Tại sao bị chảy máu chân răng?

seminoon seminoon @seminoon

Tại sao bị chảy máu chân răng?

19/04/2015 02:12 PM
468

Chảy máu chân răng – chuyện nhỏ mà chẳng hề nhỏ. Chúng ta cùng tìm nguyên nhân và cách khắc phục nhé!


Triệu chứng của “tên” này là chân răng chúng mình sẽ bị sưng, đỏ và đau còn răng thì dễ lung lay, cảm giác nhói đau khi chạm vào vùng lợi xung quanh. Đặc biệt dễ nhận ra nhất là mỗi khi teens thực thi nhiệm vụ đánh răng là y như rằng chúng mình lại “hóa ma cà rồng” (chính là hiện tượng chân răng bị ứa máu đấy!). Đừng xem nhẹ triệu chứng đó các ấy nhé! Chảy máu chân răng chính là báo động đỏ của cơ thể chúng mình đó!

Đầu tiên, đó là hồi chuông cảnh cáo của “gã” viêm lợi đấy nha! Hắn được bắt nguồn từ khá nhiều bệnh nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do cách chăm sóc răng không đúng khiến cao răng đọng lại quá nhiều gây nên í! Sau khi măm măm no nê, nếu chúng mình quên không súc miệng, chải răng kĩ thì những cặn thức ăn sẽ đeo bám lại, theo từng ngày sẽ tồn đọng nhiều và dẫn đến nguy cơ viêm lợi rất cao đó các bạn ạ! Không những thế, răng chúng mình còn có nguy cơ bị lũ “sâu” tấn công nữa cơ!

Hậu quả là lợi chúng mình sẽ sưng tấy lên, khi măm các món quá nóng hay cay thì lại càng sưng to hơn và xuất hiện cả đau nhức nữa. Dần dần, lợi trở nên yếu, tổn thương sâu hơn nên chỉ cần một tác động nhẹ như cắn vật rắn 1 chút, chảy răng đụng nhẹ vào lợi là máu tươi sẽ ứa ra ngay luôn.

Chưa hết, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu dấu hiệu báo rằng cơ thể bọn mình đang thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C nữa nha!

Ngoài ra, nếu teens mắc những chứng bệnh như bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu canxi… hay một số bệnh về gan khiến quá trình tổng hợp chất đông máu bị ảnh hưởng đấy!

Tớ không muốn làm “ma cà rồng” mãi đâu…

Chảy máu chân răng có khá nhiều cách điều trị tuy nhiên đa số thường là những phương pháp chữa trị tạm thời, cách tốt nhất là chúng mình nên phối hợp giữa phương pháp tại nhà và việc thường xuyên ghé thăm bác sĩ nha khoa để xử lý tận gốc nữa nhá! Cách siêu đơn giản mà teens nào cũng có thể thực thi là:

  1. Lấy một túi trà lọc thả trong ly nước lạnh rồi đặt túi trà vào chỗ lợi đang chảy máu. Chúng mình sẽ ngay lập tức thấy hiệu quả của phương pháp này.
  1. Hãm một ít trà với nước sôi và cho thêm một muỗng mật ong vào mỗi ly trà. Chú ý là các ấy phải ngậm hỗn hợp trên trong khoảng 3 phút trước khi nuốt nghen!

  1. Hạt tiêu đen và húng quế với cùng một lượng tương đương, xay nhuyễn và đặt lên chỗ đau. Nó sẽ giúp chúng mình giảm đau nhanh và rất hiệu quả.
  1. Cuối cùng là các ấy đừng lười măm măm các loại trái cây giúp bổ sung cho cơ thể vitamin C và nhiều chất khác nữa nhé!

Cảnh giác nguy cơ ung thư từ hiện tượng chảy máu chân răng


Chào bác sĩ,

Em năm nay 16 tuổi. Gần đây em đang gặp phải một vấn đề sức khỏe rất khó chịu đó là em thường xuyên bị chảy máu chân răng. Nhưng bất thường ở chỗ cứ mỗi lần bị như vậy là em phải mất một lúc (chừng 5 phút) mới có thể cầm máu được. Gia đình em trước đây có một người bác cũng bị chảy máu chân răng nhiều và nay mới phát hiện rằng bác bị thế là do ung thư máu nên cả nhà đang rất lo lắng cho sức khỏe của em. Mong bác sĩ hãy giải đáp cho em liệu có phải em cũng bị bệnh giống bác em rồi không ạ? Em xin cảm ơn! (cyam…@yahoo.com)

Trả lời:

Chào em,

Chảy máu chân răng chỉ là một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau và hay gặp trong một số bệnh thông thường như:

- Bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…

- Bệnh thuộc hệ thống tạo máu do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…

- Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.

- Một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…

Trong khi đó, triệu chứng chung của bệnh ung thư máu là sốt, rét run, bị nhiễm trùng thường xuyên, kém ăn, giảm cân. Ngoài ra, người mắc căn bệnh này còn sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to, bầm tím và dễ chảy máu, sưng và chảy máu chân răng, vã mồ hôi (đặc biệt là về đêm), đau khớp và xương. Tuy nhiên, em chớ nên vội vã lo sợ vì ung thư máu là một bệnh có tỉ lệ phần trăm (%) di truyền rất thấp mà thôi. 

Vì thế, để xác định chính xác căn nguyên gây chứng chảy máu chân răng của em và có hướng điều trị kịp thời thì bác sĩ Mèo khuyên em nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như thử công thức máu và thăm dò chức năng gan tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa.

Thêm vào đó em cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng tốt, như súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy. Lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật (dùng bàn chải mềm chải dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, không chải quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc lợi). Ngoài ra nên bổ sung thêm trong chế độ ăn các loại vitmin C, canxi...

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Theo kenh14.vn


Không nên coi thường chảy máu chân răng

 

Bệnh viêm quanh răng ngày nay rất phổ biến và gây cho người bệnh nhiều phiền toái như tổn thương lợi, gây đau nhức, thậm chí mất răng...

Răng dễ bị chảy máu, miệng hôi, lợi hở – không bám vào chân răng là biểu hiện của nhiều bệnh về răng miệng, phổ biến nhất là bệnh viêm quanh răng.
Đụng đến răng là máu chảy
Hơn một năm nay, chị Thanh Vân (ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn thường hay bị chảy máu răng bất chợt. Nhất là mỗi khi đánh răng hay xỉa răng chị lại thấy các chân răng rỉ máu. Thấy rõ triệu chứng là vậy nhưng chị vẫn cho rằng không có gì đáng ngại vì da ở lợi mỏng dễ bị tổn thương, lông bàn chải, tăm khô cứng tiếp xúc vào gây chảy máu là bình thường.
Tuy nhiên, thời gian gần đây ngoài triệu chứng răng chảy máu, chị Vân còn lợi sưng, nứt, khó nhai thức ăn kèm theo hơi thở có mùi hôi. Lúc này chị mới nghĩ đến chuyện đi khám. Bác sĩ cho biết, chị bị viêm chân răng rất nặng cần phải điều trị ngay để tránh các bệnh lý nguy hiểm khác hủy hoại xương ổ răng, xương răng, lợi, làm răng lung lay, thậm chí mất răng.
Một trường hợp tương tự, bình thường chị Ngọc (ở Thanh Xuân, Hà Nội) chăm sóc răng rất tốt, ngày 2 lần đánh răng buổi sáng và tối, 6 tháng đi lấy cao răng một lần. Vậy nhưng, thời gian gần đây, răng của chị bỗng nhiên có vấn đề. Khi đánh răng hay xỉa răng đều thấy lợi chảy máu, miệng hôi, lợi như muốn tụt khỏi chân răng.
Chị đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt để tìm nguyên nhân, thì được bác sĩ kết luận mắc chứng viêm quanh răng do thiếu vitamin C. Cũng may phát hiện sớm, kịp thời nên việc điều trị không gặp nhiều khó khăn.
Hai trường hợp trên không phải là cá biệt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm quanh răng.

Chảy máu chân răng: bệnh không đơn giản
Viêm quanh răng - bệnh nhẹ nhưng không hề đơn giản. Ảnh Internet
Phòng tránh viêm quanh răng
Mặc dù bệnh viêm quanh răng không phải bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái như tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, gây đau nhức, thậm chí mất răng, mất khả năng nhai nghiền thức ăn, gây hôi miệng - mất tự tin khi giao tiếp…
Viêm quanh răng xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là do các bệnh trực tiếp ở răng như mảng bám, cao răng, viêm lợi… Đôi khi nguyên nhân gây bệnh lại không liên quan đến răng như thiếu vitamin C, các bệnh nội tiết, bệnh về máu…
Như trường hợp của chị Thanh Vân, nguyên nhân gây viêm quanh răng chính do sự chủ quan chăm sóc răng miệng. Nhưng cho dù có chăm sóc răng cẩn thận như chị Ngọc thì vẫn có thể có nguy cơ bị viêm quanh răng.
Bác sĩ nha khoa Bùi Thị Thu Huyền, khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Không loại trừ trường hợp nào, mọi lứa tuổi đều có thể mắc các bệnh về răng miệng. Các bệnh về răng thông thường phổ biến bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng cơ quanh răng. Trong đó, viêm lợi và viêm quanh răng là 2 chứng bệnh quan trọng nhất. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh này lại đều có thể phòng tránh được.
Trước tiên, cần phải thừa nhận rằng, viêm quanh răng không phải bệnh quá nguy hiểm, cũng không lây lan. Tuy nhiên, bệnh viêm quanh răng đều ở thể mạn tính, kéo dài và có thể tái phát từng đợt bất kỳ lúc nào, nhất là lúc sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh quanh răng. Việc chữa chạy là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật... Để việc chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Nếu để bệnh quá nặng, việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc như răng lung lay, rụng răng...
Bác sĩ Huyền đưa ra lời khuyên, trong trường hợp có dấu hiệu bệnh cần đến gặp bác sĩ nha khoa để khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt xác định bệnh thật chính xác để chon phương pháp điều trị thích hợp.
Mọi người cũng nên có thói quen chăm sóc răng miệng chu đáo để phòng tránh các bệnh viêm quanh răng. Việc đầu tiên và quan trọng nhất để phòng tránh viêm quanh răng hiệu quả là vệ sinh răng miệng hàng ngày như đánh răng đủ tiêu chuẩn ngày 2 lần, sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải răng 3 tháng/lần…
Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ thì hiệu quả vệ sinh răng mới đảm bảo. Ngoài ra, cần chú ý việc lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. để hạn chế tối đa bệnh viêm quanh răng.

Theo afamily.vn


Tại sao đàn ông ngoại tình
Tại sao trẻ hay nói dối
Tại sao trẻ ngủ hay giật mình
Tại sao phụ nữ mang thai lại bị ốm nghén?
Tại sao không nên soi gương nhiều 1 ngày?



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý