Những món ăn đặc sản của Nam Bộ

seminoon seminoon @seminoon

Những món ăn đặc sản của Nam Bộ

19/04/2015 02:08 PM
298

Sẽ có ít người biết rằng, Miền Tây được mệnh danh là quê hương của những món ngon đặc sản Nam Bộ. Với nhiều món ngon mà chúng ta có lục tìm khắp mọi nẻo đường của đất nước cũng không thể tìm ra, chỉ có tại nơi đây, nơi mảnh đất của sông nước, con người Miền Tây mộc mạc, giản dị như chính món ăn của họ vậy. Sau đây, Việt Vui sẽ giới thiệu đến các bạn những món ăn đặc sản chỉ có duy nhất tại Miền Tây:

1. Cá lóc nướng trui
Bạn phải chọn cá lóc lớn khoảng 400 – 500g là vừa, lớn quá khó nướng, để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.

Bếp đúng quy cách là để lên mấy hòn gạch, đốt bằng rơm chứ không phải bằng than. Nướng cho đến khi cá cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng “chổi” thoa mỡ hành lên mình cá. Khi nước mỡ từ cá chảy xuống lửa than xèo xèo thì nhắc con cá ra, dùng đao cạo sạch vảy sẽ làm lộ ra lớp da cá vàng cháy. Sau đó xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ đồ lòng của cá cho vào chén nước mắm đường đầm me, tỏi, ớt để làm nước chấm.

2. Đuông dừa
Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tâynam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,…nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó.
 

Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,… Đuông dừa là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe.

3. Chuột đồng Thịt chuột là món ăn “khoái khẩu” không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần. Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.



Bên cạnh các món ngon từ chuột, người nội trợ ở đồng đất miền Tây Nam Bộ còn nghĩ ra món ngon độc đáo đó là chuột xào kiệu, cùng với hành tây, gốc hành lá, nấm rơm và rau cần tàu, người ta có một món ngon nhớ mãi. Gắp một miếng chuột cho vào miệng, nhai, nghe những sớ thịt chuột mềm trong răng và mỡ của nó tươm tràn trên mặt lưỡi. Cái vị ngọt béo, thơm của
 


thịt chuột chưa kịp tan hết trong miệng, gắp vài ba củ kiệu, chấm tương ớt, sẽ nghe mùi hăng nồng đặc trưng của kiệu hòa trong mùi hăng nồng của hành tây và rễ hành lá.
 

4. Lẩu Mắm

Đối với người dân Miền Tây thì Lẩu Mắm là một món ăn đặc sảnngon nhất, được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Nếu bạn đã từng đến đây và đã một lần thưởng thức Lẩu Mắm thì sẽ nhớ mãi hương vị của Miền Tây sông nước này.
 



Nguyên liệu chủ yếu để tạo nên một nồi Lẩu Mắm đặc biệt này gồm có: 1 con cá bông lao, hoặc cá hú tùy ý bạn ăn, nửa cân thịt ba chỉ ngon, mực, tôm, đậu bắp, một ít mắm cá sặc, nửa cân xương heo để làm nước dùng. Gia vị gồm có: 1 bát nước cốt dừa, 1 ít sả bằm, 3 tép sả, ớt, muối, đường nước mắm…khoảng 1 kg bún, rau ăn kèm rau muống, ngói súng, bắp chuối, rau nhút,1 trái thơm.

5. Bò tùng xẻo

Nói đến Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là sai lầm. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô…. xong khâu chặt lại. Ðem bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng. Lúc ăn người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương.  


6. Cá lóc hấp mẻ Đồng bằng sông Cửa Longlà “vựa” cá đồng rất phong phú. Trong các loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửa Long thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất, cá lóc được chế biến rất nhiều món như:  cá lóc đắp bùn, cá lóc nướng trui, cá lóc nướng lá sen, cá lóc hấp bông so đũa khô, chiên, hấp, nấu canh…mời các bạn hãy thưởng thức món “cá lóc hấp mẻ” rất bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn.

Cá Lóc chế biến cũng rất đơn giản, không cần đánh vẩy, cạo nhớt, mổ ruột, hay tẩm ướp gia vị trước. Đặc biệt cá ở đây là cá đồng nên khi ăn thịt rất thơm, mềm, dai rất ngon. Và Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men, có vị chua dịu, rất đặc trưng.

Hành củ cắt lát mỏng, hành cọng cắt khúc dài, lót dưới khay. Cá ngâm nước muối vài phút, rửa thật sạch, cho lên trên khay. Phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy da cá nhăn nhíu lại là cá đã chín.

7. Về Cà Mau ăn rùa rang muối



























Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém..., nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, chớ rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, nghe mùi là thấy không ngon rồi.

Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy).

Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.

Cắt cổ rùa lấy huyết, hứng huyết rùa vào chén. Rượu đế trong như mắt mèo hay rượu nếp trắng pha huyết rùa người sành ăn không bao giờ bỏ qua. Nghe nói rượu pha huyết rùa tác dụng không kém rượu pha huyết rắn hổ hay rượu ngâm ngọc dương.

Đem rùa đã cắt cổ trụng nguyên con vào nước sôi chừng vài phút, vớt ra cạo rửa rùa cho sạch nhớt. Cắt cổ rùa hơi khó, không có kinh nghiệm sẽ rất khó cắt thành công, vì vậy không cắt cổ cũng không sao. Nếu bạn cắt cổ rùa cho chảy hết máu ra thì rang muối xong thịt rùa sẽ trắng như thịt gà, nhìn rất đẹp. Còn để nguyên con rùa còn sống trụng nước sôi, cạo rửa rồi bỏ vô nồi muối thì khi chín thịt rùa sẽ có màu đỏ bầm, nhìn không đẹp nhưng ăn thịt bổ hơn. Nếu bạn để rùa sống bỏ vô nồi nước sôi trụng thì phải nấu nước sôi bằng cái nồi hơi lớn hơn con rùa một chút, có nắp đậy kín, nước sôi hé nắp ra bỏ rùa vô rồi đậy lại liền, giằng kín (không thôi rùa giẫy văng nước tùm lum), chừng chút xíu thì rùa chết mới vớt ra cạo rửa.

Chuẩn bị một cái nồi đất to, có nồi đất là tốt nhất, không có nồi đất thì dùng đỡ nồi kim loại đáy dầy. Dùng nồi đất thì tiếng muối nổ đỡ đinh tai nhức óc và không hư nồi, có thể dùng lại nồi nhiều lần. Còn bạn dùng nồi kim loại đốt khô với nhiệt độ cao và lâu như vậy đáy nồi sẽ bị cháy nên không thể dùng nồi đáy mỏng mà phải dùng nồi loại đáy dày, rang muối xong 1 con rùa thì bạn có hy vọng… bị hư thêm một cái nồi thì rất tốn kém. Muối hột phải chọn loại hột thật lớn, càng lớn càng tốt, cứ 1 ký rùa thì 1 ký muối.

Đổ muối hột vào nồi, để nguyên con rùa đã làm sạch và ráo nước vào nồi (không cần mổ bụng hay tách mai). Đậy nắp nồi lại càng kín càng tốt vì càng kín thì rùa càng mau chín. Bắc nồi lên bếp, vặn to lửa cho muối nổ đến khi nào không còn nghe tiếng muối nổ nữa thì nhắc nồi xuống, lấy rùa ra, dùng dao chẻ vỏ, móc bỏ bộ lòng. Rùa thường ăn các loại nấm, kể cả nấm độc nên không được ăn bộ lòng rùa, dễ bị trúng độc.

Xé thịt rùa ra cho vào dĩa. Vậy là bạn có thể thưởng thức món rùa rang muối chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm với rau răm. Đưa cay bằng một vài ly rượu nếp trắng mới cảm nhận hết cái hương vị thơm giòn, ngon ngọt, béo ngậy của thịt rùa, vị cay cay của rau răm, rau húng, vị cay nồng, ngòn ngọt của rượu nếp…, mà thầm khâm phục người Cà Mau thời khai hoang lập ấp đã sáng tạo ra cách tận hưởng sản vật trời cho có một không ai ở vùng đất tận cùng Tổ quốc này.
 

8. Lẩu chua cá nhám

Cá nhám giàu có màu trắng, là tên gọi một loài cá nhám (cá mập nhỏ) của người dân Hà Tiên (Kiên Giang). Cá tương đối hiếm nên chỉ được ngư dân cung cấp cho các nhà hàng lớn hoặc người “đăng ký” trước chứ không bán tràn lan ngoài chợ.

Người Hà Tiên thường chế biến cá nhám giàu thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon nhưng “số dzách” vẫn là nấu canh chua sả nghệ. Có thể nói, chỉ riêng vùng biển Kiên Giang mới có món này. Canh chua cá nhám giàu phải có sả bằm nhuyễn đâm chung với nghệ. Cách làm này mang cung cách ẩm thực Kinh – Khmer, lại giúp bán mùi tanh cá biển. Nếu không có măng chua, me tươi, me muối, có thể nặn vào món ăn này nước cốt chanh tươi.



Khi nấu, cắt cá từng khứa từ 1-1,5 cm. Không nên cắt dày hơn vì cá sẽ lâu chín, phải nấu nhiều lửa khiến “đồ bổi” nát nhừ, mất ngon. Bắc lên bếp, nồi cá sôi khoảng 5-10 phút, cho bạc hà, giá, khóm, cà chua, đậu bắp, bắp cải, măng tươi… rồi nêm chút đường. Nồi cá sôi lần nữa, múc ra tô, rắc rau ngò om xắt nhỏ với mấy lát ớt sừng. Bữa ăn chỉ cần có cơm gạo thơm nóng hổi, tô canh chua cá nhám giàu cùng một món mặn là ý vị lắm rồi. Ăn kèm với lẩu cá nhám giàu canh chua sả nghệ cũng có thể là đĩa bún trắng tươi, đĩa rau muống và nước mắm trong. Lẩu cá nhám giàu canh chua sả nghệ là sự kết hợp hài hòa giữa vị chua chủ lực của món lẩu, hương vị đặc trưng của sả và nghệ, tạo ấn tượng khó quên.


Ngày thường, giá cá nhám giàu khoảng 140.000 đồng/kg nhưng có lúc lên cao ngất ngưởng. Tết Tân Mão 2011 vừa qua, giá cá bán tại Hà Tiên 280.000 đồng/kg. Giá cao vậy vì từ rất lâu, người Hà Tiên tin rằng cá nhám giàu là một loại cá “tâm linh”. Chữ “giàu” trong “cá nhám giàu” sẽ giúp họ làm ăn phát đạt khi thưởng thức món này trong những ngày đầu năm mới.
 

9. Cá lóc quay

Đồng bằng sông Cửu Long rất dồi dào về tôm, cá. Cá lóc thường xuyên có ở chợ và luôn hiện diện phong phú trong các bữa ăn gia đình nơi đây như: cá lóc kho tiêu, kho mẳn (kho ngót), nấu canh chua, chưng tương, nướng trui… Nhưng, có một món ăn đặc biệt trong những ngày Tết, đó là món cá lóc đồng quay.


Cá lóc mua ở chợ phải lựa cá lóc đồng sống, từ 1 kg trở lên vì thịt cá sẽ dẻ dặt, rất ngon. Trước hết, cá lóc đem về dùng dao bén lạng da, cắt bỏ vi, kỳ, đuôi, moi bộ nội tạng ra làm sạch, để ráo, và cắt cá ra làm 2 phần: đầu và thân cá. Đầu cá để lại nấu món canh chua me truyền thống với các phụ liệu như: bạc hà, khóm, cà chua, giá sống, rau ngò om… Nêm nếm vừa khẩu vị. Món này ăn với bún hay với cơm thật “bắt”.

Còn mình cá thì ướp gia vị (ngũ vị hương + muối + đường + bột ngọt + củ hành tím + tỏi (bằm nhuyễn) để chừng 20 phút cho ngấm. Bắc chảo lên bếp phi mỡ (dầu) tỏi thơm rồi cho cá vào chảo chiên hơi vàng. Kế đến đổ nước dừa tươi vào ngập xâm xấp cá. Điều chỉnh ngọn lửa liu riu cho đến khi nước dừa rút cạn, thịt cá ngả màu vàng sậm là chín. Chỉ cần múc ra dĩa, rắc đậu phộng rang giã giập lên và nhớ chuẩn bị thêm: một dĩa rau sống (dưa leo, chuối chát, giá sống, rau thơm…), một dĩa bún, một dĩa bánh tráng nhúng, một chén nước mắm me pha hơi sệt là xong.

Nếu có dịp về đồng bằng sông Cửu Long nhân dịp xuân về, bạn thử vào quán gọi món cá lóc quay để thưởng thức. Cầm miếng bánh tráng nhúng đặt trên lòng bàn tay, gắp miếng thịt cá lóc cùng với bún, rau thơm, giá sống… cuốn lại chấm vào chén nước mắm me đưa lên miệng nhai một cách chậm rãi, ta sẽ “ngậm mà nghe” những hương vị ngọt, béo thơm ngon… của cá lóc đồng miền Tây cũng như tận hưởng được trọn vẹn “hương đồng gió nội” của mùa xuân đang tràn về ở nơi đây. Món này nếu “nhâm nhi” với bia lạnh, thật tuyệt vời.


Qua các món ăn đặc sản Miền Tây Việt Vui đã giới thiệu ở trên hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tại sao Miền Tây mệnh danh là quê hương của những món ngon đặc sản Nam Bộ. Hãy một lần về miền Tây để thưởng thức những món ngon tại nơi này nhé !!!



Những món ăn đặc sản của SaPa
Những món đặc sản của Đà Lạt
Các loại bánh đặc sản Hà Nội
Những món đặc sản Thanh Hóa
Món ăn đặc sản Quảng Ngãi



(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý