Hướng dẫn làm tan máu bầm bằng trứng gà

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn làm tan máu bầm bằng trứng gà

03/06/2015 12:00 AM
286

Đang loay hoay chuẩn bị bữa cơm chiều cho cả gia đình, chị Phương (Q. Bình Chánh) hoảng hốt khi thấy bé Tâm (12 tuổi) đi học về người trầy trụa, bầm tím khắp người.

Bé Tâm vừa khóc vừa kể hồi chiều đi học về, khi băng qua đường thì bị chiếc xe máy chở hàng quẹt trúng, tài xế không giữ được tay lái nên ngả cả hàng và xe vào người.

Kiểm tra vết thương thấy không quá nặng, bé Tâm chỉ bị trầy sơ bên ngoài da và có một số vết bầm trên đùi, tay và đầu gối, đụng đến đâu thì bé Tâm than đau đến đó, chân thì cứ đi cà nhắc. Xót con nên chị Phương dùng trứng gà để xoa cho bé Tâm hi vọng bé mau hết, thế nhưng xoa đến đâu thì bé Tâm lại khóc đến đó vì vừa đau lại vừa nóng, trên đùi bé Tâm lại thêm mấy đốm đo đỏ do bị nóng khi xoa trứng gà. Thấy vậy, chị Phương liền đưa bé Tâm ra nhà thuốc để tìm thuốc phù hợp.

Tại đây các bác sỹ cho biết không nên sử dụng trứng gà để làm tan vết bầm. Khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ và máu thoát ra ngoài, tụ lại mô lỏng lẻo dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu. Khi xoa trứng gà lên vết bầm sẽ khiến vị trí chấn thương tiếp tục bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí vùng da bị chấn thương có khi bị hoại tử vì thiếu máu nuôi do hiện tượng “thất thoát” máu”. Do đó ngoài việc cho một số loại thuốc uống các bác sỹ cũng đưa thêm thuốc thoa Hirudoid để điều trị các vết bầm và sưng nề dưới da.

Sau lần bị té này của bé Tâm, chị Phương cũng trang bị một số thuốc tan máu bầm cho tủ thuốc gia đình của mình để có thể tự xử lý kịp thời một số vết thương nhất là những vết bỏng do bô xe hoặc những vết thương do va chạm các vật dụng trong nhà. Chị Phương cho biết, dù các vết bầm không trị cũng sẽ tự hết nhưng cũng phải mất hơn cả tuần, đi lại cũng khó khăn, làm gì cũng phải cẩn thận không thì đụng vào sẽ đau điếng, trong khi công việc buôn bán ở nhà thì lúc nào cũng nhộn nhịp, tấp nập đâu thể nghỉ ngơi ngày nào. Nghĩ thế nên thà chị Phương tốn chút tiền để mua thuốc bôi cho mau hết còn hơn là ngồi chờ từng ngày.

Cũng theo các bác sỹ cho biết việc sử dụng các thuốc tan máu bầm sẽ giúp cho các vết bầm dưới da mau chóng được hồi phục. Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, người bệnh có thể dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật… Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu. Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, người bệnh có thể dùng phương pháp xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể sử dụng các phương pháp đơn giản và kinh tế như thoa thuốc tan máu bầm ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn.

Tốt hơn là chọn những loại thuốc thoa ngoài da có chứa thành phần MPS dạng phân tử thấp. Hoạt chất này sẽ thẩm thấu qua da dễ dàng ở nồng độ điều trị thích hợp, xuống tận phía dưới của da, giúp tan máu bầm nhanh chóng, rút ngắn thời gian lành vết thương. Hoạt chất này không ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được bôi trên da còn nguyên vẹn, tuyệt đối không bôi lên vết bầm bị lở loét, chấn thương, niêm mạc, mắt hay màng nhầy.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý