Phân biệt cam Trung Quốc và Việt Nam

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Phân biệt cam Trung Quốc và Việt Nam

19/04/2015 02:13 PM
5,374
Phân biệt cam Trung Quốc và Việt Nam. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết các loại cam và hoa quả đang phổ biến trên thị trường.

Cách phân biệt cam Việt Nam và cam Trung Quốc


Cam sành Việt Nam

Cam sành Việt Nam trồng ở vùng nhiệt đới nên khi chín vỏ cam màu xanh, còn cam Trung Quốc luôn có màu vàng hoặc cam.

Những ngày qua, nhiều tiểu thương buôn bán cam tại các chợ cả nước đã kêu cứu đến ban quản lý các chợ cũng như phương tiện truyền thông để làm rõ thông tin cam sành của tỉnh Vĩnh Long bị tẩy chay vì nghi ngờ là hàng Trung Quốc. Chị Nguyễn Thị Thơi, một tiểu thương, bức xúc: “Loại cam sành đang bán tại chợ có nguồn gốc từ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thế nhưng một số thông tin cho đó là cam Trung Quốc nên khách hàng không còn mua hàng”. Một tiểu thương khác giải thích thời điểm này cam sành trong nước có nhiều giá khác nhau. Giá sỉ cao nhất 13.000-15.000 đồng/kg, thấp nhất chỉ 4.000-5.000 đồng/kg. Hơn nữa, năm này các nhà vườn miền Tây được mùa, đó là lý do vì sao giá cam từ 30.000-35.000 đồng/kg trước đây nay chỉ còn 1/5 so với trước. Ông Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cho biết tin đồn cam sành Vĩnh Long là cam Trung Quốc xuất hiện mấy ngày qua trên thị trường làm người tiêu dùng quay lưng, nông dân điêu đứng: “Không tin lời đồn đại được vì cam sành Việt Nam khác xa cam Trung Quốc nên không thể có chuyện nhầm lẫn. Cam sành Việt Nam trồng ở vùng nhiệt đới nên khi chín vỏ cam màu xanh. Còn cam Trung Quốc luôn có màu vàng hoặc cam. Đặc điểm nổi bật nữa là chất lượng cam sành Việt Nam hơn hẳn cam Trung Quốc dù có hạt”. Ông Châu cho biết thêm cam trong nước (Vinh, Vĩnh Long) thường trái tròn, kích thước nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ sần sùi hoặc thường bị nám. Cam Trung Quốc trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt, múi có mùi úng. Tin đồn cam sành Việt Nam là cam Trung Quốc ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng ở các tỉnh miền Bắc và Trung, còn người dân miền Nam biết rõ cam sành vỏ màu xanh là cam Việt Nam nên không bị nhầm. Một vài kinh nghiệm phân biệt các loại hoa quả có nhiễm hóa chất - Hoa quả có màu sắc và trạng thái tự nhiên sẽ không bị giập nát, úa, không có vết màu lạ hay mùi vị lạ. Đặc biệt không nên mua hoa quả đã bị thâm hoặc nhũn ở đầu dù phần vỏ của hoa quả còn đẹp vì có thể là do hoá chất bảo vệ thực vật nhưng thực chất bên trong hoa quả đã bị hỏng. - Hơn nữa, biết tâm lý người tiêu dùng thường thích mua loại quả chín, đẹp, nên một số người kinh doanh đã ngâm quả xanh vào một số hoá chất bảo vệ thực vật, chỉ trong một thời gian ngắn quả chín vàng rực, đẹp, có thể bán ngay. Vì vậy, khi mua hoa quả người tiêu dùng cần lưu ý, tất cả các hiện tượng bất thường như rau quá non, xanh, quả chín quá đều, đẹp không bình thường là dễ có hoá chất bảo vệ thực vật. - Hoa quả nhiễm hóa chất thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường. Cách kiểm tra hoa quả có an toàn không khá đơn giản nhưng lại... rườm rà. Đó là khi mua hoa quả, để vào túi nilon và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc. - Bất cứ loại rau, hoa quả nào khi mua về, người tiêu dùng cũng đều phải rửa thật kỹ, gọt vỏ sạch sẽ trước khi dùng.


 Cam Trung Quốc "đội lốt" cam Hà Giang


Hơn một tuần nay, tại một số tuyến đường Hà Nội xuất hiện hàng trăm điểm bán cam tươi di động được quảng cáo là “cam ngọt Hà Giang”, “cam chính hãng”, “cam Việt Nam” với giá khoảng 10.000 đồng/kg, thậm chí 4.000-6.000 đồng/kg. Để tìm hiểu nguồn gốc loại cam này, chúng tôi nhiều ngày có mặt ở chợ đầu mối Long Biên, theo chân một người đàn ông tên Hùng (45 tuổi, quê huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, người hơn mười năm nay chuyên mua hoa quả ở đây đi bán dạo). Cứ 3g sáng, có gần 20 ôtô tải trên 6 tấn chất đầy cam đợi giao hàng. Đến hơn 7g, hàng chục tấn cam có xuất xứ từ Trung Quốc do một ông chủ tên Trung, có công ty đóng tại TP Lào Cai, làm môi giới đã được bán hết. Cam Trung Quốc này được chia làm ba loại, loại một được bán cho các cửa hàng rau quả với giá 8.000 đồng/kg và cửa hàng bán ra với giá 20.000-25.000 đồng/kg, loại hai có giá 5.000 đồng/kg và loại ba có giá 4.000 đồng/kg được bán dạo trên nhiều tuyến đường với giá 8.000-10.000 đồng/kg. Đối tượng khách hàng được nhắm đến là sinh viên và người lao động. Cầm trên tay hơn 1kg cam xanh, ông Nguyễn Văn Tình (58 tuổi, quê ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, chạy xe ôm ở trước cổng Học viện Báo chí tuyên truyền) nói: “Biết là cam Trung Quốc nhưng cũng mua, cả ngày chạy xe kiếm được gần 100.000 đồng chỉ mua cam này thôi”. Bạn Trần Quỳnh Trang (sinh viên ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) cho biết: “Tôi thấy rẻ thì mua, nhìn quả cũng đẹp, nhiều nước lại không có hạt. Không biết chất lượng thế nào nhưng họ nói là cam Hà Giang”. Ông Nguyễn Đức Vinh - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang - khẳng định cam được bán ở Hà Nội hiện nay không phải là cam Hà Giang do chưa đến vụ thu hoạch. Theo ông Vinh, cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm, tức là còn khoảng hai tháng nữa mới vào mùa. Cách để nhận biết cam Hà Giang là khi chín quả có cùi dày, vị ngọt thơm, có hạt. Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT - khuyến cáo người tiêu dùng nên mua trái cây ở những cửa hàng có địa chỉ rõ ràng. Nếu thấy những trái cây có dấu hiệu bất thường thì không nên mua mà báo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý gần nhất để kịp thời ngăn chặn. Giá cam Hà Giang được bán tại vườn từ 10.000-15.000 đồng/kg và giá cao nhất lên đến 50.000 đồng/kg vào cuối vụ. Còn theo tìm hiểu của chúng tôi, tại một số cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị, giá cam ngọt có xuất xứ từ miền Nam được nhiều người ưa chuộng, đang được bán ra với giá 40.000-60.000 đồng/kg.

Bạn tham khảo thêm: Cách phân biệt nguồn gốc xuất xứ hoa quả

Hoa quả ngoại nhập - đặc biệt là hoa quả Trung Quốc nhập lậu - có tẩm hóa chất bảo quản độc hại hiện đang là mối lo lớn của người tiêu dùng. Qua kiểm tra, ngành chức năng đã phát hiện: tại một số chợ đầu mối ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 30-60% số mẫu hoa quả tươi (chủ yếu là nhập lậu) được kiểm định có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó có 5% vượt ngưỡng cho phép. Làm sao để phân biệt được xuất xứ các loại hoa quả là điều mà người tiêu dùng rất quan tâm.

Trên thực tế, khó có thể tin vào thông tin xuất xứ hoa quả do người bán hàng cung cấp, có thể do thực sự họ không biết, nhưng phần lớn là vì mối lợi cá nhân nên họ cố tình nói sai nguồn gốc các loại trái cây mà mình bán. Thị trường hiện có các loại hoa quả như táo, nho, cam, quýt, hồng, dưa hấu có nhiều xuất xứ khác nhau: trồng tại Việt Nam, nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, New Zealand, Thái Lan, Nhật Bản... Nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt để có sự lựa chọn an toàn đối với các loại hoa quả trên thị trường, Tiến sĩ Đinh Văn Đức, làm việc tại Phòng Bảo vệ thực vật - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) có một số hướng dẫn sau:

- Táo: Các loại táo to đang bày bán trên thị trường chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, New Zealand, Mỹ. Táo Trung Quốc quả thường tròn, được bọc trong lưới xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi). Còn táo New Zealand, Mỹ thì hình dáng hơi vuông (có góc cạnh), cao thành.

- Nho: Nho nhập ngoại chủ yếu là nho Mỹ thông qua các nước là Nhật và New Zealand, gồm nho xanh và nho tím. Thực tế, hầu như Trung Quốc không xuất nho. Thông thường cũng dễ phân biệt nho nội và nho ngoại: Nho tím của VN quả thường nhỏ, nho xanh thì chùm ngắn, có màu xanh tươi; cuống nho nội rất tươi và thời vụ chính là từ tháng 7-10. Còn giống nho Mỹ màu tím quả tròn, to; giống nho xanh chùm rất dài và có màu xanh vàng. Đáng lưu ý là vì trải qua nhiều công đoạn như hái, bảo quản, vận chuyển dài ngày nên cuống nho ngoại thường bị héo.

- Quýt: Thông thường hàng quýt nhập lậu của Trung Quốc vào VN người tiêu dùng hay bị nhầm với loại quýt chum nội. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt được qua các dấu hiệu: quýt ta mỏng vỏ, vỏ bị rám, cao thành; quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng, quả thấp và khi bóc ra hai đầu múi quýt thường khô. Quýt chính vụ của Việt Nam thu hoạch từ tháng 10 đến khoảng tháng 2 năm sau.

- Hồng: Hiện nay trên thị trường có hai loại: hồng Việt Nam và hồng Trung Quốc. Vì quả hồng rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường bị tẩm nhiều thuốc bảo quản để giữ được hình dáng. Ngoài ra, hồng Trung Quốc có vỏ rất đẹp, đỏ đậm (do bị bôi phẩm màu). Còn hồng Việt Nam thường xấu mã, núm quả có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng. Hiện nay, nói chung tư thương ít nhập hồng Trung Quốc vì hàng này rất dễ giập nát, hư hỏng.

- Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu trên thị trường (loại vàng vỏ, vàng ruột) là của Trung Quốc nhưng lại lấy nhãn mác New Zealand. Loại quả này hay bị tiêm nước đường hóa học vào ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ bị nhũn.

Lời khuyên cho người tiêu dùng:

+ Không nên dùng thường xuyên đồ hoa quả ngoại, vừa đắt tiền mà độ an toàn không cao.

+ Trước khi ăn hoa quả, hãy ngâm chúng vào nước muối loãng khoảng 30 phút để làm tan dư lượng hóa chất bảo quản ngấm vào vỏ.

+ Trước khi ăn phải gọt, bóc vỏ.

+ Khi bổ hoa quả ra, thấy ruột có dấu hiệu nhũn, màu khác thường thì nên vứt bỏ.

(St)

Trị mụn bằng quả cam đơn giản mà hiệu quả không ngờ
Bí quyết chọn cam ngon
Cách chọn cam sành ngon hảo hạng
Lợi ích của vỏ cam cực bất ngờ
Cách bảo quản trái cây tươi lâu bằng những mẹo đơn giản

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cam trung quốc có loại nào có hạt không?cam hà giang mùa này có chưa?cam hà giang ban ra ngoài có loại nào 20ooo đông 1 kg không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cam hà giang hiện tại chưa có nhiều nên ko thể bán tràn lan như hiện nay, hiện tại chủ yếu là cam trung quốc và một số cam sành trong miền nam đưa ra, vì giống khá giống nhau nên khó phân biệt được đâu là cam tq và cam sài gòn.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý