Dấu hiệu bé bị tăng động giảm chú ý

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dấu hiệu bé bị tăng động giảm chú ý

19/04/2015 02:23 PM
508

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn tâm thần phức tạp có thể ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ ở trường và các mối quan hệ cộng đồng. Không may, các triệu chứng của nó rất đa đạng và đôi khi khó nhận ra.


Dưới đây là 7 dấu hiệu phổ biến có thể chỉ ra bé bị tăng động.

1. Tôi, tôi tôi

Một dấu hiệu thường gặp của trẻ tăng động là không có khả năng nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời người khác khi họ đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt, chẳng hạn như trong hoạt động trong lớp và khi chơi đùa với các bạn.

7 dấu hiệu con bạn bị tăng động giảm chú ý 1
  Ảnh minh họa: hahealthnews.com.

2. Xáo trộn tình cảm

Trẻ tăng động giảm chú ý có thể khó mà kiềm chế được cảm xúc - cả tốt và xấu. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ hoặc giận giữ ở những thời điểm không phù hợp.

3. Bồn chồn, không yên

Dường như trẻ có một chiếc "động cơ luôn hoạt động" ở trong người. Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im. Chúng sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, hoặc khi buộc phải ngồi xuống, chúng thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trong ghế.

4. Không hoàn thành nhiệm vụ

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng không theo những thứ đó đến tận cùng. Thường thì trẻ sẽ bắt đầu một dự án, hay một công việc, hoặc bài tập về nhà, nhưng bỏ dở giữa chừng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý của chúng.

5. Thiếu tập trung

Trẻ mắc chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc chú ý ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở. Trẻ nói là đang nghe lời bạn, nhưng khi được yêu cầu lặp lời của bạn, trẻ sẽ không biết nói gì.

6. Lỗi lơ lễnh

Điều quan trọng cần nhớ là trẻ bị tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn khác. Vấn đề là, chúng gặp khó khăn để lắng nghe các lời hướng dẫn rằng cần lập kế hoạch hay thực hiện một kế hoạch, dẫn tới những lỗi do lơ đễnh.

7. Mơ màng

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường được mô tả điển hình là hay huyên náo, ồn ào, nhưng có những trường hợp không phải thế. Một dạng khác của chứng này thì yên tĩnh hơn và ít liên quan đến bạn bè. Trẻ có thể nhìn lơ đãng ra ngoài trời, như đang mơ màng, và bỏ qua những điều đang diễn ra quanh mình.
 

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ bị tăng động giảm chú ý


Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi.

Một học sinh "cá biệt" trong lớp - không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện riêng và làm phiền mọi người xung quanh là do bị hội chứng tăng động giảm chú ý hay chỉ đơn thuần là nghịch ngợm? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh, và các chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ nghĩ con mình bị tăng động thì có thể họ đúng.

Nếu một đứa trẻ đi học về là la hét và chạy quanh nhà thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu các giáo viên của con bạn luôn phàn nàn rằng bé không tập trung trong lớp học và dường như không có bạn bè thì có lẽ bạn cần đưa con đi khám.

Andrea Bilbow, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ và cung cấp thông tin về Hội chứng tăng động giảm chú ý của Anh - nơi giúp các gia đình có con bị hội chứng này - cho biết, trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ ngỗ nghịch.

"Đó là vấn đề ở trong não, có nghĩa là một đứa trẻ không thể điều chỉnh hành vi hoặc cảm xúc của chúng, chúng không rút được kinh nghiệm sau những sai lầm của mình, không thể lập kế hoạch hay tổ chức việc gì và gặp khó khăn về bộ nhớ ngắn hạn", bà nhấn mạnh.

Theo bà "chỉ có những người không hiểu rõ điều này mới dán nhãn 'ngỗ nghịch' cho những em bé đó".

Chị Andrea Antunes, ở Norfolk, lần đầu tiên cảm thấy con trai "có vấn đề" khi cậu bé 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, mãi tới 6 tuổi cậu bé mới được chẩn đoán bệnh và được dùng thuốc. Hiện tại, con trai chị Andrea Antunes đã 8 tuổi và học tập tốt ở trường. Ảnh: Bbc.co.uk.

Giáo sư Tim Kendall - người giám sát việc biên soạn các hướng dẫn về điều trị Hội chứng tăng động giảm chú ý cho Viện quốc gia về y tế và lâm sàng Excellence, cho biết, khi bố mẹ hay các giáo viên ở trường cảm thấy có khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thì đó là lúc cần cho các em đi khám để đánh giá.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về cách chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý và cả nguyên nhân gây ra nó.

Theo BBC, các nghiên cứu mới nhất cho thấy bệnh này có liên quan đến di truyền. Ngòai ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trẻ cũng có thể mắc bệnh này do những vấn đề về môi trường sống.

Peter Hill, một chuyên gia về tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Great Ormond, Anh, cho rằng, có cả nguyên nhân do di truyền và môi trường sống, và các yếu tố môi trường là chủ yếu.

Giáo sư Kendall cũng đồng ý với điều này và cho rằng sẽ là sai lầm nếu chỉ để ý vào yếu tố di truyền học.

Ông cảnh báo: "Điều này sẽ an ủi một số người khi họ nghĩ rằng 'Ồ, đó không phải là lỗi của tôi, con tôi sinh ra đã như thế rồi', nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo những đứa trẻ này được điều trị thực sự tốt. Nếu mọi người nghĩ nó chỉ là một vấn đề sinh học họ sẽ chỉ tìm các giải pháp sinh học - đó là dùng thuốc".

Theo ông, đầu tiên, cần cố gắng giúp trẻ kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình và cùng các giáo viên giúp đỡ các cháu trong việc học tập ở trường, và chỉ trong các trường hợp nặng mới nên dùng các loại thuốc.


Điều trị cho trẻ bị ADHD bằng phương pháp nào?


* Sử dụng thuốc điều trị ADHD: Một số loại thuốc như Ritalin có thể giúp tăng sự chú ý của trẻ trong khi kiểm soát sự không ngồi yên và hành vi bốc đồng. Những nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc này có biệu quả cho 70% - 80% bệnh nhân nhí mặc dù thuốc cũng có một số tác dụng phụ. Ngoài ra, thuốc Strattera cũng được lựa chọn điều trị ADHD cho một số trẻ.

* Tư vấn: Việc tư vấn có thể giúp trẻ bị ADHD học cách xử lý thất vọng và xây dựng lòng tự trọng. Nó cũng  giúp cung cấp cho cha mẹ trẻ các chiến lược hỗ trợ trẻ hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy quá trình điều trị dài hạn với sự kết hợp các loại thuốc và tư vấn sẽ có hiệu quả cao hơn so với khi điều trị chỉ bằng thuốc.

* Giáo dục đặc biệt cho trẻ bị ADHD: Hầu hết trẻ em bị ADHD được học trong các lớp học tiêu chuẩn. Loại hình giáo dục đặc biệt này được thiết kế để đáp ứng riêng cho những trẻ em bị khuyết tật hoặc rối loạn hành vi. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ bị ADHD cũng đủ điều kiện để theo học lớp giáo dục đặc biệt này.


* Đề ra thời khóa biểu cho trẻ: Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách đặt ra các việc cần phải làm trong ngày cụ thể cho trẻ và dần dần biến nó thành thói quen của trẻ. Ví như viết một thời khóa biểu hàng ngày nhắc nhở trẻ về những gì cần phải làm trong một thời gian nhất định. Điều này có thể giúp trẻ bị ADHD ràng buộc với nhiệm vụ. Thời khóa biểu nên bao gồm thời gian cụ thể cho thức dậy, ăn, chơi, làm bài tập về nhà, làm việc vặt, các hoạt động vui chơi khác và thời gian đi ngủ.

* Chế độ ăn cho trẻ bị ADHD: Các nghiên cứu về chế độ ăn ADHD cho trẻ tin rằng những loại thực phẩm có lợi cho não bộ có thể làm giảm triệu chứng của ADHD. Bao gồm những thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu, các loại hạt có thể cải thiện tình trạng này. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào từ chế độ ăn uống cho con bạn nhé.

* Nói không với thức ăn kém bổ dưỡng: Tuy không có bằng chứng chứng minh đường hoặc những phụ gia thực phẩm là một nguyên nhân khiến trẻ bị ADHD. Nhưng các cha mẹ trẻ luôn tin tưởng rằng những chất bảo quản thực phẩm và những màu sắc thực phẩm như màu đỏ, màu vàng, chất tạo vị ngọt... làm những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên tránh cho trẻ ăn những thức phẩm này hoặc ăn uống một cách hợp lý.

* Hạn chế xem truyền hình: Liên kết giữa truyền hình và trẻ bị ADHD tuy không rõ ràng, nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ luôn khuyến cáo các cha mẹ trẻ nên cho trẻ hạn chế tiếp xúc với ti vi. Đặc biệt, không khuyến khích xem truyền hình cho trẻ em dưới 2 tuổi và không xem nhiều hơn 2 giờ/ngày cho trẻ lớn tuổi hơn.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng quan tâm, chú ý, khuyến khích trẻ chơi các hoạt động như trò chơi, sắp xếp hình khối, giải câu đố và đọc sách.
 

Ngăn chặn ADHD cho trẻ bằng cách nào?

Không có cách nào để ngăn chặn ADHD ở trẻ em, nhưng cũng có những cách bạn có thể làm để giảm thiểu rủi ro. Bạn có thể ngăn chặn cơ hội cho con bạn không bị ADHD bằng cách sống lành mạnh trong suốt thời gian mang thai như việc tránh sử dụng rượu, ma túy, hút thuốc lá trong khi mang thai. Bởi vì nếu khi mang thai, bạn hút thuốc lá sẽ có khả năng trẻ bị ADHD cao gấp 2 lần so với khi không hút.

Theo Afamily.vn
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý