Công dụng của giá đậu tương

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Công dụng của giá đậu tương

19/04/2015 02:02 PM
737

Từ lâu mầm đậu nành đã được coi là một loại thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ, là món quà từ thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho chị em để gìn giữ duy trì tuổi thanh xuân.


9 công dụng chữa bệnh ít biết của đậu nành

Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của đậu nành, nhưng không phải trong chúng ta, ai cũng hiểu hết giá trị phòng chống bệnh tật của nó.


Đậu nành còn có tên là đậu tương. Nguồn gốc cây này ở Trung Quốc, sau lan sang Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Châu Âu mới biết đến đậu nành từ thế kỷ 18. Từ cổ xưa, đậu nành dùng làm thực phẩm, nhưng gần đây y học thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của nó.

Đây là kết luận được các chuyên gia Mỹ đưa ra trong hội nghị về khai thác giá trị dinh dưỡng từ đậu nành đối với sức khỏe con người tại Viện Dinh dưỡng thuộc Đại học Columbia (Mỹ).

1. Ngừa ung thư vú ở phụ nữ 

Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.

Bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.


2. Tác dụng trên tim mạch

Theo một cuộc khảo sát, bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. “Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim”, Wahida Karmally – Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Irving – nói.

Còn theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), thêm 25g protein từ đậu nành mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học thuộc Hội mãn kinh ở Bắc Mỹ đã kết luận: Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch. Do đó, ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) từ năm 1999 đã cho phép dùng đậu nành để làm giảm nguy cơ động mạch vành.

3. Cung cấp đủ dưỡng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khẳng định chế phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. “Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa”, hãng tin New Kerala dẫn lời chuyên gia Katherine Tucker cho biết.

4. Điều trị chứng mãn kinh

Triệu chứng của mãn kinh khởi đầu từ 3-5 năm trước khi mãn kinh thực sự, tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và 4-5 năm sau mãn kinh, chỉ ngừng khi cơ thể thích nghi với cân bằng hormon mới.Các triệu chứng thường thấy là bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, đái dầm, lão hóa da, rụng tóc, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức…

Liệu pháp thay thế hormon có hiệu lực cao nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư…) nên không kéo dài quá 5 năm. Phụ nữ phương Đông, so với các nước phương Tây, ít phàn nàn về các rối loạn của mãn kinh. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các dân tộc phương Đông dùng nhiều đậu nành với nhiều cách chế biến khác nhau.

Gần đây, người ta phát hiện thấy trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…

5. Tác dụng chuyển hoá xương

Thống kê dịch tễ học cho thấy: Tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các nước phương Tây. Kết quả này có liên quan tới sử dụng nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành. SI (isoflarm của đậu nành) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần (so sánh với phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành). Ở chuột thực nghiệm, SI làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng hiệp đồng chống tiêu xương.

Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành, 


6. Tác dụng trên các khối u phụ thuộc và hormon

Thống kê dịch tễ học cũng cho thấy một số loại khối u phụ thuộc vào hormon (ở màng trong tử cung, ở vú, buồng trứng…) có tỷ lệ rất thấp ở phụ nữ châu Á. Nhận xét này có liên quan tới chế độ ăn giàu đậu nành ở công dân châu Á. Kết quả nghiên cứu về thực nghiệm và lâm sàng cho thấy SI (isoflarm ở đậu nành) có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ở tử cung, vú và buồng trứng. Hướng nghiên cứu này đang được tiếp tục.

7. Ung thư


Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, để phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.

8. Xương khớp

Xương muốn chắc khỏe phải nhờ Calcium, nhưng điều quan trọng không phải là lượng Calcium đưa vào cơ thể, mà là cơ thể có giữ được Calcium lại đủ để làm cho xương chắc khỏe không?

Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gây mất Calcium qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật. Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng Ostrogen thay thế.

9. Đậu nành dùng trong dinh dưỡng và công nghiệp

Trong dinh dưỡng bột đậu nành trộn với bột ngũ cốc, dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường, bệnh gút… Trong công nghiệp dược, bột đậu nành dùng trong môi trường nuôi cấy kháng sinh. Thống kê cho thấy trong 100 ngàn tấn acid glutamic dùng trên thế giới, 1/3 do thủy phân đậu nành.

Do có sự cân bằng giữa tác dụng điều trị và độ an toàn, lại dễ sử dụng nên physoestrogen của đậu nành được xếp vào loại “chất bổ dinh dưỡng”, không cần đơn kê của thầy thuốc.

Công dụng của mầm đậu nành

Trong những năm gần đây, đậu nành được các nhà khoa học thông báo với rất nhiều giá trị về dinh dưỡng và trị liệu từ loài thảo mộc này. Từ hơn 50 nghiên cứu khoa học độc lập, cơ Quan Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ đã công nhận giá trị quan trọng của đậu nành trong việc làm giảm các nguy cơ bệnh tim, loãng xương và duy trì thời kỳ xuân sắc cho phụ nữ.

Khám phá sự kỳ diệu của mầm đậu nành

Trong thành phần đậu nành có chứa rất nhiều protein. Ảnh: internet

Quan trọng hơn cả của đậu nành trong đậu nành có một hóa chất tương tự như kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh giá trị rất tốt trong việc điều trị và ngừa một số bệnh đặc biệt là sức khỏe phụ nữ. Ðó là chất isoflavones hay còn được mệnh danh là estrogen thảo mộc.

Estrogen là kích thích tố tự nhiên trong cơ thể được noãn bào tiết ra, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ quan sinh dục phụ nữ giúp cơ thể tạo dáng hình mềm mại, giữ nước trong cơ thể và mỡ ở dưới da để da dẻ người phụ nữ mềm mỏng và hồng hào. Estrogen quyết định và chi phối các hoạt động phát triển những tính chất sinh dục ở phụ nữ như mọc lông nách, lông mu, vú, tử cung âm đạo, tâm sinh lý, ham muốn và khả năng tình dục của phụ nữ. Estrogen cũng có vai trò quan trọng bảo vệ tim mạch, ngăn chặn loãng xương. Tuy nhiên, sau tuổi 30 khi buồng trứng dần thoái hóa dẫn đến lượng estrogen suy giảm cơ thể người phụ nữ bắt đầu có những thay đổi, những dấu hiệu của sự thoái hóa, già nua bắt đầu xuất hiện.

Ðể kéo dài thời kỳ sinh sản, phụ nữ cần đến các kích thích tố sản xuất từ buồng trứng, các nhà khoa học đã chứng minh liệu pháp thay thế estrogen là một liệu pháp giúp phụ nữ trẻ mãi không gìa vì ta biết sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân của gìa nua.

Khám phá sự kỳ diệu của mầm đậu nành

Đậu nành được xem như thực phẩm gia tăng nữ tính và bảo vệ phụ nữ. Ảnh: internet

Trong nhiều năm, liệu pháp estrogen đã được sử dụng để điều trị cho phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của WHI (Women's Health Initiative) vào năm 2002 và tháng 3/2004 thực hiện trên 27.347 phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 79 (tuổi trung bình là 63) sử dụng liệu pháp estrogen hoặc liệu pháp estrogen/progestin. Họ được theo dõi trong khoảng thời gian trung bình từ 5 năm rưỡi đến 7 năm. Và nghiên cứu này không thể ghi nhận được lợi ích vượt trôi hơn so với nguy cơ khi sử dụng liệu pháp hormon nhằm mục đích dự phòng. Sau nghiên cứu này, FDA đã khuyến cáo các bác sỹ chỉ sử dụng liệu pháp hormone trong một thời gian ngắn nhất với liều lượng thấp nhất có thể mà vẫn đạt được mục tiêu điều trị.

Rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh như công bố của trường đaị học thuộc Đại học Washington (Mỹ) hợp chất isoflavones có trong đậu nành có tác dụng như nội tiết tố nữ nên rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe và làm đẹp. Đậu nành vì thế được xem như thực phẩm gia tăng nữ tính và bảo vệ phụ nữ trước một số căn bệnh như: tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương. Hợp chất isoflavone cũng có khả năng giúp cơ thể điều chỉnh chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa tích tụ mỡ ở vùng bụng.
Nghiên cứu mới nhất của trường ĐH Alabamacho (Mỹ) cho thấy sử dụng đậu nành thường xuyên mỗi ngày có thê giảm bớt một lượng mỡ đáng kể thường được tích lũy ở vùng bụng.

Khám phá sự kỳ diệu của mầm đậu nành

Sử dụng đậu nành thường xuyên mỗi ngày có thê giảm bớt một lượng mỡ. Ảnh: internet

Cùng rất nhiều thành quả nghiên cứu chứng minh tác dụng thần kỳ như một kích thích tố nữ tự nhiên hợp chất isoflavon trong đậu nành đã được mệnh danh là một estrogen thảo mộc - biện pháp hữu hiệu an toàn thay cho liệu pháp hormone được sử dụng mà không phân biệt tuổi tác trước mãn kinh hay sau mãn kinh.

Tại Việt Nam ứng dụng những nghiên cứu về tác dụng của isoflavon trong đậu nành, nhiều sản phẩm từ đậu nành ra đời rất đa dạng và phong phú. Trong đó, các nghiên cứu về thực vật học cho thấy hàm lượng isoflavon đạt đỉnh điểm cao nhất khi đậu nành nảy mầm. Vừa qua bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã tiến hành một nghiên cứu lâm sàng để chứng minh tác dụng của isofavon sử dụng dưới dạng chế phẩm viên uống Bảo Xuân chiết xuất từ mầm đậu nành trên một loạt phụ nữ ngoài 35 tuổi.  Kết quả cho thấy hầu hết tất cả phụ nữ uống Bảo xuân sau 2 tháng đều có làn da sáng mịn, tóc đen mượt hơn, kinh nguyệt đều đặn, giảm khô âm đạo và tăng chất lượng tình dục. Từ đó giúp phụ nữ tự tin, thoải mái, tươi trẻ và hạnh phúc hơn khi bước tuổi thanh xuân dần trôi qua.

Khoa học đã và đang khám phá thêm những tác dụng thần kỳ của loại hợp chất này. Tuy nhiên với những bằng chứng khoa học hiện tại các cơ quan y tế và các bác sỹ khuyến khích phụ nữ hãy chọn cho mình một chế phẩm từ mầm đậu nành được sản xuất theo quy trình công nghệ đảm bảo, nhãn mác đầy đủ xuất xứ, thời hạn sử dụng và nghiên cứu rõ ràng.


Mầm đậu nành tự làm - Bí quyết làm đẹp cho mỗi chị em

Mầm đậu nành, mam dau nanh

Từ lâu mầm đậu nành đã được coi là một loại thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ, được coi là món quà từ thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho chị em để gìn giữ duy trì tuổi thanh xuân, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như da khô, nám da, tàn nhang… thậm chí cải thiện các vấn đề tế nhị liên quan tới nội tiết tố nữ như suy giảm khả năng sinh lý, duy trì ngọn lửa yêu đương cho phụ nữ tuổi xế chiều.

Tuy nhiên hiện nay, các thực phẩm từ mầm đậu nành còn rất hạn chế, không được bày bán rộng rãi do món ăn từ mầm đậu nành có vị tanh tanh như bản chất vốn có của nó chưa được ưa chuộng, loại mầm được bày bán rộng rãi lại là giá đỗ đậu xanh, cũng tốt cho sức khỏe nhưng không đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho phái nữ như mầm đậu nành. Kênh lamdepphunu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách tự làm mầm đậu nành tại nhà, các bạn có thể sử dụng mầm đậu nành này để chế biến các món ngon hằng ngày nhé.

( Ảnh minh họa)

Nguyên liệu:

Đậu nành hạt

– Dụng cụ: các vật dụng có thể đựng được như xoong nồi, xô chậu, chõ.

– Vỉ tre, lá tre.

Cách làm mầm đậu nành


-  Chọn hạt đậu nành loại tốt, hạt bóng mẩy, loại bỏ các hạt mốc, hỏng. Nên dùng loại đậu mới thu hoạch hoặc chỉ cách 3-4 tháng thì tốt hơn.

 - Cho đậu vào nồi, xoong… phía dưới lót lá tre, đổ đậu lên, xong lại cho vào một lớp lá khác đậy kín lên mặt, đặt vỉ tre lên, cài que chặt lại để khi nghiêng hoặc úp nồi xuống đậu cũng không rơi ra được.

-  Cho nước vào nồi ngâm 30-60 phút, sau đó gạn ra để nghiêng nồi lại. Chú ý là nước để ngâm và vẩy hàng ngày phải là nước sạch:  nước giếng khoan, nước mưa… để không bị hỏng giá.

Mùa hè để nơi thoáng mát khoảng 3-4 ngày, còn mùa Đông cần ủ ấm cho giá mọc nhanh khoảng sau 5-6 ngày là dùng được.

Khi thấy cây giá mọc dài, mập, hai mảnh của hạt đậu đã teo lại, có màu vàng tươi  là có thể sử dụng để ăn sống hoặc chế biến các món ăn hàng ngày được.

Trong mầm đậu nành rất giàu vitamin E và một chất đặc biệt đem lại giá trị lớn cho việc bảo vệ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp ở nữ là isoflavon. Chính Isoflavon đã tạo nên tác dụng kỳ diệu của mầm đậu nành: ngăn ngừa quá trình lão hóa, giúp da đẹp mịn màng, giảm nám, tàn nhang, cải thiện sinh lý nữ. Vì lý do đó mà mầm đậu nành được coi là một loại thực phẩm giúp gia tăng tính nữ, níu giữ tuổi thanh xuân mà độ tuổi nào cũng có thể dùng được, và isoflavon được mệnh danh là nội tiết tố có nguồn gốc thảo dược – Phytoestrogen.


Các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng: hàm lượng  isoflavon đạt đỉnh điểm khi hạt đậu nảy mầm, tuy nhiên tỉ lệ hoạt chất này còn khá thấp, để đạt được hiệu quả mong muốn chị em có thể phải sử dụng đều đặn hàng ngày một lượng mầm đậu nành khá lớn, điều này không phải ai cũng kiên nhẫn duy trì được.  Giải pháp được các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra là tìm phương pháp chiết xuất hoạt chất đem lại tác dụng kỳ diệu isoflavon từ mầm đậu nành. Trải qua nhiều thử nghiệm cuối cùng dây chuyền chiết xuất hiện đại đã thành công để tinh chế được nguồn hoạt chất này mang tên tinh chất mầm đậu nành.
Tinh chất mầm đậu nành ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng trong công cuộc làm đẹp cho chị em phụ nữ, thay vì phải ăn hàng ngày một lượng lớn mầm đậu nành, từ nay chị em chỉ cần sử dụng đều đặn ngày 2 lần tinh chất mầm đậu nành với lượng rất nhỏ đã đem lại tác dụng như mong muốn.

Bên cạnh sử dụng tinh chất mầm đậu nành hàng ngày, chị em cũng nên duy trì thói quen dinh dưỡng cân đối hợp lý, sinh hoạt, tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức khỏe và sắc đẹp của mình.

(St)

Cách trồng và chăm sóc rau mầm bằng những cách đơn giản
Hỏi cách chế biến món rau mầm đậu nành
Mầm đậu tương kéo dài đời sống tình dục nữ
Hướng dẫn làm rau mầm bằng máy
Tôi tự chữa “khô hạn” bằng mầm đậu tương

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý