Mẹo chữa ho có đờm ở trẻ sơ sinh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹo chữa ho có đờm ở trẻ sơ sinh

18/05/2015 12:00 AM
441

Xử lý khi bé bị đờm ở cổ là một việc cần thiết, vì nếu bé bị đờm sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây nghẹt mũi khó thở, với những bé bú bình còn gây trở ngại khi bú và ngủ. Vậy với bé bị đờm phải xử trí như thế nào, các bạn cùng tham khảo dưới đây.

Xử trí khi bé bị ho có đờm765959

Nguyên nhân gây đờm

Thông thường, đờm đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bú và ngủ. Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.

Mặc dù bị viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm ở cổ họng ở trẻ em, nhưng dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em dễ bị dị ứng theo mùa, từ cuối tháng mười hai đến cuối những tháng mùa hè, giống như người lớn.

Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

Anh hưởng của đờm đến sức khỏe

  • Khi có đờm, trẻ bị ho rất nhiều và bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở, đặc biệt là khi ngủ trưa.
  • Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi, mà đờm không bị trục xuất. Do đó, ho gây nên cảm giác khó chịu, đặc biệt với trẻ sơ sinh.
  • Đờm ở trẻ sơ sinh là rất khó điều trị bởi trẻ không thể tự dùng sức để trục xuất đờm. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng không thể tự xì mũi được, do đó, trẻ bị đờm, ho, sổ mũi kéo dài hơn so với người lớn.
  • Đờm ở trẻ sơ sinh thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt tốt.

Chăm sóc và điều trị trẻ bị đờm ở cổ họng

Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, dễ bị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và các rối loạn khác.

1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc điều trị là tốt nhất cho trẻ sơ sinh bởi vì giúp làm giãn phế quản, cho phép đờm bong ra dễ dàng.
  • Thông thường, đối với con trẻ, tốt nhất là để cho các bác sĩ quyết định những biện pháp khắc phục.
  • Các biện pháp điều trị đờm cũng sẽ phụ thuộc vào tuổi của em bé và điều kiện y tế khác.

2. Chế độ ăn uống

Một số thực phẩm có thể gây ra đờm: Sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, pho mát, bơ… Các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Cùng với các sản phẩm sữa, đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm tạo đờm. Vì vậy, khi trẻ có đờm, bạn nên tránh cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm trên.

Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm và nhóm thực phẩm có thể gây ra đờm trong cổ họng, nhưng cũng có vô số các loại thực phẩm có thể giúp làm giảm nó.

  • Một muỗng mật ong và gừng có thể giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn dư thừa, đây là một phương thuốc phổ biến cho nhiều người mắc.
  • Thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, em bé sau đó dễ dàng ho ra đờm.
  • Uống nước cũng có tác dụng tốt giúp loãng đờm.

3. Biện pháp điều trị khác

  • Một cách khác để thoát khỏi đàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh là sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ.
  • Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước: Bằng cách để trẻ hít vào khí ấm nóng – ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra.

Lưu ý:

Không giống như ở người lớn, bé không tắc nghẽn có thể được điều trị bằng cách súc miệng.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
be nha e dc 4 thang 9 ngay bi ho dom nhieu lam,so mui kho tho,cu nua dem la ho sac sua roi ra dom nua,co ai giup em voi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý