Khi mang thai bị đau bụng

seminoon seminoon @seminoon

Khi mang thai bị đau bụng

19/04/2015 02:23 PM
699

Khi mang thai bị đau bụng. Những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai. Làm gì khi bị đau bụng khi mang thai.

Những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý


Những cơn đau bụng là khá phổ biến khi mang thai, phần nhiều là bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng bệnh nặng.

Nếu bạn bị đau bụng kèm ra máu, sốt, ớn lạnh, chảy dịch âm đạo, choáng váng, buồn nôn hoặc cơn đau không thuyên giảm dù được nghỉ ngơi ít phút thì bạn nên đi khám.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung xuất hiện khi trứng đã thụ tinh cư trú bên ngoài tử cung, điển hình là trong một ống dẫn trứng. Nó có thể gây đau bụng co thắt hoặc những triệu chứng khác đầu thai kỳ.

Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu sau: đau hoặc mềm xương chậu; ra máu ồ ạt hoặc lốm đốm (máu có thể màu nâu sậm, ra liên tục hay ngắt quãng); đau nặng thêm khi hoạt động thể chất hoặc trong khi bạn ho, đi tiêu; đau ở vai…

Bào thai bị bong sớm

Đau ở vùng bụng, nếu bong thai ở mức độ nhẹ thì chỉ ra một ít máu, chỉ đau nhẹ; mức trung bình ra khoảng hơn 400ml một chút cũng không đau kịch liệt; bong thai ở mức độ nghiêm trọng ra rất nhiều máu, có cảm giác đau như dao cắt.

Sảy thai

Sảy thai là thai nhi chết trong 20 tuần đầu. Âm đạo chảy máu hoặc ra máu lốm đốm là dấu hiệu phổ biến thường thấy, tiếp theo là đau bụng trong một vài tiếng tới một vài ngày.

Máu ra có thể nhẹ hoặc nặng. Cơn đau có thể thỉnh thoảng hoặc liên tục, nhẹ hoặc nặng và cảm thấy đau lưng dưới.

Hãy đi khám nếu bạn nghi ngờ dấu hiệu sảy thai. Ngoài ra, nếu ra máu âm đạo nặng hoặc có những cơn đau bụng nặng, bạn cũng cần tới gặp bác sĩ ngay.

Những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý 1


Mang thai kéo theo nhau thai rụng sớm

Đôi khi phụ nữ mang thai không để ý nên khiến bụng bị chèn, hoặc làm tổn thương bên ngoài bụng và bỗng dưng thai phụ cảm thấy bụng đau ghê gớm, rồi buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu, tử cung cứng và ấn thấy đau.

Đau bụng khi mang thai, vì sao? - 1
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng. (ảnh minh hoạ)

Sinh non

Sinh non bắt đầu bằng những cơn co thắt cổ tử cung trước tuần 37. Hãy tới viện ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như:

- Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).

- Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.

- Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).

- Tăng áp lực lên xương chậu.

- Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.

Tiền sản giật

Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.

Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.

Chửa trứng

Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.Nhiễm khuẩn tiết niệu

Triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang gồm đau, khó chịu hoặc nóng rát khi tiểu; khó chịu ở xương chậu hoặc đau bụng dưới; tiểu không kiếm soát; nước tiểu lẫn máu hoặc bốc mùi chua.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tới thận gồm sốt cao, ớn lạnh, đổ mổ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên sườn; nôn; nước tiểu lẫn máu.

Các nguyên nhân khác


Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.


Làm sao để giảm các cơn đau bụng khi mang thai?

Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút. Ngoài ra, bạn có thể thử làm theo các bước dưới đây:

  • Ngồi xuống một lúc.

  • Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.

  • Tắm nước ấm.

  • Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.

  • Thư giãn tinh thần.

Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.

Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.

Nếu bị đau bụng khi mang thai kèm theo cảm giác khó chịu thì sao?
Đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của một bệnh khác không liên quan đến
mang thai. Viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc viêm túi mật có thể gây ra các cơn đau vùng bụng.

Thai kỳ còn có thể gây ra một vấn đề khác, đó chính là u xơ tử cung. Bệnh này không ảnh hưởng gì tới bạn trước khi thụ thai nhưng có thể khiến bạn không thoải mái một khi đã mang thai.

Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn, nên báo sớm với bác sĩ sản khoa của bạn. Đặc biệt trong trường hợp cơn đau không tự biến mất sau vài phút nghỉ ngơi hoặc nếu bạn bị chuột rút cùng với:

  • Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.

  • Sự tiết âm đạo bất thường.

  • Bị đốm hoặc chảy máu.

  • Đau nhức

  • Nôn ói

  • Sốt

  • Cảm lạnh

Đầy hơi, chướng bụng trong thai kỳ và cách khắc phục

Đầy hơi, chướng bụng là những khó chịu mà các bà bầu thường gặp phải trong thai kỳ. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn vượt qua vấn đề không mong đợi này.

Nguyên nhân

Tiêu hóa chậm trong khi mang thai gây ra đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa khác. Hormone mang thai đặc biệt là progesterone – một loại hormone giúp cơ thể thư giãn – góp phần làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại.

Hormone Progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, cháy họng, trào ngược…

Hơn thế nữa việc có ít không gian trong bụng cũng như sự phát triển của thai nhi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

day hoi trong thai ky

Do mẹ bầu ăn quá nhiều hoặc quá nhanh sử dụng thức ăn, đồ uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng.

Chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm làm cho đầy hơi trở nên khó kiểm soát hơn. Cho dù bạn đang mang thai hay không nếu gặp vấn đề về đầy hơi hãy nhìn vào chế độ ăn uống của mình để có thể biết được nguyên nhân. Mỗi người phụ nữ có phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm. Do đó việc tham khảo các chế độ ăn uống lành mạnh là một cách giúp bạn xác định được các loại thực phẩm làm nên chứng đầy hơi của bạn.

Hãy viết ra tất cả những gì bạn đã ăn và uống. Điều này giúp bạn xác định rõ hơn những loại thực phẩm có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Lưu ý thời gian khi bạn gặp đầy hơi quá mức, danh sách đó sẽ giúp bạn tìm rõ nguyên nhân.

Các thực phẩm cần tránh:

Đậu, bắp cải , súp lơ, bông cải xanh và các thực phẩm giàu fructose .

Thực phẩm hoặc hoa quả quá chua và cay là nguyên khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến chứng chướng bụng, đầy hơi.

Các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, các bà bầu nên lưu ý những điều này.

Các loại thịt hun khói

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa (sữa tươi, sữa cho bà bầu, phô mai, bơ,sữa chua…), một số bà bầu khó hấp thu lactose trong các sản phẩm này, dẫn đến việc đầy hơi, khó tiêu.

Một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, kiệu… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cũng không nên nhai kẹo cao su vì kẹo cao su dễ sinh khí trong dạ dày.

Các thực phẩm nên ăn:

Những loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho… có tác dụng cung cấp chất xơ, có lợi cho tiêu hóa và nhuận tràng.

Dùng nghệ tươi hoặc bột  nghệ khô để hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng, đầy hơi.

Tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho, sốt,… mầ còn giúp bà bầu giảm chứng đầy bụng, khó tiêu

Thay đổi lối sống

Một số thói quen hoặc hành vi của bạn có ảnh hưởng nhất định đến chứng đầy hơi. Mang thai thường cần nhiều đến năng lượng của bạn.

Việc không vận động sẽ có thể làm cho đầy hơi trở nên tồi tệ hơn. Hãy tập thể dục để kích thích hệ tiêu hóa, điều này giúp cho mọi thứ trong cơ thể bạn chuyển động có thể làm giảm khí dẫn đến đầy hơi.

Tránh các hoạt động có thể dẫn đến việc đầy hơi như nói chuyện trong khi ăn, nuốt chửng đồ ăn, sử dụng ống hút, hút thuốc lá và ngậm kẹo. Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đầy hơi. Thay vì ăn một bữa lớn, hãy chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều lần trong ngày và ăn ở tư thế đứng.

Tạo thói quen ăn ít, ăn chậm và nhai thật kỹ để nghiền nát thức ăn, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Mẹ bầu cần mặc quần áo rộng rãi, co giãn tốt đặc biệt là vùng dưới ngực và bụng, để không gây áp lực lên tiêu hóa.

Massage cơ thể nhẹ nhàng giúp lưu thông  máu trong cơ thể, kích thích tiêu hóa đồng thời làm giảm chướng bụng.

Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để giảm chướng bụng, đầy hơi.

Trợ giúp

Một số loại thuốc giảm khí là lựa chọn tốt nếu như đầy hơi trở thành một vấn đề. Thuốc với simethicone thường được khuyến khích vì nó ít có nguy cơ gây hại đến bà bầu và thai nhi.

Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để có thể tìm ra một loại thuốc an toàn để có thể sử dụng trong thai kỳ.

Đầy hơi thường kèm theo đau bụng. Nếu cơn đau trở nên dữ dội hoặc có kèm theo các triệu chứng khác, thì rất có thể bạn đang gặp một vấn đề khác ngoài đầy hơi. Hãy gọi ngay cho bác sĩ  nếu chứng đầy hơi của bạn đi kèm với tiêu chảy, táo bón hoặc có máu trong phân.

BTV Tâm Vũ

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý