Chăm sóc hoa Kim Ngân như thế nào?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chăm sóc hoa Kim Ngân như thế nào?

19/04/2015 02:02 PM
622
Một loài hoa mong manh dễ vỡ, một loài hoa với công dụng tuyệt vời, thường làm bài thuốc hay, đó chính là hoa Kim ngân. Chúng ta cùng tham khảo cách trồng và chăm sóc hoa Kim Ngân nhé!


I - ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC

Tên khoa học: Phachia aquatia

Tên thường goi: Kim ngân, Thắt bím hoặc Kim tiền ( Money tree)

Xuất xứ: Mexico, Brazill, Nam mỹ và Trung mỹ
1. ĐẶC ĐIỂM:

Thân: Là loại cây thân gỗ, lớn, có chiều cao trên 6m , thân dẻo, bền và chắc, khi còn nhỏ có thể đan vào nhau, bện lại từ 3 đến 5 thân hoặc nhiều hơn tạo cho thân cây giống như bím tóc nên được gọi là cây “Thắt bím”.

Lá: lá kép chân vịt 7-9 lá phụ, màu xanh bóng nhạt, mặt dưới có lông hung.

Hoa: Hoa Kim ngân nở từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu nâu nhạt, hoa nở về ban đêm có mùi thơm. Đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục có năm cánh màu vàng xanh dài từ 5cm đến 15cm.

Quả: Quả Kim ngân có hình trứng đường kính từ 4cm đến 15cm, khi chín có màu nâu nhạt giống quả sấu. Quả khô nứt rụng ra các hạt nhỏ từ 10 đến 30 hạt. Mỗi quả có các múi hạt, trong múi hạt chứa hạt của cây.

2. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC:

a) Đặc điểm chung

Kim ngân là loại cây thích nghi được với nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau như khí hậu nóng lạnh, kể cả khí hậu nhiệt đới hay ôn đới. Cây có thể trồng trong chậu hoặc dưới đất, tùy theo nhu cầu của mỗi người và yêu cầu về kinh tế cảnh quan khác nhau. Có thể để cây trong nhà hoặc ngoài trời.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến cây và cách chăm sóc
Nhiệt độ:

Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C đến 40°C  phát triển thích hợp ở nhiệt độ 18°C đến 26°C . Như vậy đối với cây được trồng trong nhà vẫn sinh trưởng tốt hoặc trồng trong phòng lạnh cây vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên để cây tồn tại lâu cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Ánh sáng:

Đối với loại Kim ngân có thể sinh trưởng tốt trong nhà và ngoài trời, nếu cây đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn đáp ứng được với điều kiện sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên để cây tồn tại lâu nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.
Nước:

Cây Kim ngân có thể sinh trưởng được nơi có nhiệt độ cao, do vậy lượng nước cần thiết cũng ít hơn các loại cây khác.

Những cây trong văn phòng lượng nước tưới ít hơn cây ngoài trời. Nếu cây ngoại thất thì tưới 2 lần/tuần thì cây nội thất chỉ cần tưới 1 lần/tuần.. Lượng nước tưới vừa đủ để nước ngấm hết toàn  bộ đất trong chậu.
Dinh dưỡng:
Kim ngân rất cần nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là các cây trong chậu. Khi cây chưa có hoa và quả thì chúng ta dùng  NPK 20-20-15 tưới lên gốc cây: Cho 100g phân hòa vào 10 lít nước, quậy đều rồi tưới vào gốc. Chu kỳ 20 ngày/lần. Cây có hoa và quả thì bón phân Kali cho cây, 100g Kali cho vào 10 lít nước tưới cho cây.

Ngoài việc bón thúc thì bón lót cho cây cũng cần thiết. Khi chúng ta cho cây vào chậu cần bón lót Lân cho cây, qua đó dùng hỗn hợp hữu cơ Tro trấu + Trấu sóng + Xơ dừa với tỷ lệ 60% + 15% + 25% và 100g đến 200g phân Lân trộn vào nhau để cây có nguồn phân dự trữ.

Sau khi tưới phân cần tưới lại nước để phân ngấm xuống chậu, tránh trường hợp phân nằm trên đất sẽ xảy ra quá trình bốc hơi làm ảnh hưởng thân và lá cây.

II - CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP

Khi Kim ngân để trong nhà, lá bị mỏng dần ra, lượng diệp lục tại bề mặt lá hình thành kém, do vậy lá không hấp thụ dinh dưỡng theo nhu cầu của cây. Mặt khác khi đưa cây ra ngoài nhà, cây bắt dầu hồi phục, tuy nhiên do lá bị tổn thương nên cây không thể hấp thụ dinh dưỡng và thực hiện quá trình trao đổi chất từ lá như bình thường được. Trong lúc đó, quá trình lấy chất dinh dưỡng từ rễ vẫn xẫy ra. Mặt khác, lượng nước tưới không phù hợp cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng thối thân thối rễ.

Để phòng ngừa bệnh này, người ta cho cây từ trong nhà ra để nơi thoáng, mát có bóng che. Cứ mỗi tuần cho cây ra tiếp xúc với ánh nắng 1 giờ đến 2 giờ,  thời điểm tốt nhất là vào lúc 7 giờ tới 9 giờ sáng, mỗi tuần một lần để lá cây hồi phục diệp lục. Bên cạnh đó phải có chế độ tưới nước phù hợp, không nên tưới nước quá nhiều, Mỗi tuần chỉ tưới nước một lần đảm bảo độ ẩm cho cây.

Khi cây đã bị thối phải loại bỏ phần bị thối ra, tránh trường hợp lây lan, nếu cây bị thối gốc thì phải tiến hành loại bỏ gốc ra khỏi chậu và thay lại đất cho cây. Nếu cây bị thối phần thân cây thì cắt bỏ  phần bị thối sau đó dùng Vaselin kết hợp với Ridomil bôi lên vết cắt để cho cây nhanh liền da và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, cây để trong nhà lâu ngày cũng thường bị Rệp sáp và Rầy nâu tấn công. Khi phát hiện loại này ta đưa cây ra chỗ râm mát để xịt thuốc. Dùng thuốc Diazan, Krate để xịt cho cây. Sau khi xịt thuốc, ta để cây bên ngoài từ 5 đến 7 ngày thì cho cây vào lại trong nhà.

Trên đây là đặc điểm và cách chăm sóc cây Kim ngân nội thất hy vọng bạn đọc có thể áp dụng cho cây đẹp hơn với nhu cầu của mình.


Kim Ngân và công dụng thường dùng

Tên khoa học:    Lonicera japonica Thunb.         Họ: Caprifolianceae (họ Cơm Cháy)

Mô tả:

Loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi già mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen.  Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.

                                    H1: Kim Ngân hoa tươi            

Thành Phần Hóa Học:

Cây chứa tanin và một saponin. Hoa chứa một flavonoit là scolymosid lonicerin) và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin), ở Ấn độ, người ta cho biết có luteolin và i-inositol. Quả mọng giàu carotenoid mà phần lớn là cryploxanthin. Lá chứa một glucosid gọi là loganin và khoảng 8% tanin.

Bộ phận dùng: Hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.

Tác dụng:

·     Tác Dụng Kháng Khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp  khuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, Phế cầu, Tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá Kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

·      Tác Dụng Kháng Viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học).

·      Ngoài ra, nước sắc Kim ngân hoa còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa chất béo (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam), tác dụng chống lao, hưng phấn thần kinh trung ương (Trung Dược Học).

Công dụng:

Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trị mụn, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.

Ngoài ra, Kim ngân còn được kết hợp với một số dược liệu khác dùng trong nhiều đơn thuốc cho hiệu quả rất tốt:

1. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.

3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.

   4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ   ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.


Tham khảo thêm sự tích hoa Kim Ngân:

“Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng.”
 

Một loài hoa mong manh dễ vỡ, một loài hoa với công dụng tuyệt vời, thường làm bài thuốc hay, đó chính là hoa Kim ngân.

Truyện kể rằng:
"Ngày xưa, ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nông phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
Sự tích hoa Kim Ngân
Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hoài thai.
Không biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lòng thành nên sung sướng vô cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.
Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm không hề có bệnh tật gì.
Ngày tháng trôi qua, hai cô càng lớn càng xinh đẹp, làng trên xóm dưới đều nghe danh tiếng. Suốt ngày mối mai tấp nập.
Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cô về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nông phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.
Đến năm 16 tuổi, một hôm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, toàn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khô bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.
Sự tích hoa Kim Ngân
Vợ chồng nông phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.
Kim Hoa uống thuốc gì cũng không đỡ, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng không thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn không vâng lời, ở lại săn sóc chị.
Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng.”
Sự tích hoa Kim Ngân
Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.
Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đôi.
Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.
Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: “Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người” nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa."
Sự tích hoa Kim Ngân
Cho đến ngày nay, người đời vẫn rỉ tai nhau về bài thuốc hay từ loài hoa này, đồng thời luôn nhắc nhở con cái mình về tình cảm chị em sâu đậm không bao giờ chia cắt.




Cách trồng hoa salem
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước
Cách trồng rau mầm tại nhà
Cách trồng hoa lài đơn giản\
Cách trồng hoa sen trong chậu


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý