Em bé đạp nhiều biểu hiện điều gì?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Em bé đạp nhiều biểu hiện điều gì?

25/05/2015 12:00 AM
536
Khi mang thai, người mẹ luôn cảm thấy lo lắng vì không biết em bé có khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không.
<div class="mosimage" "="" align="center" style="text-align: center;">Image
Ảnh: sưu tầm


Chỉ qua màn hình siêu âm mẹ mới có thể nhìn thấy em bé với những cử động nhẹ nhàng và đáng yêu trong bụng mình. Còn Bình thường, chỉ khi nào em bé đạp thì bạn mới yên tâm rằng con yêu vẫn Bình yên, khỏe mạnh.

Lần đầu thấy con đạp

Lần đầu tiên cảm nhận được cử động của con, hay còn gọi là “thai máy”, “thai đạp” từ trong bụng, bất kì bà mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Thông thường, từ tuần thai thứ 16 đã có thể nghe được tiếng thai đạp qua ống nghe của bác sĩ. Và đến 18-20 tuần thì mẹ mới có thể tự cảm nhận được khi bé cựa quậy, những người đã từng có kinh nghiệm làm mẹ sẽ nhận ra thai đạp sớm hơn những người mới làm mẹ lần đầu.

Bé đạp như thế nào?

Thời gian đầu, bé sẽ đạp nhẹ ở phía bụng dưới của mẹ và số lần đạp vẫn còn ít. Sau đó bé đạp nhiều và mạnh hơn từ tuần thứ 18-38, vị trí đạp có thể ở rất nhiều nơi trên khắp bụng mẹ. Có lúc, cả bố cũng có thể sờ thấy bàn tay hay chân bé chồi lên trên thành bụng mẹ nữa đấy. Càng đến gần ngày sinh thì bé sẽ đạp ít hơn vì lúc này tử cung đã trở nên chật chội khiến cho bé khó cử động chân tay.

Thai đạp là chứng tỏ sự hiện diện và sự sống của bé, do đó mẹ cần phải theo dõi những cử động hàng ngày của con yêu để có thể nắm được tình trạng của con, đồng thời kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Nếu thai đạp 30 lần trở lên trong 12 tiếng đồng hồ thì chứng tỏ bé đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi em bé có một nhịp sinh học khác nhau nên dấu hiệu thai đạp cũng diễn ra không giống nhau về thời điểm, số lần lẫn mức độ đạp mạnh hay nhẹ. Đại đa số các bé thường đạp mẹ nhiều nhất là vào buổi tối.

Bé có dấu hiệu bất thường?

Nếu bạn cảm thấy những thay đổi sau đây, thì rất có thể em bé đang gặp nguy hiểm và bạn cần phải đến bác sĩ ngay:

- Số lần thai đạp giảm so với Bình thường, và bé đạp cũng yếu hẳn đi

- Bé đạp mạnh, gấp gáp hơn: có thể bé đang bị ngạt thở nên cố giãy giụa trong tử cung.

- Vào tháng cuối thai kì, vị trí mà bé đạp cũng có thể chứng tỏ vị trí mà bé nằm trong tử cung có Bình thường hay không. Lúc này, bé đã xoay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời. Do đó nếu bạn thấy bị đạp ở bụng dưới thì có thể ngôi thai của bạn là ngôi ngược hoặc thai đang nằm ngang.

Để đảm bảo an toàn cho bé trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ lẫn việc bé ra đời, mẹ phải biết cách theo dõi con đạp hàng ngày để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu như em bé gặp nguy hiểm. Mỗi cử động nho nhỏ của con không chỉ khiến cho bố mẹ hạnh phúc vì được “cảm thấy” con, mà còn là thông điệp bé gửi đến bố mẹ rằng bé có khỏe mạnh hay không.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý