Cách bảo quản xe tay ga khi trời mưa và sau khi lội nước

seminoon seminoon @seminoon

Cách bảo quản xe tay ga khi trời mưa và sau khi lội nước

30/06/2015 12:00 AM
219

Sau tết Âm lịch hàng năm, kiểu thời tiết mưa phùn kéo và những cơn mưa bất chợt khiến độ ẩm tăng cao, bùn đất cũng nhiều hơn bám riết vào xe. Ngoài ra, do trời mưa sau khoảng thời gian nhiều tháng mùa khô nên nồng độ axit, các chất ăn mòn và tro bụi công nghiệp trong nước mưa tương đối nhiều so với kiểu mưa mùa hè.

Những yếu tố này làm cho chất lượng xe của bạn nhanh xuống cấp, đặc biệt là hiện tượng ăn mòn kim loại và làm bong sơn trên xe. Chưa hết, bùn đất và bụi bẩn trên đường vốn chứa nhiều chất ăn mòn khi trộn với nước mưa sẽ bám chặt vào xe khiến tốc độ ăn mòn trở nên nhanh và đáng lo ngại hơn.

Điều này cộng thêm độ ẩm không khí cao lại càng tạo điều kiện cho quá trình ô xy hóa diễn ra mạnh mẽ. Người dùng có thể không nhận thấy rõ trong ngày một ngày hai, nhưng hãy để ý đến sau mùa mưa, chiếc xe của bạn đã bị “xuống cấp” cỡ nào.

Hãy tự bảo quản xe của mình trong mùa mưa phùn đúng cách để chiếc xe mãi bền đẹp. Van.vn sẽ mách nhỏ bạn những mẹo sau để xe “sống chung với lũ” những ngày nồm ẩm này nhé.

Cẩn thận tuân thủ nguyên tắc giữ xe “luôn khô ráo”

Nói giữ xe luôn khô ráo trong điều kiện thời tiết mưa phùn thì nghe có vẻ khôi hài. Nhưng đó là cách nói tương đối thôi, vì đã ra đường mùa này thì xe kiểu gì chẳng bị ướt. Xin đính chính cho cụm từ “luôn khô ráo” bằng cụm từ “không bị ngâm nước”.

Khi đậu xe, bạn nên chọn nơi có mái che khô thoáng và thông gió tốt để xe nhanh khô. Đây là cách cực kì tốt để giúp xe tránh xa những chất ăn mòn và quá trình ô xy hóa. Nếu chẳng may bạn không tìm được chỗ đậu ưng ý, khó nhằn hơn là phải để xe ngoài trời thì nên mang theo tấm bạt phủ đối với ô tô và dùng áo mưa che đậy cẩn thận xe máy. Một thói quen đơn giản nhưng rất hữu ích đấy nhé.

Rửa xe, rửa xe và rửa xe

Tâm lý của không ít người là “không muốn rửa xe” vì trời mưa, đường bẩn như thế này kiểu gì cũng bị bẩn thêm, chẳng gì phải rửa làm gì để phải mất thêm tiền. Tuy nhiên, quan điểm này rất sai lầm vì bùn đất bám lâu ngày với nồng độ chất ăn mòn cao hơn nước mưa sẽ làm xe của bạn nhanh hỏng, mà tiền sửa có khi gấp mấy trăm lần tiền rửa xe.

Công nhận một điều là rửa xe nhiều không giúp giữ xe luôn sạch nhưng lại giảm đáng kể lượng chất ăn mòn bám trên xe. Thêm vào đó, làm sạch xe thường xuyên khiến quá trình ô xy hóa chậm lại. Nhờ thế mà tránh được kiểu hoen rỉ thường thấy, xe chạy mượt và mới được lâu hơn.

Bảo quản sơn trên xe máy

Như đã nói ở trên, xe trong mùa mưa ngoài việc bị ăn mòn kim loại thì nước sơn cũng rất dễ bị xuống cấp. Với xe máy, cách tốt nhất là bạn dán nilong lên bề mặt vỏ xe vừa giúp chống xước lại đảm bảo độ bền màu. Lớp bảo vệ này như tấm giáp ngăn không cho axit và các chất ăn mòn tác động tới chất lượng sơn phủ. Giờ là lúc bạn có thể thoái mái lái xe trong mưa mà không lo bị ảnh hưởng tới màu sơn.

Chăm sóc kĩ lưỡng hệ thống điện và lọc gió

Chết máy, mất điện, khó nổ là hiện tượng thường thấy ở nhiều chiếc xe trong điều kiện thời tiết mưa phùn, nồm ẩm như thế này. Lý do là hệ thống dây điện, đặc biệt là các mối nối nhanh bị ô xy hóa nên dẫn điện kém, có khi bị chập cháy rất nguy hiểm.

Lời khuyên dành cho bạn là nên bảo dưỡng hệ thống điện thường xuyên. Đặc biệt lưu tâm tới các đầu nối, chú ý bọc bảo vệ dây điện cẩn thận. Bugi là bộ phận đánh lửa nên cần được lau chùi vì chi tiết này dễ bị bắt bẩn do không khí trong buồng động cơ cao hơn bình thường rất nhiều.

Ngoài ra, các bác tài cũng phải thường xuyên chăm sóc cho bộ lọc gió để động cơ có đủ không khí đốt cháy nhiên liệu. Nếu bộ lọc bị ướt hoặc bám bẩn thì ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình này. Bạn cần phải tra dầu cho những bộ phận truyền động như xích, ổ trục.. cũng như bảo dưỡng tốt cho hệ thống quạt gió làm mát.

Bảo quản xe sau khi lội nước

Phải băng qua những con đường ngập tại Hà Nội vài ngày qua, nhiều xe chết máy phải sửa chữa, từ nhẹ là lau bugi đến nặng là thay ắc-quy hay bộ IC mới.

bike-1-1376017579_500x0.jpg

Không thể đi đường vòng, nhiều xe phải băng qua chỗ ngập. Ảnh: Phương Sơn.

Giải pháp tạm thời để xe có thể vận hành là xả nước trong ống pô, lau chùi bu-gi do các dịch vụ sửa xe lưu động thực hiện. Nhưng nhiều xe chết máy ngay ở đoạn nước sâu, khiến máy bị ngâm lâu trong nước, dẫn đến tình trạng hỏng hóc càng cao. Nếu bị nước thâm nhập, độ nhớt dầu bị giảm khiến việc bôi trơn không tốt, gây mài mòn cơ học. Ở nhiệt độ cao, nước sẽ làm axit hóa nhớt và gây mòn hóa học.

Với những xe tay ga, do cấu tạo đặc biệt, đường ống thông hơi của hộp số tự động thấp nên nước rất dễ lọt vào làm cho dầu máy bị axit hóa chuyển từ màu vàng thông thường sang màu trắng đục.

bike-2-1376018176_500x0.jpg

Thay bugi chỉ là giải pháp tạm thời. Ảnh: Phương Sơn.

Việc cần làm sau khi xe bị ngập nước là thay dầu động cơ, kiểm tra bộ lọc khí, hệ thống điện, đặc biệt với những xe ga sử dụng hệ thống phun xăng điện tử. Ngoài ra cần kiểm tra chế hòa khí và xả hết xăng cũ của bình xăng con, thay bu-gi nếu cần thiết. Thay lọc gió và bộ truyền động cho xe tay ga. Bạc đạn ở hai bánh xe cũng cần được kiểm tra, làm khô và tra mỡ.

Nếu có thể, hạn chế đi vào chỗ ngập nước. Nếu không thể tránh, nên để xe chuyển động ở số thấp, số 1 hoặc số 2 và giữ đều ga. Việc giữ đều ga làm cho nước khó có thể thâm nhập vào được ống xả do hơi đẩy ra ngoài.

 Nếu xe chết máy, không nên cố khởi động ngay mà tìm chỗ có độ dốc lớn, cố nâng đầu xe lên cao để cho nước trong ống xả thoát ra ngoài. Lau hoặc thay bugi nếu cần thiết. Sau khi thoát nước ngập, trong thời gian ngắn nhất nên mang xe đến cửa hàng sửa chữa và thực hiện những bước trên.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý