong não của chúng là điều rất có thể.

Tất nhiên, cần phải hiểu rằng, nếu nghiên cứu này là đúng không có nghĩa là  người ta sẽ ăn các con gián, châu chấu để giúp cơ thể kháng được các loại vi khuẩn. Con đường nghiên cứu, ứng dụng hoạt chất sinh học sau khi đọc được cấu trúc của nó thì đến nay, ở Việt Nam hay bất cứ nước nào trên thế giới cũng tiến hành như nhau. Để có những hoạt chất này, người ta sẽ không chọn cách nuôi gián hay châu chấu với số lượng lớn mà sẽ thực hiện mô phỏng cơ chế này trong phòng thí nghiệm để tạo ra các hoạt chất cần thiết.  

Bổ hơn cả thịt gà

GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết, chuyện gián và châu chấu có chứa chất có thể tiêu diệt được vi khuẩn kháng thuốc đúng hay không sẽ còn phải được nghiên cứu kỹ trong thời gian tới, nhưng chắc chắn gián và châu chấu là 2 loài không đến mức quá đáng ghét như chúng ta vẫn tưởng.

Chúng ta vẫn quan niệm rằng, gián là loài gây bệnh còn châu chấu là loài phá hoại mùa màng nên con người thường tìm cách tiêu diệt các loài này. Tuy nhiên, thực tế, ở nhiều nơi người ta còn nhân nuôi gián để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Còn với châu chấu, chúng chỉ thực sự gây hại khi trở thành đại dịch. Bình thường, châu chấu có nhiều protein cao cấp. Các nghiên cứu đã cho thấy, châu chấu có nhiều chất dinh dưỡng còn bổ hơn cả thịt gà.

GS Bùi Công Hiển cho biết thêm, hiện ở Việt Nam, châu chấu là loài có  hại cho mùa màng nên người ta không nuôi loại côn trùng này. Tuy nhiên, người ta vẫn lùng bắt loài này để làm thực phẩm, nhất là thời gian gần đây khi "mốt" thích ăn thức ăn côn trùng của người dân Việt Nam lên ngôi. Về loài gián, đây là loài côn trùng được cho là loài bẩn, hôi nên không được sử dụng làm thực phẩm nhưng lại trở thành loài côn trùng được sử dụng nhiều vào mục đích khoa học như làm con vật thí nghiệm để giải phẫu, nghiên cứu về y học...

Các chuyên gia cho biết, nếu nghiên cứu này đúng thì sẽ mở ra một hướng trong cuộc chiến chống hiểm họa kháng các loại thuốc kháng sinh của vi khuẩn.

Dùng gián làm mỹ phẩm, món ăn
Mặc dù là loài côn trùng gây hại nhưng nhu cầu sử dụng gián vẫn rất lớn. Một vài công ty mỹ phẩm sử dụng gián như nguồn cung cấp protein tự nhiên.
Từ xưa ở Trung Quốc, người ta đã biết dùng gián để làm đẹp, để làm mặt nạ dưỡng da. Với thành phần là da gián, đem xay nhỏ, thêm chút rượu vang, đất đỏ và đem đun 2-3 giờ tạo độ sệt. Mặt nạ gián có thể giúp làn da căng mịn, không có nếp nhăn. Các sản phẩm từ gián còn có thể giúp tóc mọc nhanh, dày hơn. Như trường hợp của giáo sư Lưu, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Côn trùng đã có trải nghiệm dùng sản phẩm từ gián, kết quả là từ mái đầu bị hói, ông đã có mái tóc dày hơn.
Làm đẹp chế biến món ăn từgián
Gián được dùng làm mặt nạ dưỡng da
Gián còn là một đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Trong tháng 5 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã khuyến khích mọi người tiêu thụ côn trùng như một nguồn thức ăn. Đơn giản bởi vì đây là một nguồn dinh dưỡng giá rẻ và là giải pháp khả thi để giải quyết nạn đói trên thế giới.
Làm đẹp chế biến món ăn từgián
Loài côn trùng này còn là một đặc sản
Hơn thế nữa, gián cũng được dùng trong y học Trung Quốc nhiều đời nay. Các nhà nghiên cứu y học Trung Quốc đã tiến hành nhiều thử nghiệm về gián và cho biết chúng có nhiều tác dụng trong việc điều trị ung thư, AIDS.
Ông Phương Quang, một người nuôi gián cho biết con vật này hoàn toàn vô hại. Những người nông dân như ông Quang chủ yếu nuôi gián châu Mỹ bởi có thể đạt được giá cao, ban đầu chỉ 2 đô la/nửa cân nhưng về sau đã tăng lên 20 đô la/nửa cân. Ông Quang cũng nói: “Tôi nghĩ rằng nông nghiệp truyền thống vẫn chỉ có lãi thấp. Tuy nhiên, với gián, bạn có thể kiếm lãi gấp 7 lần”. Nuôi gián không hề tốn kém. 
Làm đẹp chế biến món ăn từgián
Nửa cân gián được bán với giá 20 đô la.
Bà Hải, một nông dân Trung Quốc, kể về những ngày đầu bắt đầu nuôi gián: “Mọi người từng cười khi tôi mới bắt đầu nhưng tôi nghĩ rằng, gián sẽ đem lại tiền cho tôi. Và hiện tại, bà Hải đang nuôi hàng triệu con gián, và chúng là nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.  Bà thành công tới mức chính quyền địa phương trao tặng bà danh hiệu “Chuyên gia làm giàu”.
“Bây giờ tôi đang dạy cho 4 gia đình khác, họ cũng mu���n làm giàu như tôi", bà Hải hồ hởi nói.
Làm đẹp chế biến món ăn từgián
Ngành công nghiệp nuôi gián đang rất phát triển ở Trung Quốc.

Gián đất làm thuốc

Gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…, tên khoa học là Eupolyphaga sinensis Walker, vị mặn, tính lạnh, có độc, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết, tắc tia sữa, tổn thương do trật đả, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch…

-Đau lưng cấp: Gián đất 9 con sấy khô tán bột, chia uống 2 lần trong ngày.

- Bế kinh đau bụng: Gián đất 20 con, đào nhân 20 hạt, đại hoàng 15g, sấy khô tán bột, luyện mật làm hoàn, chia làm 4 phần, mỗi ngày uống 1 phần chia làm 2 lần.

Gián đất - Vị thuốc quý. Ảnh: TL

- Đau bụng cấp tính, nổi những khối tròn không tiêu: Gián đất 2 con, xuyên sơn giáp 15g, đào nhân giã nát 9g, hải tảo 9g, toàn quy 9g, huyền hồ sách 9g, một dược 6g, mẫu lệ sao 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần. Chú ý: Khi dùng phải loại trừ đau bụng ngoại khoa.

- Tổn thương do trật đả gây đau nhức: Gián đất 5g, trạch lan 20g, nga bất thực thảo 20g, sắc uống.

-Xơ gan: Gián đất 6g, đẳng sâm 9g, phục linh 9g, đại hoàng chế 9g, đào nhân 6g, long đởm thảo 6g, chi tử 9g, râu ngô 30g, a giao 9g sao phồng, bột xuyên sơn giáp 1,2g (uống ngoài), sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Ung thư gan: Đại hoàng giá trùng hoàn (một loại thuốc hoàn trong thành phần có gián đất) uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4,5g với nước ấm.

- Các tổn thương do trật đả nhưng không có hiện tượng sưng đỏ: Gián đất 120g, đương quy 90g, xuyên khung 90g, hồng hoa 60g, phòng phong 60g, chế nam tinh 60g, bạch phụ tử 60g, tất cả sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1,5g.

- Lao hạch: Gián đất tươi, trần ngõa hoa, hai thứ giã nát đắp vào tổn thương.

- Làm xương gãy nhanh liền: Gián đất sao tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 6 - 9g với nước ấm.

- Bí tiểu tiện: Gián đất 10 con bỏ chân rang vàng, mộc thông10g, xa tiền 10g, kinh giới 10g, đăng tâm 10g, sắc uống. Hoặc gián đất đâm với củ kiệu hoặc lá hành, củ tỏi, hoà với dầu vừng đắp vào rốn.

Muốn sử dụng bài thuốc có hiệu quả phải được các thầy thuốc hoặc các lương y có kinh nghiệm bắt mạch kê đơn.           

  Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn -  http://suckhoedoisong.vn

Cách đuổi gián trong tủ quần áo tốt nhất
Vì sao gián mất đầu vẫn sống được?
Gián đất lên ngôi ở Trung Quốc
Làm đẹp kinh dị từ gián, ốc sên, rệp


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi bị viêm bàng quang thần kinh và đang dẫn lưu trên xương mu, tôi nghe nói giã đỗ xanh chín với gián đất rồi đắp vào vùng dưới rốn .Làm như trên có đúng không ??
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý