Những món ăn đặc sản của Châu Đốc

seminoon seminoon @seminoon

Những món ăn đặc sản của Châu Đốc

19/04/2015 02:08 PM
337


Đến thăm thị xã Châu Đốc - An Giang, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản vô cùng hấp dẫn của sông nước miền Tây. Chúng ta cùng tham khảo những món ăn đặc sản của Châu Đốc nhé!


 

Đặc sản cá heo Châu Đốc

Cá heo nước ngọt là loài cá da trơn thường xuất hiện vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7-10 âm lịch) ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá có tập quán thích sinh sống nơi có dòng nước chảy mạnh. Cá mình dẹp, to nhất cỡ 3 ngón tay người lớn, dài độ chừng 1 tấc, da màu xanh nhạt. Đuôi, vây, kỳ màu đỏ cam rất đẹp (nếu là cá cái), có giá trị kinh tế hơn cá đực (da sọc đen).
Sở dĩ, cá có tên gọi như vậy vì khi lặn xuống nước (hoặc bắt cá đem lên bờ), ta nghe những âm thanh “eng éc” tương tự như tiếng heo kêu. Khi vào mùa nước nổi, người dân nơi đây thường dùng các phương tiện như: đặt dớn, đặt lọp, giăng lưới để đánh bắt. Thịt cá thơm ngon, da dầy, rất béo, được mọi người ưa chuộng nên có giá khá cao.
Cá heo nước ngọt ở Châu Đốc.

Cũng theo anh Vinh, cá heo ngày nay có bán quanh năm ở chợ vì người dân đã nuôi thương phẩm trong lồng bè. Hiện gia đình anh có 10 lồng bè, kích cỡ 2,0 x 3,6 m. Mỗi lồng thả được 200 kg cá giống. Giá cá giống khoảng: 55.000 đồng/kg (loại 150 con/kg).
Thức ăn chính của chúng là cá biển trộn cám. Nuôi thời gian khoảng 8-11 tháng, khi cá đạt trọng lượng từ 35-40 con/kg thì xuất bán. Bình quân, cứ 1 kg cá giống cho được 3 kg cá thịt (thành phẩm) là đạt yêu cầu.
Giá cá heo thu mua hiện dao động từ 280.000-300.000 đồng/kg, giá nhà hàng bán ra khoảng 450.000-500.000 đồng/kg…     
Cá heo chế biến món nào cũng ngon, như: kho sả ớt, nướng muối ớt, nấu lẩu cơm mẻ, kho mẳn (kho ngót) với lá me non…; nhưng được các bà nội trợ miền Tây ưa thích nhất vẫn là cá heo kho tộ và cá heo nướng muối ớt.
Trước tiên, cá heo đánh bắt được (hay mua ở chợ) lựa cá còn tươi. Dùng dao bén cắt đầu, đuôi, vây, móc sạch ruột. Cho cá vào thau với một ít giấm chua (hoặc nước cốt chanh tươi), dùng tay chà nhẹ cho cá hết nhớt và bớt mùi tanh. Vớt cá ra rửa với nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo. Kế đến, cho cá vào tộ, ướp gia vị để cá có mùi thơm và màu sắc hấp dẫn. Sau cùng, bắc tộ lên bếp với ngọn lửa liu riu cho đến khi nước rút vào cá sền sệt, thịt cá mềm, nhấc xuống.
Muốn cho nước cá kho có độ sánh hấp dẫn, ta nên thêm một muỗng nước cơm. Và sau cùng, cho tóp mỡ (hoặc dầu ăn), rắc một ít tiêu xay kèm vài trái ớt hiểm chín.
Món cá heo nướng muối ớt chế biến rất dễ dàng và nhanh gọn. Chỉ cần rửa cá cho sạch nhớt (không mổ bụng, chặt đầu, đuôi, vây, kỳ). Cho nguyên con vào ướp với muối ớt cùng một tí bột ngọt cho có hương vị đậm đà để ngấm khoảng 15 phút và cho lên vỉ than nướng.
Nhớ trở đều tay, tránh bị khét. Khi 2 mặt đã vàng, mùi thơm nồng nàn toả lên là được. Chỉ cần chuẩn bị rau sống (dưa leo, cà chua, xà lách, rau thơm…) ra dĩa và gắp cá đặt lên trên. Nếu cần thêm một dĩa muối tiêu chanh nữa, là xong!...  

Món cá heo kho tiêu.

Trước khung cảnh sông nước hữu tình của miền Tây, còn gì thú vị cho bằng cùng các “chiến hữu” tụ họp trên bè cá ven sông thưởng thức món cá heo đầy hấp dẫn. Gắp một con cá heo cùng vài miếng rau sống cho vào miệng nhai từ từ để cảm nhận vị béo của da, ngọt, thơm của thịt cá thấm dần vào miệng và lan toả khắp các giác quan… Và một miếng cơm nóng gạo mới dẻo, thơm vào nữa, thật tuyệt vời!

Nếu có dịp về đồng bằng sông Cửu Long vào bất cứ thời điểm nào, bạn nên tìm cơ hội thưởng thức để nhớ mãi món ngon từ con cá heo đặc trưng của miền Tây!…
 

Tung lò mò, đặc sản người Chăm Châu Đốc

Châu Đốc ở An Giang không chỉ nổi tiếng bởi núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ… mà còn nức tiếng với món ăn truyền thống đặc sắc của người Chăm như tung lò mò - lạp xưởng bò.

Tung lò mò được người Việt quanh vùng Châu Đốc đọc chệch từ tiếng Chăm là “tung lamaow” nghĩa là ruột bò. Người Chăm Islam Châu Đốc kiêng cữ thịt heo nên thịt bò là món ăn chủ yếu và phổ biến trong các dịp lễ theo nghi thức tôn giáo. 

1-9305-1386909876.jpg

Thánh đường Chăm Islam ở An Giang. Ảnh: Panoramio.

Vào đến khu vực người Chăm sinh sống ở Châu Đốc, du khách sẽ thấy trước sân nhà phơi đầy dây cuộn dài trên những cây sào hay sạp gỗ tre màu đỏ sẫm. Đó chính là món tung lò mò nổi tiếng của người Chăm. 

Tung lò mò có hai loại, loại chua và không chua. Loại chua được bỏ thêm cơm để tạo hèm cho vị chua nhẹ nên có mùi và vị rất lạ miệng. Loại không chua dành cho những du khách không quen khẩu vị.

Vào lúc sáng tinh mơ, các bà các mẹ người Chăm tranh thủ ra chợ mua về những miếng thịt bò tươi ngon, sau đó sắt nhỏ và bằm lại cho đều rồi trộn với phần mỡ bò. Tiếp đến đem trộn với hỗn hợp gia vị như tiêu sọ, bột ngọt, đường cùng một vài loại gia vị đặc trưng bí truyền của người Chăm, rồi nhồi vào phần ruột bò được làm sẵn và đem phơi nắng trên những sạp tre trong khoảng một ngày nắng là có thể dùng được.

Bởi thế, ngay từ sáng sớm, khắp làng Chăm đã vang những âm thanh nhộn nhịp, cười đùa của các gia đình làm tung lò mò. Buổi tối trong không gian tụ họp xum vầy với khí trời se se lạnh, mọi người lại ngồi quanh bếp lửa hồng nướng tung lò mò, vừa ăn vừa trò chuyện. Đó là những nét đẹp thanh bình, êm dịu của một dân tộc hiền hòa mến khách vùng sông nước Cửu Long.

2-6967-1386909880.jpg

Cô gái Chăm An Giang. Ảnh: tintucdulich.

Tung lò mò được cắt khoanh nhỏ để lên vỉ, nướng trên bếp than, hương thơm tỏa ngào ngạt. Khi vừa chín tới, đem xuống cắt nhỏ rồi gắp một miếng đang nóng hổi chấm với nước tương, ta sẽ cảm nhận được đủ dư vị lạ trong miệng. Từ mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò, vị chua nhẹ của lạp xưởng đến vị ngọt, mặn, cay của nước tương hòa cùng mùi thơm của rau quế, hơi cay xé của hạt tiêu sọ, tất cả tạo nên hương vị độc đáo và thú vị.

Không riêng người Chăm, người Việt, người Khmer ở đây ai ai cũng bị mê hoặc bởi món ăn lạ miệng và độc đáo này. Du khách thưởng thức một lần sẽ không thể nào quên mùi vị khác biệt của nó, đúng như câu tục ngữ mà ông bà ta thường hay nói “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”.

3-9884-1386909881.jpg

Bà mẹ Chăm đang phơi tung lò mò. Ảnh: Vy Thái.

Sau khi thưởng thức đặc sản tung lò mò du khách có thể chọn cho mình thức uống giải khát là một ly nước thốt nốt đặc trưng mà không vùng miền nào có được. Thốt nốt được chẻ ra lấy lớp cơm trắng bên trong sắc nhỏ cho vào ly, thêm ít đường cát và một ít đá xay nhuyễn nên nước ngọt dịu, thoang thoảng hương thơm tự nhiên. 

Ngày nay, món tung lò mò đã vượt ra ngoài khu vực Châu Đốc, An Giang và phổ biến ở nội thành Sài Gòn. Với những du khách chưa có dịp ghé chân An Giang thì có thể tìm mua cho mình vài ký tung lò mò đậm sắc người Chăm Châu Đốc trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1 với giá 180.000/kg, do chính người Chăm An Giang chế biến và bày bán
 

Bún Kèn Châu Đốc- Món Ăn Đặc Sản Tại Châu Đốc

bunken 300x199 Bún Kèn Châu Đốc  Món Ăn Đặc Sản Tại Châu Đốc


Nổi tiếng về món Bún Cá không thể không kể đến Châu Đốc, nơi mà văn hóa Ẩm Thực được xem là đa dạng và độc đáo nhất miền Tây, với văn hóa Ẩm Thực người Hoa, người Champa và của xứ Nam Vang  ở bên kia biên giới. Món Bún Châu Đốc cũng rất đa dạng như: Bún Cá Châu Đốc, Bún Mắm Châu Đốc và đặc biệt là món Bún Kèn.
Theo lời kể của người dân địa phương, Bún Kèn xuất xứ từ Nam Vang nhưng được người dân nơi đây chế biến lại tạo nên hương vị độc đáo và khác biệt.  Sự hấp dẫn của nước kèn được tạo ra bởi vị ngọt đậm đà của cá và vị béo không ngấy của nước cốt dừa. Cá dùng để nấu Bún Kèn phải là loại cá lóc đồng thịt mới săn chắc và ít tanh. Sau khi làm sạch, Cá được cho vào nồi nước đang sôi, luộc chín rồi vớt ra, để nguội. Sau đó, Cá được lột bỏ da, bỏ xương, rỉa thịt thành từng miếng vừa ăn, giữ lại nước luộc cá để riêng. Dùng một cái nồi khác để phi hành và tỏi vừa vàng tới cho bột cà ri, đinh hương, bông tai dị, quế, rồi cho thịt cá lóc đã rỉa vào xào, nêm thêm gia vị đảo đều để thịt cá được thấm. Tiếp theo, cho nước luộc cá vào nồi, thêm gia vị nêm lại thấy vừa ăn thì tiếp tục cho nước cốt dừa vào, rải thêm bột ớt để tăng màu sắc và “một chút nồng nàn” cho những ai thích ăn cay. Ngoài ra, các loại rau như bắp chuối, rau muống bào, giá, rau thơm, dưa leo có một vai trò quan trọng làm tăng thêm màu sắc và hương vị cho món bún đặc sản Châu Đốc này.
Theo lời kể của người dân địa phương, Bún Kèn xuất xứ từ Nam Vang nhưng được người dân nơi đây chế biến lại tạo nên hương vị độc đáo và khác biệt.  Sự hấp dẫn của nước kèn được tạo ra bởi vị ngọt đậm đà của cá và vị béo không ngấy của nước cốt dừa. Cá dùng để nấu Bún Kèn phải là loại cá lóc đồng thịt mới săn chắc và ít tanh. Sau khi làm sạch, Cá được cho vào nồi nước đang sôi, luộc chín rồi vớt ra, để nguội. Sau đó, Cá được lột bỏ da, bỏ xương, rỉa thịt thành từng miếng vừa ăn, giữ lại nước luộc cá để riêng. Dùng một cái nồi khác để phi hành và tỏi vừa vàng tới cho bột cà ri, đinh hương, bông tai dị, quế, rồi cho thịt cá lóc đã rỉa vào xào, nêm thêm gia vị đảo đều để thịt cá được thấm. Tiếp theo, cho nước luộc cá vào nồi, thêm gia vị nêm lại thấy vừa ăn thì tiếp tục cho nước cốt dừa vào, rải thêm bột ớt để tăng màu sắc và “một chút nồng nàn” cho những ai thích ăn cay, nêm gia vị (nếu có kroeung, một loại gia vị của người Khmer, bún sẽ ngon hơn). Tiếp đó, cho nước cốt dừa vào, để lửa liu riu.
. Ngoài ra, các loại rau như bắp chuối, rau muống bào, giá, rau thơm, dưa leo có một vai trò quan trọng làm tăng thêm màu sắc và hương vị cho món bún đặc sản Châu Đốc này.
Tuy mang tiếng là đặc sản Châu Đốc, nhưng bún nước kèn không bán phổ biến ở nhiều nhà hàng, quán ăn của vùng biên địa này. Hàng chục năm trước, đây là món hàng rong, kẽo kẹt quang gánh trên vai người bán theo con đường nhộn nhịp xe cộ ở Kênh Đào (cách thị xã Châu Đốc 7 km, trên Quốc lộ 91). Buổi sáng, người ta hay ngồi bệt bên gánh bún rong mà ăn một cách “đã đời”.Ngày nay, bún nước kèn hay có tại đường Phan Văn Vàng, bên hông quán cà phê Trúc, xéo cổng Bồ Đề Đạo Tràng, thị xã Châu Đốc, An Giang



Các loại bánh đặc sản Hà Nội
Những món đặc sản Thanh Hóa
Món ăn đặc sản Quảng Ngãi
Những món ăn đặc sản của SaPa
Những món đặc sản của Đà Lạt




(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý