Những điều cần biết khi bị động thai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Những điều cần biết khi bị động thai

19/04/2015 02:07 PM
309
Động thai (dọa sảy thai) là khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Đây là điềm báo trước của hiện tượng sảy thai. Dọa sảy thai thường xảy ra ở những tuần lễ đầu của thai kỳ. Chúng ta cùng tham khảo những điều cần biết khi bị động thai nhé!

Nên làm gì khi bị động thai?

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất. Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khoẻ cũng là nguyên nhân của hiện tượng này. Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.

2. Cách nhận biết hiện tượng này

Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng thì cần chú ý. Một số trường hợp là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo... thì bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.

3. Phân biệt các dấu hiệu của doạ sảy thai (động thai) và sảy thai

- Nếu bị dọa sẩy thai bạn sẽ thấy: Xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

Nên làm gì khi bị động thai? - 1
Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng thì cần chú ý. 

- Nếu là sẩy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra ngoài. Có thể là sẩy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).

Như vậy, động thai (theo cách gọi của dân gian) là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng “mầm mống”, “điểm báo trước” của hiện tượng sẩy thai. Vậy nên thai phụ cần chú ý để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.

4. Nên làm gì khi bị động thai?

- Nếu thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Tuyệt đối không được an thai một cách bữa bãi.

- Khi đau, tránh xoa bóp bụng.

- Nghiêm cấm quan hệ vợ chồng. Đồng thời, cố gắng ít tiến hành những việc kiểm tra âm đạo để tránh những kích thích cổ tử cung.

- Khi bị động thai, bạn cũng cần lưu ý thêm tới chế độ ăn uống. Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.

- Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…

5. Để phòng, tránh động thai bạn cần:

- Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.

- Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi... trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.

- Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.

- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.

- Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…

- Khám thai định kì là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.
 

Mách mẹ bầu bí kíp chữa động thai

Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đều có thể phát triển đủ tháng mà không cần điều trị.

Phân biệt động thai và sảy thai

Động thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai.

Chắc chắn bị sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra. Sảy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).

Thai lưu: Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng (triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng). Bác sĩ khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai.

Điều nên làm khi bị động thai

Nếu có dấu hiệu dọa sảy thai, thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường. Đồng thời, thai phụ cũng nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn (có thể dùng các thuốc giảm co bóp tử cung, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh).

Thai phụ phải kiêng lao động, giao hợp, ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón. Tuy nhiên, việc này cũng không hoàn toàn đảm bảo cho thai phụ tránh được sảy thai.

Nếu thai phụ đã dùng thuốc và nghỉ ngơi nhưng máu ra vẫn tăng hoặc đau bụng tăng thì phải đi bệnh viện siêu âm để xác định thai còn sống hay không, từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ thai hay bỏ thai.

Đối với thai lưu thì thai phụ không nên chờ để sảy tự nhiên mà cần đi khám để tùy theo tuổi thai và thời gian lưu mà có cách xử trí. Nếu thai nhỏ dưới 3 tháng bác sĩ sẽ chỉ đạo nạo buồng tử cung hoặc dùng phương pháp phá thai nội khoa (thuốc đặt âm đạo, phối hợp dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn). Nếu thai to hơn, cần làm xét nghiệm máu xem có bị rối loạn đông máu không, nếu có thì phải điều trị rồi mới phá thai.

Mách mẹ bầu bí kíp chữa động thai - 1
Động thai (dọa sảy thai) thường diễn ra trước 20 tuần tuổi với các hiện tượng
như chảy máu âm đạo, đau bụng. (ảnh minh họa)

Bài thuốc đông y chữa động thai

Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) gợi ý, tùy dấu hiệu động thai mà có các bài thuốc chữa trị phù hợp như sau:

1. Do khí hư, huyết hư gây sảy thai, đẻ non

Triệu chứng: Thai phụ ra máu âm đạo từng giọt; mỏi lưng, sắc mặt xanh nhợt; choáng, mệt mỏi, nói nhỏ, sợ lạnh; miệng nhạt, đầy tức bụng; thai muốn xuống, đi tiểu nhiều; lưỡi nhạt.

Bài thuốc sắc uống: 12g cát sâm (sâm nam); 12g thổ phục linh; 12g hoàng kỳ (tẩm mật) 12g nam mộc hương; 12g bạch truật (nam truật); 8g quy di thực (quy thân); 20 ngải diệp (sao vàng); 16g hoài sơn; 20g tử tô; 4g sa nhân; một cái bẹ buồng cau (sao đen).

Cách đun: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng).

Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi uống tiếp nước thứ 2.

2. Rong kinh do hư thận gây ra hay sảy thai

Triệu chứng: Thai phụ mỏi lưng, yếu, động thai; bụng chướng, hay chóng mặt; tiểu són, tiểu nhiều.

Bài thuốc sắc uống (như bài một) cần tăng 12g ký sinh; 12g tục đoạn; 10g thỏ ty tử; 12g a giao.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, đợi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng). Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.

3. Động thai do âm hư huyết nhiệt

Triệu chứng: Thai phụ gầy, miệng khô, hai gò má đỏ; lòng tay chân nóng, bụng đau; âm đạo ra máu nhỏ giọt.

Bài thuốc: 12g sinh địa; 8g hoàng cầm; 8g hoàng bá; 12g hoài sơn; 12g bạch thược; 12g tục đoan; 12g cam thảo.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội. Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần. Nếu chưa khỏi sắc tiếp nước thứ hai.

4. Do khí uất trệ gây động thai


Triệu chứng: Thai phụ hay đau lưng, ra huyết; tinh thần không được thoải mái, hay lo nghĩ, căng thẳng; ợ hơi, ăn kém; nôn đắng, sợ chua.

Bài thuốc sắc uống như bài một, cần thêm 12g đẳng sâm; 8g tô ngạch.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội, riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng.

Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.

5. Do sang chấn thương

Thai phụ bị ngã (do leo trèo, đi cầu thang); thai phụ mang (vác) nặng gây mỏi lưng, đau lưng, ra máu.

Bài thuốc sắc uống: 12g tục đoan; 16g tăng ký sinh; 16g củ gai; 8g đương quy; 8g đỗ trọng; 8g a giao; 12g hoàng kỳ; 4g cam thảo.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội uống.

Chia 2 lần. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước uống lần 2.

Ngăn ngừa động thai

Cách ngăn ngừa duy nhất là thai phụ nên thăm khám thai định kỳ tại cơ sở y tế. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh sảy. Đây là thủ thuật đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện. Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm, có ra huyết dù là chút ít thì thai phụ cũng cần đến khám dù chưa đến hẹn.

Khi mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu vì đây là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy. Tránh lao động nặng hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Thai phụ nên vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.

 

Món ăn chữa động thai


Khi bị động thai, ngoài chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của thầy thuốc, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn - nước uống hỗ trợ chữa bệnh này để chị em tham khảo áp dụng.

1. Cháo hạt sen: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Món ăn chữa động thai - 1

Hạt sen.

Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 - 10 ngày.

2. Cháo hồng táo: Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Hồng táo (chính là táo tàu nhưng có màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt, cả hai cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun trên lửa nhỏ, quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền.

3. Cháo cá chép: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ.

Món ăn chữa động thai - 2

Cháo cá chép.

Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

4. Cháo gương sen: Gương sen 10g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Gạo nếp xay thành bột mịn. Gương sen rửa sạch cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi thật kỹ, chắt lấy 250ml nước gương sen, bỏ bã, cho bột gạo nếp vào nước gương sen, quấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho đường, khi cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày liền.

5. Cháo củ mài: Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Củ mài bỏ vỏ cắt vừa miếng, cùng gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh nhừ thành cháo. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp bột gia vị, khi cháo chín cho vào quấy đều đun tiếp, thịt chín cho bột gia vị vào là được. Ăn ngày một lần, cần ăn liền 10 ngày.

6. Cháo củ súng: Củ súng 30g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Củ súng bỏ vỏ, giã nhỏ, gạo nếp xay thành bột, cả hai cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín nhừ cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

7. Cháo hoàng kỳ: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Gạo tẻ xay thành bột, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

8. Cháo bầu dục: Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.

Món ăn chữa động thai - 3

Cháo bầu dục.

Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị. Gạo tẻ xay thành bột. Cho đỗ trọng vào nồi cùng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp, cháo chín là được. Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

9. Nước lá sen: Lá sen 100g, đường đỏ 30g.

Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

10. Nước lá gai: Lá gai 50g, gạo nếp 50g,

Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

11. Nước nho khô: Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.

Chọn nho khô, táo tàu vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Uống làm 3 lần trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

12. Nước đậu đen: Đậu đen 100g, rượu trắng 2 chén (50ml).

Đậu đen chia đôi, một nửa sao thơm. Cả hai cho vào nồi chung 2 chén rượu thêm 150ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 100ml nước đậu đen, bỏ bã. Chia uống 2 lần trong ngày.

Theo eva.vn


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý