Chăm sóc cơ thể với phụ nữ mang thai

seminoon seminoon @seminoon

Chăm sóc cơ thể với phụ nữ mang thai

18/04/2015 10:39 AM
164

Khi mang thai, cơ thể bạn có nhiều thay đổi từ tóc, mặt, bụng đến chân, tay. Bạn không thể giữ được nét đẹp như trước nữa, xuất hiện những vết rạn ở bụng, chân bị phù... Nhưng, với những lời khuyên dưới đây, bạn cũng phần nào cải thiện được tình trạng này.

1. Tóc:

Trong quá trình mang thai, nhờ sự sản sinh các hoóc môn động dục, tóc của bạn có nhiều thay đổi: Chúng trở nên ít khô hơn, ít bị chẻ ngọn hơn. Tóc cũng ít bị gãy rụng hơn. Nhưng tình trạng này không kéo dài được lâu và trong những tuần sau khi sinh nở, tóc bạn có thể bị rụng rất nhiều. Những tóc bị rụng trong thời kỳ này chính là những sợi tóc không bị rụng trong khi mang thai.

Tóc nhờn:

Trong thời gian mang thai, bạn nên gội đầu thường xuyên bằng loại dầu gội nhẹ và nếu có thể, tránh sử dụng máy sấy tóc.

Tóc nhuộm:

Trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế sử dụng tối đa các sản phẩm dưỡng tóc. Nếu tóc đã nhuộm trước khi mang thai thì trong thời kỳ này, cũng không nên đi nhuộm lại.

2. Mặt:

Da khô:

Trong thời gian mang thai, da mặt bạn sẽ trở nên đẹp hơn, mịn và sáng hơn. Nhưng cũng có xu hướng da trở nên khô hơn dưới tác dụng của các loại hoócmôn.

Lời khuyên cho bạn là tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa cồn và nên sử dụng kem dưỡng da nhẹ.

Khi mang thai, thỉnh thoảng xuất hiện những nốt thâm trên trán, cằm hoặc xung quanh miệng thậm chí ở mũi. Người ta gọi đó là “mặt nạ” của người mang bầu. Những nốt này sẽ nhanh biến mất trong khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Thông thường, chúng xuất hiện do tác động của ánh nắng mặt trời và phần lớn biến mất sau khi bạn sinh nở. Nếu sau khi sinh mà các nốt này vẫn còn, bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn.

Cách phòng chống: Vitamin B rất tốt trong việc hạn chế “mặt nạ” này và một số dược sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc mỡ sắc tố để thoa lên những nơi xuất hiện các nốt thâm đó.

Lời khuyên cho bạn là nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc rửa mặt có cồn và tránh đi ra nắng nhiều. Khi đi biển hoặc ra vườn, bạn nên đội mũ và mang khăn bịt mặt.

3. Ngực:

Ngay khi bạn mang bầu, ngực sẽ bị trương lên dưới tác động của sự tăng tiết hoócmôn. Da ở vùng ngực rất nhạy cảm. Do đó, có thể ngực của bạn không lấy lại được vẻ đẹp sau khi sinh, có thể bị chảy xệ. Để hạn chế nguy cơ đó, bạn nên tập thể dục hai lần/tuần. Nên mặc áo lót phù hợp với kích cỡ của ngực, bao vú sâu và dây áo bản to. Nếu ngực bị đau và nặng, bạn nên mặc áo lót cả khi đi ngủ. Để giữ cho ngực luôn săn chắc, khi tắm, bạn nên xả nước từ voi hoa sen lên vùng ngực. Cũng có thể sử dụng biện pháp massage nhẹ vùng ngực.           

4. Bụng:

Với một số phụ nữ khi mang thai, lông ở bụng xuất hiện nhiều hơn. Bạn cũng không nên lo lắng nhiều, sau khi sinh, chúng sẽ dần biến mất.

Vết rạn xuất hiện mới khiến nhiều người lo lắng. Khi mang bầu, da bụng mất đi tính đàn hồi và nguy cơ xuất hiện các vết sạn luôn tiềm ẩn trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

5. Tay:

Trong thời kỳ này, các móng tay của bạn sẽ trở nên yếu và dễ gãy hơn. Lời khuyên cho bạn là hãy để móng tay thật ngắn và bảo vệ chúng bằng sơn giúp cứng móng. Nếu tình trạng móng càng trở nên tồi tệ, hãy sử dụng viên nhộng làm từ keo động vật (có bán tại các hiệu thuốc). Loại thuốc này được khẳng định là không gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi.

6. Lưng:

Lưng là phần bị ảnh hưởng lớn nhất từ việc mang thai. Việc tăng cân khi mang thai không phải là yếu tố duy nhất tác động đến lưng của bạn. Khi bạn mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía trước khiến lưng bạn bị cong. Vì vậy, bạn nên chọn loại giày dép có đế thấp.

Một số lời khuyên:

- Khi bạn làm việc ở tư thế ngồi: Hãy ngồi ở tư thế thích hợp nhất: lưng thẳng, mông cố định trên ghế (có thể điều chỉnh độ cao), chân để trên chỗ đặt chân. Không nên ngồi bắt chéo chân và ngồi trong nhiều giờ mà không nhúc nhích vì điều đó không có lợi cho lưu thông máu.

- Khi bạn làm việc ở tư thế đứng: Làm việc ở tư thế này, bạn dễ bị đau, mỏi ở vùng thắt lưng và hạn chế lưu thông máu ở chân. Hãy đi giày có kích cỡ phù hợp và thỉnh thoảng ngồi xuống nếu có thể.

7. Chân:

Khi mang bầu, chân bạn thường bị phù. Tại sao vậy? Đơn giản vì chúng bị bí nước. Trong những tháng mang bầu, bạn nên tránh nóng ở mức tối đa có thể: không nên đi ra nắng, không tắm nắng, nhổ lông bằng sáp nóng, không nên tắm hơi hoặc sauna…

Hãy uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm lợi niệu như dưa tây… Tránh đứng quá lâu và khi bạn ngồi hoặc duỗi người, hãy đặt chân ở tư thế hơi cao. Bơi cũng rất tốt cho chân của bạn trong thời kỳ mang thai bởi vì nước sẽ giúp massage chân. Hãy massage dọc từ mắt cá chân đến đùi dọc theo các cơ. Với đùi, hãy massage từ trong ra ngoài, từ thấp lên cao theo các vòng tròn rộng.

Thực hiện tốt các biện pháp trên, bạn sẽ có được cơ thể nhẹ nhàng trong suốt thời kỳ đợi bé yêu chào đời.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý