cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em nhanh khỏi, hiệu quả, không lo sẹo

huongdong huongdong @huongdong

cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em nhanh khỏi, hiệu quả, không lo sẹo

24/04/2017 03:29 PM
176

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Người bị thủy đậu, đặc biệt là trẻ em bị thủy đậu, nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể bị biến chứng nguy hiểm. Sau đây là các thông tin cần biết và cách chữa thủy đậu ở trẻ em mau khỏi, không lo sẹo.

Kết quả hình ảnh cho cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ

 

Bệnh thủy đậu dễ lây lan trong cộng đồng

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền.

  • Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em.
  • Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Triệu chứng bệnh thủy đậu

  • Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động…

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những "nốt rạ".

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.

  • Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật (làm kinh), hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v...

Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu

  • Vì là bệnh lây lan nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang.

Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Lưu ý: Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.

  • Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học).
  • Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00.
  • Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.
  • Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
  • Đối với trẻ em: nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
  • Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
  • Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh... Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.
  • Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo nếu không biến chứng sẽ rất nguy hiểm.
Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo nếu không biến chứng sẽ rất nguy hiểm.

Đối với người thân trong gia đình:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Các bác sĩ khuyến cáo, thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não. Bởi vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin.
Hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin.

Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh mà cách điều trị bệnh thủy đậu tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.

Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể:

- Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu. 

- Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay. 

_ Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.

- Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn

- Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

Điều trị triệu chứng:

- Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.

- Chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi bằng các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine… 

- Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).

- Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus

- Trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ).

- Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch. 

- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.

Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.

 

Bài thuốc dân gian từ rau mùi trị thủy đậu cho trẻ:

- Lấy 30g rau mùi, thái vụn. Ninh gạo tẻ thành cháo rồi bỏ rau mùi vào, chia ăn nhiều lần trong ngày, dùng trong trường hợp ban dát mới phát.

Ngoài ra, còn dùng rau mùi để chữa loét lưỡi: Lá rau mùi 20g, rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ.

Theo Đông y, rau mùi vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn trướng bụng, thúc sởi mọc nhanh, làm đẹp da... Về thành phần hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protit 0,7% gluxit 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140mg%).

 

Sai lầm dễ mắc khi chữa bệnh thủy đậu

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) đang vào mùa. Đặc biệt tháng 4, 5 là đỉnh điểm của dịch.

Trước tình trạng các bệnh nhi vẫn mắc thủy đậu dù đã được chích ngừa vắc-xin trước đó, BS Khanh lý giải rằng tại các nước phát triển, bệnh thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia nên chỉ cần chích ngừa 1 mũi là đủ.Từ đầu năm tới nay, khoa đã tiếp nhận điều trị cho 24 trường hợp bị thủy đậu. Trong đó có nhiều trẻ bị lây thủy đậu từ người lớn. Hiện bệnh viện đang điều trị cho bé sơ sinh mới 20 ngày tuổi bị lây bệnh từ mẹ.

Còn tại Việt Nam, việc chích ngừa thủy đậu diễn ra lẻ tẻ nên virus thủy đậu hoang dại vẫn lưu hành, và việc mắc bệnh là điều không tránh khỏi.

"Phụ huynh nên cho trẻ chích 2 mũi vắc-xin. Mũi đầu tiên là lúc bé 12 tháng tuổi. Mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng" – BS Khanh nói và cho biết, tiêm mũi thứ 2 rất quan trọng, đảm bảo miễn dịch hoàn toàn cho trẻ, nhất là lúc xung quanh có nhiều người mắc bệnh thủy đậu.

Vị Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cũng nói thêm, hiện các bậc cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp dân gian trong chữa trị bệnh thủy đậu.

Tuy nhiên, có nhiều cách không đúng như dùng gốc rạ nấu nước tắm hoặc uống, kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống…làm cho tình trạng bệnh của trẻ biến chứng nặng hơn.

BS Khanh giải thích, nhiều người nghĩ bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) và gốc rạ (gốc cây lúa) có liên quan nên đã dùng gốc rạ…chữa trị.

"Trên thực tế giữa bệnh trái rạ và gốc rạ không hề liên quan tới nhau. Dùng cách này khiến người bệnh dễ nhiễm trùng. Còn uống nước gốc rạ có thể bị ngộ độc" – vị BS khẳng định.

sai lam de mac khi chua benh thuy dau
Nhiều trẻ vẫn mắc thủy đậu dù đã chích ngừa vắc-xin 1 lần

Ngoài ra, người xưa nói rằng khi bị thủy đậu người bệnh phải trùm kín, tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống, nhưng theo BS Khanh, việc trùm kín khiến cho cơ thể đổ mồ hôi sẽ gây ngứa, bệnh nhân khi đó sẽ gãi nhiều làm các bóng nước vỡ ra.

Cộng thêm việc không tắm rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ để lại sẹo gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ sau này.

Việc không được ăn uống đầy đủ khi đang bị virus tấn công làm cơ thể giảm sức đề kháng khiến bệnh càng nặng thêm.

Theo BS Khanh, khi bị thủy đậu, cứ tắm cho trẻ bình thường, có thể dùng thêm xà bông để tắm, và nên cắt móng tay cho trẻ để tránh tình trạng bé gãi ngứa dẫn tới việc các bóng nước bị vỡ dễ nhiễm trùng.

Phụ huynh cũng không nên cho người bệnh ăn các thức ăn ngọt quá, hoặc các thức ăn đã từng bị dị ứng bởi nó có thể gây ngứa cho trẻ.

"Để tránh truyền bệnh cho người thân và cộng đồng, người mắc bệnh cần mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc đến những nơi đông người" – vị BS khuyến cáo.

St.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Mùa này trẻ mặc thủy đậu khá nhiều, các cha mẹ nên lưu ý ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý