Tác dụng chữa bệnh c��a cây sâm đất: cây thuốc quý chữa nhiều bệnh

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh c��a cây sâm đất: cây thuốc quý chữa nhiều bệnh

29/06/2015 12:00 AM
2,155

Hỏi


Trong vườn nhà tôi có một loại cây phát triển lây lan, chóng lớn cả thân và củ. Tôi nghi cây đó là loại cùng họ cây Sâm, có thể làm dược liệu tốt.Nay tôi gửi mẫu cây này và viết thư đến quý Ban biên tập mong được biết loại cây này là cây gì? Tác dụng của nó ra sao, nếu dùng được cho sức khỏe con người thì cách trồng, thu hoạch, chế biến, sử dụng thế nào?
Đáp


Cây bác gửi ra đúng là mang tên Sâm nhưng không phải là họ Sâm. Đó là cây Thổ cao ly sâm, hay còn gọi là: Thổ nhân sâm, Sâm đất, Giả sâm. Tên khoa học là Talinum crassifolium Wild. thuộc họ Rau sam Portulacaceae.


Thổ nhân sâm là cây thảo, sống hàng năm, cao 30 – 50 cm, thân hình trụ nhẵn, phân cành ngay từ gốc. Lá mọc so le, dày gần như không có cuống hoặc cuống rất ngắn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, gân lá mờ, hai mặt nhẵn gần như cùng màu.

Cụm hoa là một chùy kép mọc ở đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ màu hồng; đài có 2 răng nhỏ; tràng 5 cánh nhọn; nhị nhiều; bầu thượng hình cầu. Quả nhỏ, hình cầu, khi chín màu đỏ nâu; hạt dẹt, màu đen nhánh.


Ở Việt Nam, Thổ nhân sâm vừa là cây trồng tự nhiên, vừa là cây trồng để làm thuốc. Cây gặp nhiều ở các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Phòng, Nghệ An,…


Cây mọc rất khỏe, có thể trồng bằng hạt hoặc bằng một một mẩu thân rễ. Cây mọc nhanh, sau một năm có thể thu hoạch thân rễ. Để lâu năm sẽ được thân rễ to hơn.


Cách trồng bằng hạt: cây không kén đất, đất nào cũng mọc được, trừ nhưng nơi úng  ngập. Đất cày bừa lên thành luống cao 20-25 cm, bón lót 10-15 tấn/ha phân chuồng, rạch thành hàng cách nhau 20 cm. Hạt gieo theo hàng, sau tỉa cây còn lại khoảng cách 10-15 cm cho một cây.

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc, bón thúc bằng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm pha loãng.


Bộ phận sử dụng chủ yếu là rễ, ngoài ra còn sử dụng cả lá. Rễ cây thu hái vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái mỏng, tẩm nước gừng hoặc nước đường để chín. Lá cây có thể dùng nấu canh như là rau mùng tơi. Ngoài ra, rễ và là còn có thể nấu với thịt để ăn.


Thổ nhân sâm còn được gọi là Sâm của người nghèo, do cây dễ trồng lại có tính bổ dưỡng cao, còn dược xếp vào loại rau ăn làm thuốc. Tại một số vùng, cây đã được sử dụng như một loại thực phẩm, rau củ tươi.


Một số bài thuốc dùng cây Thổ nhân sâm


- Bồi dưỡng cơ thể sau khi ốm nặng, người gầy yếu, kinh nguyệt không đều. Củ thổ nhân sâm 30-50 g, sắc nước uống trong ngày. Cũng có thể lấy Củ thổ nhân sâm 12-20 g, cá mực 1 con, hầm với nửa rượu nửa nước để ăn.  


- Chữa khí huyết suy nhược, mệt mỏi, tim hồi hộp, ăn ngủ kém. Củ nhân sâm 30-50 g; ý dĩ, hạt sen, bạch truật, củ mạch môn mỗi thứ 12 g (đều sao lên); đương quy 8 g, thục địa 8 g, táo nhân (sao đen) 6 g, sắc nước uống trong ngày. 


- Chữa tiêu chảy do tù vị hư nhược. Củ thổ nhân sâm 15-20 g, Hà thủ ô trắng 12 g, thông thảo 8 g, đường phèn lượng thích hợp, hầm với thịt gà, ăn trong ngày.


- Chữa mồ hôi ra nhiều, ra mồ hôi khi ngủ: Củ thổ nhân sâm 60 g, dạ dày lợn 1 cái, hầm chín để ăn.


- Chữa tiểu tiện nhiều: Củ thổ nhân sâm 60 g, kim anh tử 60 g, sắc nước uống trong ngày.


- Chữa rôm sảy: Lá và cành non Thổ nhân sâm giã nát, thoa nhẹ lên da. 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý