Phân biệt cá dĩa trống và mái

seminoon seminoon @seminoon

Phân biệt cá dĩa trống và mái

19/04/2015 02:13 PM
1,192

Cá dĩa là 1 trong những loài cá khó phân biệt chính xác được trống mái đối với hầu hết những bạn mới bắt đầu nuôi cá dĩa sinh sản, tuy nhiên vẫn có 1 số cách để phân biệt được dựa vào 1 số đặc điểm.

Hướng dẫn cách phân biệt cá dĩa trống và mái


1. Miệng: cá dĩa đực có môi to và dày hơn cá dĩa cái. Đặc điểm này có thể áp dụng cho tất cả các dòng cá dĩa với kích thước và độ tuổi tương đương. Thoạt nghe có vẻ đáng tin cậy nhưng mắt người khó nhận biết được sự khác biệt cực nhỏ này.

2. Chóp vây lưng và vây hậu môn (streamer): cá đực có chóp vây dài hơn so với cá cái.

Cá Cảnh
Đặc điểm này đúng với cá dĩa lam hoang dã (haraldi discus) và những dòng có nguồn gốc từ đó như lam (cobalt) hay bông xanh (turquoise) nếu được nuôi bằng thức ăn bình thường. Những dòng khác như dĩa nâu, dĩa lục và dĩa heckel không có chóp vây. Tuy nhiên cá trôi nổi ngoài thị trường thường bị ngâm hormon để kích màu xanh khiến cá cái cũng có chóp vây kéo dài (kể cả những dòng vốn không có chóp vây).

3. Kích thước vây: cá đực có vây lưng và vây hậu môn cao hơn so với cá cái. Đặc điểm này chỉ đúng với bầy mà cá cha có vây rất cao còn cá mẹ vây bình thường. Ngoài ra, nhiều dòng cá dĩa có vây cao bất kể giới tính là gì. Tóm lại, độ chính xác dưới 30% nếu cùng bầy và dưới 10% nếu khác bầy.

4. Kích thước: cá dĩa đực thường to hơn so với cá dĩa cái. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá dĩa cái chậm lại khi trưởng thành hoặc phát dục. Lưu ý: cá ngoài tiệm có thể bị pha trộn từ nhiều nguồn khác nhau. Vả lại một số cá cái vẫn có thể đạt đến kích thước tương đương với cá đực. Tóm lại, độ chính xác là 40% nếu cùng bầy và dưới 10% nếu khác bầy.

5. Đầu: cá dĩa đực thường có đầu to hơn cá dĩa cái. Mặc dù dạng đầu gù có tồn tại ở cá dĩa đực những rất hiếm (cá dĩa không phải là La Hán!). Đừng nhầm lẫn với dạng đầu cực cong mà cá thể đực hay cái đều như nhau.

Cá dĩa đực có đầu thẳng hơn so với cá cái. Đặc điểm này chỉ có thể áp dụng với các cá thể cùng bầy và đặc biệt đúng với bầy có cá cha đầu thẳng còn cá mẹ đầu cong. Tuy nhiên, vẫn có những dòng cá dĩa mà dạng đầu cá đực hay cá cái đều như nhau.

6. Hành vi: hầu hết những con cá dĩa đực đầu đàn thường hung dữ trong khi cá cái hiền lành hơn. Đặc điểm này có thể áp dụng cho bất kỳ cá thể nào. Với những con cá dĩa đực nhút nhát trong bầy thì phải đợi lâu hơn, cho đến khi chúng thực sự sinh sản.

7. Đường tiếp tuyến:
Jeff Richard phát hiện phương pháp này trong một ấn phẩm xuất bản bằng tiếng Đức, Diskus Brief, và đưa lên mạng. Theo đó, nếu các đường tiếp tuyến ở vây lưng và vây hậu môn không cắt hoặc vừa chạm đuôi là cá đực, còn nếu cắt đuôi là cá cái. Jeff quan sát trên 12 cặp thì thấy tất cả đều đúng. Nói cách khác, vây lưng và đặc biệt là vây hậu môn của cá đực hơi cao và bè hơn so với cá cái.
Cá Cảnh

Phương pháp này chỉ đúng với cá dĩa hoang và dòng thuần. Những dòng có vây cực cao và dài, những cá thể bị biến dạng do dinh dưỡng và môi trường có thể không chính xác. Tóm lại, đây là phương pháp tốt nhưng không thể áp dụng cho mọi cá dĩa.

8. Vòi sinh dục:
Một khi cá động dục thì vòi trứng hoặc ống dẫn tinh nhú ra. Hãy quan sát vòi sinh dục để xác định giới tính cá dĩa, cá đực có vòi nhọn trong khi cá cái vòi rộng và tù. Đặc điểm này chính xác 100% nhưng không may, vòi sinh dục chỉ lú ra trong và ngay sau khi
cá dĩa sinh sản!

Cá Cảnh


9. Trứng và tinh dịch: cá đực tiết tinh dịch còn cá cái đẻ trứng.
Đặc điểm này được áp dụng cho mọi cá dĩa với độ chính xác 100%. Tuy nhiên, cá dĩa có thể sinh sản vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không dễ gì để canh đúng thời điểm mà quan sát!

10. Độ cong vùng sinh dục: cá đực có vùng sinh dục lõm trong khi cá cái lồi. Mức độ lồi lõm ở cá non không nhiều so với cá trưởng thành.
Đặc điểm này được áp dụng cho mọi cá dĩa với độ chính xác 100% nếu bắt cá ra khỏi hồ (70% nếu quan sát qua hồ kiếng). Điều kiện: a) cá phải trưởng thành trên 5 tháng tuổi và đạt kích thước trên 10 cm, b) cá non được quan sát trước khi ăn, và c) khi quan sát, vây hậu môn phải căng về phía vây bụng.
Cá Cảnh




Hỉnh ảnh cá dĩa đẻ trứng

Cá Cảnh
Cá Cảnh


- Số lượng trứng đẻ ra hoảng 200 đến 500 trứng, tùy thuộc vào độ tuổi của cá dĩa mái

Cá Cảnh

- Sau khi đẻ trứng xong thì cá trống mái sẽ thay phiên nhau quạt trứng. Sau 48h trứng những trứng chuyển sang màu trắng đục là trứng hư, cá dĩa cha mẹ có thể ăn trong ngày hôm đó, hoặc ngày sau. Các trứng còn lại sẽ có màu đỏ sậm hơn, đến ngày thứ 3 sẽ thấy có đốm đen trên quả trứng, khoảng ngày thứ 4 là thấy cá con đã ngọa nguậy

Cá Cảnh
Cá Cảnh
Cá Cảnh

- Lúc này cá cha mẹ sẽ dùng miệng thổi vào cá con để cung cấp oxi

Cá Cảnh
Cá Cảnh


- Cá con bám vào giá thể vài ngày sau đó chúng tách ra khỏi giá thể và bám lên cơ thể cá cha mẹ để ăn chất nhờn trên cơ thể cá cha mẹ. Trong giai đoạn này ta vẫn cho cá cha mẹ ăn bình thường để cá cha mẹ có sức tiết chất nhờn nuôi con. Nếu những con cá con nào không bám, hoặc ít bám vào thân mình cá cha mẹ thì chúng sẽ chết dần

Cách chọn cá dĩa đẹp

1/HÌNH DÁNG :
Một con cá dĩa được quan tâm trước nhất là thân hình , thân hình cá phải tròn ( như tên gọi ) và dày, phải có sự tương quan đều nhau về chiều dài cũng như chiều rộng của cá , nếu một con cá màu sắc đẹp mà thân thì gầy , lộ ra những khúc gãy thì ta không nên chọn vì chúng rất yếu ( đói ) ...

2/KÍCH CỠ :

Một con cá đĩa ( không nói đến màu ) vừa mắt ( khá tốt ) thì 15 cm là tốt nhất , cá dĩa khi chọn cũng không nên quá mập , cũng không thế gầy..., vửa người , nếu con cá ''mập'' thì sẽ mất đi vể thanh tao uyển chuyễn nhẹ nhàng ung dung và còn dễ mang bệnh vì sức chống chịu kém , nếu con cá gầy cũng xấu đi và thường khó chống chọi với áp lực môi trường ( môi trường mơí ) .Vì thế một thân hình gọn ghẽ mãnh mai vửa đủ luôn thu hút nhiều cái quan tâm từ người mua cá .


3/MÀU SẮC , HOA VĂN:

Mỗi loại cá dĩa có mỗi màu sắc và các hoa văn hoàn toàn khác nhau , nhiều khi cùng một loại mà có hoa văn lẫn màu sắc khác nhau ( chỉ gần giống ) .Có nhiều người cho rằng điểm bắt mắt người nuôi đầu tiên là màu sắc và hoa văn biểu hiện trên cá , CÂY VỚI CÁ đánh giá cao ý kiến này , và cũng từ chi tiết này mà cá dĩa được nhiều tay chơi săn lùng , thường thì các hoa văn và màu sắc cá càng sặc sỡ canmg2 ấn tượng thì càng nhiều người dánh giá hơn , nhưng cái cốt yếu là màu sắc lẫn hoa vân phải được phân bố rõ ràng không hỗn độn hay hỗn tạp pha màu không ngay thẳng , ngoài ra cần nói thêm màu sắc của cá có thể thay đổi do môi trường nuôi cũng như tác động của con người ( cho ăn chất kích màu , tiệm cá thường dùng ) ngoài ra cũng nên quan sát xem màu sắc cá có sáng bóng lên không cái đã , nếu màu bóng lên thì cá càng có giá trị thêm , nếu một con cá có màu sắc tương phản rõ nét ( như trắng _ đó , xanh _ đỏ, ...) và bố cúc khá tốt thì cá được đáng giá là ĐẸP ( nhưng hơn khó lựa ngoài tiệm vì thường ta không chắc về màu sắc của chúng là thực hay bị thúc ) .


4/ĐẦU:

Đến nay ta có thể phân biệt trống mái bằng đầu ...cá , cá trống thường có đầu gồ to 2 chổ ( hiếm khi có 3 chổ ) cá mái thường thì trơn lán tròn từ sống đầu đến miệng cá , nếu ta thấy con cá dĩa mà ngay phía mắt có lõm vào thì tốt nhất ta không chọn vì nhiều khả năng cá bị bệnh , hay nhiễm kí sinh nội quan , 2 môi cá phải khép kín không ''luôn hở '' , nhiần tổng thể thì phần đầu phải tròn theo bán kính thân hình không phải quá to ra hay thon dải ...chênh lệch với phần thân cá .


5/MắT:

Mắt cá cũng góp phần tạo nên nét đẹp khá ấn tượng ở cá ( cửa sổ tâm hồn mừ ) Mắt cá phải cân xứng bên thân đầu cá , 2 mắt không được con lớn con bé , mắt ác phải thật sáng trong , tinh ranh, nhiều loại cá có mắt đỏ cả nguyên con ...những loại này rất ấn tượng nếu màu sắc khá thì rất thích hợp cho việc lai tạo cá dĩa ,ngoài ra hững màu mắt còn lại cũng không pahỉ xấu mà cũng có thể tạm gọi là đặc trưng của cá .Mắt ácc nên đầy đủ , dù là con cá thật đẹp mà không đủ mắt thì cũng chỉ ''phế vật '' thôi chỉ nuôi nhìn màu thôi , chứ không thế chấp nhận cho việc sinh sản cho cá vì khi tiến hành bầy con ít nhiều bị ảnh hưởng từ thế hệ P,HƠ n nữa con cá đó cũng thua thiệt về nét đẹp và sinh lý.


6/MANG:

Phần mang cá pahỉ phủ kín mang , mang không được lật ngược hay thiếu đi hay thiếu cân bằng ( bên nhỏ bên lớn ) nếu phần mang cá có màu vân chạy phủ kín thì càng tốt , ta nên quan sát nếu thấy cá thở mà nấp mang đóng mở nhịp nhàng không dồn dập hay mở ra thất to thì đạt .


7/VÂY VÀ ĐUÔI :

Các vây trên cá phải thật cân đối tạo thành một bán kính gần như tròn hay tròn xoe càng được đáng giá cao ( đây cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc chấm điểm cho cá dự thi) vây phải trong suốt không được có bất cứ màu tạp nào hết , Vây lưng và bụng phải dài hơn các vây khác và giữa 2 vây này phải cân bằng , đối xứng chính xác không được cái dài cái nhỏ , vây đuôi cũng cần dủ dài để phối hợp với 2 vây đối xứng kia .


8/BÁN DIỆN:

nhìn từ ngoài vào con cá không được bị dị tật trên cơ thể, vây kì , mắt , miệng , mang ,...đều tốt cá thường bị dị tất trên các vây hay bị tật nơi cột sống cá ,...., nhưng con bị dị tất đó thì theo CÂY VỚI CÁ nghĩ thích hợp cho bộ sưu tập hơn là việc lai ép cá .


9/TÍNH KHÍ __PHONG CÁCH :

Một con cá bình thường thường luôn có dáng bơi thoải mái , ung dung , thư thái , không lẩn trốn , không bơi nhanh , không đấu nhau khi còn trẻ ( nếu cá từ 15 cm trở lên khi chúng đấu nhau hay khó chịu với những con khác ngay cả chủ ( mà những ngày trước không có ) nhiều cơ hội là cá có bêịu hiện sinh sản ), khi ta đứng trước hồ quan sát cá thì cá vẫn bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra , những con cá hay lẫn trống khi có người hay con dĩa khác lớn hơn thì những con đó khó nuôi .Cá luôn giữ màu sắc ổn định của chính nó không nổi sọc đen .


10/ ĐÁNH GIÁ CHUNG :

MỘt con cá đĩa đẹp theo CÂY V���I cÁ có thể đánh giá như sau :màu sắc luôn tươi tắn, màu không quá nổi bật ( thúc ) nhưng nếu tương phản thì càng nên chọn , thân hình tròn dày , vây kì trong suốt đầy đặn, vân màu không quá tối không hỗn độn lên nhau , phải rõ nét từng loại cá , không dị tật , lanh lơi , luôn năng động .


Thế thôi , nhưng xem vậy mà rất khó tìm ra con đạt tiêu chuẩn ít ỏi đó , nói chi đến cả 10 cái khắc khe .


Hy vọng giúp ích phần nào được cho các bạn .

(St)

Kỹ thuật nuôi cá Đĩa
Kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản
Hướng dẫn làm thức ăn cho cá dĩa
Những bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách điều trị
Nuôi cá cảnh theo phong thủy


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý