Người mẹ và thai nhi
Vòng đầu của thai nhi khoảng 27mm, thể trọng 1250g. Chiều cao đáy tử cung sinh lý khoảng 28-30mm, do vậy đã bị dồn lên cao và ở dưới khoang tim một chút, vì nó ép tim và dạ dày ngả ra sau nên làm cho tim đập nhanh, thở khó nhọc hoặc có cảm giác trướng bụng không muốn ăn. Thai phụ còn cảm thấy cơ thể nặng nề, đi lại khó khăn, thường xuyên cảm thấy đau mỏi ở phần lưng và chi dưới. Khi nằm trên giường, do bị tử cung chèn ép nên thai phụ cảm thấy rất khó thở.
Dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe
Trong thời kỳ mang thai, vận động thích hợp có tác dụng điều tiết chức năng của hệ thần kinh và thúc đẩy tuần hoàn máu cho thai phụ, làm giảm các triệu chứng mỏi mệt. Khi bạn đi ra ngoài dạo chơi, hãy cố gắng hít thở không khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời, những điều này rất có lợi cho cả người mẹ và thai nhi. Vận động còn gia tăng sức dẻo dai cho các cơ bắp, điều này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trở dạ và sinh nở. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, do người mẹ phải thích ứng với sự phát triển của thai nhi, nên các hệ thống trong cơ thể đều có những biến đổi nhất định. Do vậy, sự vận động trong thời kỳ mang thai cũng không giống với bình thường, cần chú ý những điểm sau:
1. Trong thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của quá trình mang thai, nên tránh những hoạt động mạnh, nên chú ý chọn những động tác nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ, lên xuống những bậc cầu thang có độ dốc thấp.
2. Trong thời kỳ mang thai, nên tránh những động tác chèn ép hoặc chấn động đến phần bụng.
3. Khi mang thai tránh vận động khi nằm ngửa để tránh tử cung chèn ép lên tĩnh mạch làm cho máu gặp trở ngại khi lưu thông.
4. Tránh thay đổi nhanh những động tác và vận động liên quan đến vị trí cơ thể.
5. Tránh những công tác giữ thăng bằng khó, ví dụ như đi qua những cây cầu nhỏ hoặc con đường nhỏ, để tránh thay đổi trạng thái của cơ thể ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng gây ngã.
6. Trong thời kỳ mang thai nên mang dây lưng lỏng, tránh những động tác làm cho khớp căng, đặc biệt tránh làm tổn thương phần lưng.
7. Khi vận động nên mang nịt ngực vừa người.
Bàn về dưỡng thai
Thực nghiệm chứng minh, nếu định kỳ cho một thai nhi 7 tháng tuổi nghe nhạc, phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi ổn định, các hoạt động của thai ổn định và có quy luật, sau khi bé ra đời lại tiếp tục cho nghe loại nhạc này, thần kinh sẽ minh mẫn, mở mang, biểu hiện sự hưng phấn cực độ. Sau một thời gian điều tra theo dõi, phát hiện đứa trẻ này lanh lợi thông minh, tai thính mắt sáng, tính cách rất tốt, các phát triển về vận động cũng hơn hẳn những em bé cùng độ tuổi. Điều này chứng tỏ thai giáo âm nhạc có tác dụng nâng cao trí tuệ cho thế hệ sau, tăng cường thể lực, đạt được mục đích ưu việt của thai giáo bằng âm nhạc.
Phương pháp dưỡng thai
Thưởng thức âm nhạc thai giáo: "Thiên nga".
"Tổ khúc thiên nga", là một bản hòa tấu hình tượng động vật, tràn đầy niềm vui, trong đó có khúc độc tấu "thiên nga" của đàn violon làm lay động lòng người.
Khúc nhạc vừa tấu lên, là tiếng đàn piano trong vắt và huyền bí, làm cho người nghe tưởng tượng ra một dòng suối mát lành và trong vắt. Trong bối cảnh ấy, tiếng đàn violon lại tấu lên khúc nhạc thật hay, thật đẹp, miêu tả một đàn thiên nga trông thật thanh khiết và cao quý đang trôi trên mặt nước một cách yên bình, thư thái. Ở đoạn giữa khúc nhạc có sự thay đổi, bản nhạc được tô thêm màu sắc, nó biểu hiện cảm xúc thầm kín mà mãnh hệt, như muốn ca tụng hình tượng cao quý và đoan trang giống như đàn thiên nga kia, đưa người nghe vào một thế giới thanh cao và thuần khiết. Cùng với sự mềm dần và chậm dần cua bản nhạc, người nghe lại cảm nhận đàn thiên nga đang từ từ bay về phương trời xa.
"Tổ khúc thiên nga" đặc biệt thích hợp với 'thai phụ đang mang thai ở thời kỳ cuối, nó rất thích hợp cho thai nhi của bạn, bởi vì nó miêu tả hình tượng của động vật, có khả” năng kích thích trí tưởng tượng của thai phụ. Khi thưởng thức, tốt nhất là thai phụ hãy miêu tả các hình tượng động vật cho thai nhi, như vậy bạn đã vô tình làm cho trí tuệ và cảm giác của em bé trong bụng phát triển rất tốt.
Chuyên gia dưỡng thai
Thai nhi ngoài nhu cầu về mặt tâm lý, còn cần kích thích và rèn luyện các hoạt động có liên quan về mặt tinh thần. Ví dụ, hai vợ chồng có thể kể cho nhau nghe những mẩu chuyện cười, cùng nhau nhớ lại những hồi ức đẹp đẽ, những câu chuyện và lời nói hóm hỉnh, vui vẻ làm cho tình cảm của người mẹ trở nên phong phú, ngoài ra người chồng cũng nên đưa vợ đi xem hài kịch, không nên xem bi kịch, cùng vợ đi dạo hoặc có những chuyến du lịch ngắn, thưởng thức phong cảnh tự nhiên, nhìn ngắm cảnh sông nước. Tóm lại, hãy để cho người vợ có những thay đổi tình cảm vừa phải, diễn ra trong thời gian ngắn, tạo ra sự kích thích và rèn luyện cần thiết về thần kinh cho em bé sắp ra đời, nhằm giúp em bé có thể thích ứng với nhịp sống hối hả ngày nay.
Một phút thư giãn
"Cậu chắc chắn không thể tưởng tượng được, vợ mình lại giỏi buôn dưa lê đến mức độ nào đâu! Năm ngoái cô ấy ra bãi biển nghỉ dưỡng nửa tháng, cậu thử đoán xem khi cô ấy quay về như thế nào? Cả hàm răng của cô ấy đã bị phơi nắng đen sì."
Sưu tầm