Những điều cần biết khi bị thủy đậu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Những điều cần biết khi bị thủy đậu

19/04/2015 02:07 PM
483

Là cha mẹ trẻ, bạn nên lưu ý những thông tin về bệnh thủy đậu dưới đây chúng sẽ không bao giờ thừa cho việc chăm sóc con bạn trong tương lai. Chúng ta cùng tham khảo những điều cần biết khi bị thủy đậu nhé!

Bệnh thủy đậu là một bệnh dễ lây và phổ biến ở trẻ. Nó gây ra ngứa phát ban da với mụn nước. Thủy đậu được gây ra bởi siêu vi khuẩn varicella-zoster.

Vì sao con bạn bị thủy đậu?

- Các nhiễm virus được chuyển từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước thủy đậu bị phá vỡ và thông qua không khí.
 

- Thời kỳ lây nhiễm thủy đậu thường kéo dài từ khoảng 3 ngày trước khi thấy phát ban xuất hiện cho đến khi tất cả các mụn nước đã hình thành vảy.

- Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh thủy đậu cho đến khi các mụn nước vỡ ra và các triệu chứng xuất hiện là từ 10 đến 20 ngày.

Điểm mặt các triệu chứng của bệnh thủy đậu?

- Trẻ sẽ bị một phát ban và phát ban này thường bắt đầu ở cơ thể và khuôn mặt, sau đó mới  lây lan đến da đầu và chân tay.

- Nó cũng có thể lan ra các màng nhầy, đặc biệt là trong miệng và trên bộ phận sinh dục của trẻ.

- Các phát ban này thường ngứa.

- Đầu tiên, thủy đậu chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ, sau đó chúng tiếp tục phát triển thành mụn nước trong một vài giờ.

- Sau 1-2 ngày, các mụn nước chuyển thành ghẻ lở.

- Số lượng những nốt thủy đậu nhiều hay ít thường rất khác nhau ở mỗi trẻ.

- Những trẻ bị nhiễm bệnh có thể bị sốt

-  Bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 đến 10 ngày ở trẻ em.

- Nếu như khi đã trưởng thành mới bị thủy đậu thì bạn có thể cảm thấy bệnh nặng hơn và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Người lớn cũng có nhiều khả năng bị biến chứng nhiều hơn so với các em nhỏ.


Những ai có nguy cơ biến chứng?

- Phụ nữ mang thai

- Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người bị bệnh bạch cầu cấp tính, mãn tính hoặc HIV.

- Bệnh nhân dùng thuốc để ngăn chặn hệ thống miễn dịch

- Những người trong nhóm người có nguy cơ tiếp xúc với siêu vi khuẩn varicella-zoster hoặc có thể tiêm varicella-immunoglobin-zoster để tăng cường khả năng miễn dịch của họ.

Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán?

- Chẩn đoán thủy đậu được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng và sự xuất hiện đặc trưng của phát ban.

Thủy đậu điều trị như thế nào?

- Việc điều trị chủ yếu bao gồm tìm các biện pháp giảm bớt các triệu chứng.

- Hãy nhớ rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên ở nhà để tránh truyền nhiễm cho người khác.

- Tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ.

- Chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tìm cách giảm ngứa cho trẻ


- Nếu con bạn bị đau hay bị sốt, bạn có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn.

- Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho tình trạng ngứa tồi tệ hơn.

- Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.

Những biến chứng có thể phát sinh?

- Vi khuẩn có thể lây nhiễm ở các mụn nước.

- Thỉnh thoảng có thể để lại các vết sẹo trên da

- Viêm kết mạc.

- Viêm phổi.

- Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm tim hay hội chứng mắt đỏ...


Lưu ý:

Khi một đứa trẻ đã bị  thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch đối với bệnh này cho phần còn lại trong cuộc sống của trẻ sau này. Tuy nhiên, virus có thể trở lại giống như bệnh zona.


Bảo vệ trẻ trước mùa dịch thủy đậu


Thủy đậu là một bệnh có tính lây nhiễm rất cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Phòng ngừa bằng vắc-xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.

Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng chủng ngừa như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Đừng để nước đến chân mới nhảy

Đến hẹn lại lên, mỗi năm vào khoảng tháng 2, thủy đậu trở thành mối lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 - 13 tuổi, vì đây là thời điểm dịch thủy đậu xảy ra. Có đên 90% sô tre em măc bên h trong giai đoạn 1 - 10 tuổi. Bệnh biểu hiện qua các ban sần - mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân, kèm theo sốt. Trẻ thường gãi móng tay vào mụn nước khiến chúng vỡ ra gây nhiễm trùng, do đó, lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương nông ở bề mặt da, nay bị các vi khuẩn làm tổn thương sâu da bé, khi lành bệnh tạo thành những sẹo.

 
Trẻ cần được tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu
Một số ít trường hợp thường xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém, virút chẳng thèm ở ngoài lớp da bên ngoài mà chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, có thể co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu. Nhưng trường hợp này nếu tích cực hồi sức, chữa trị khỏi thì cũng để lại di chứng thần kinh như: điếc, động kinh, trí tuệ chậm phát  triển. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều thì coi chừng bé bị viêm phổi do thủy đậu.

Bệnh xuất hiện chủ yếu tại các trường học, cơ quan hay xí nghiệp và thường gây thành dịch vì siêu vi có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh ở những nơi đông người; qua tiếp xúc với dịch tiết của các bóng nước vỡ ra; và từ mẹ sang con khi bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ; bệnh còn có thể lây lan từ những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng.

Nguy hiểm và dễ lây lan như thế nhưng không ít người vẫn cho rằng thủy đậu là bệnh nhẹ, nên chủ quan và không chú ý đến việc phòng ngừa. Những suy nghĩ kiểu như: “Bị thủy đậu, chỉ cần chăm sóc kỹ và bôi thuốc la  hêt ngay, không an h hươn g đên sưc khỏe”; “không cần phải chích ngừa sớm, đợi đến khi có dịch chích ngừa luôn thể”; hay “người lớn không cầm  phai chích ngưà thuỷ đâụ ”… la  nhưn g suy nghĩ sai lâm kha  phô  biên hiên nay của người dân. Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy đứa trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.

Nên chủng ngừa thủy đậu trước khi mùa dịch bắt đầu

Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm  sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu vì đây là bệnh có khả năng lây lan sớm, độ lây lan cao. Tuy nhiên, khi chủng ngừa thủy đậu cho trẻ và cho bản thân, cần lưu ý đến một số điểm sau:

- Chủng ngừa 2 liều vắc-xin cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ tối ưu.

- Vắc-xin có thể áp dụng cho cả trẻ em từ 12 tháng trở lên, thanh thiếu niên và người lớn chưa nhiễm bệnh.

- Phụ nữ có thai thì không chích ngưà văc -xin này , và chỉ nên có  thai tốt nhất là 3 tháng sau khi chủng ngừa.

Tốt nhất là thực hiện tiêm ngừa cho trẻ  trước muà trước khi muà bệnh xảy ra. Hơn nữa trong mùa dịch, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh mà không biết vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng nên tiêm ngừa trong mùa dịch có nguy cơ là trẻ đã tiếp xúc với người bệnh nên đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng. Hơn nữa trong mùa bệnh, nhu cầu chủng ngừa tăng cao thường khan hiếm thuốc chủng ngừa.

Nếu trẻ chưa được chủng ngừa thủy đậu, đây chính là lúc tốt nhất để đưa tre  đến các bệnh viện và  trung tâm y tế dự phòng để chủng ngừa trước khi mùa dịch bắt đầu.




Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi
Bệnh Thủy Đậu ở người lớn
Bà bầu bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ
Làm sao để hết ngứa khi bị thủy đậu
Cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý