Nấm âm đạo khi mang thai

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nấm âm đạo khi mang thai

18/04/2015 11:06 AM
1,370
I.Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai và cách phòng tránh, điều trị

Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị nhiễm nấm âm đạo và một số viêm nhiễm khác. Nguyên nhân chính là sự thay đổi của các hóc-môn trong cơ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn. Vậy nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai thì sẽ phải làm gì?


Nhiễm nấm âm đạo là gì?



Nhiễm nấm âm đạo là một loại bệnh hay gặp ở phụ nữ và phổ biến hơn khi mang thai. Loại bệnh này do vi nấm Candida albicans gây ra. Bình thường luôn có một lượng nấm men nhất định trong âm đạo hay đường ruột của bạn. Nấm men chỉ gây ra vấn đề khi nó phát triển quá nhanh, lấn át các vi sinh vật khác trong hệ vi sinh vật bình thường ở âm đạo hay đường ruột.


Nồng độ cao hormon estrogen trong thời gian mang thai làm cho âm đạo của bạn tiết ra nhiều glycogen hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển ở đó. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, estrogen còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên nấm men, khiến chúng phát triển nhanh và bám dễ dàng hơn vào thành âm đạo.


Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai và cách phòng tránh, điều trị


Bạn cũng có nhiều khả năng bị nhiễm nấm men khi dùng thuốc kháng sinh, nhất là trong trường hợp bạn dùng thuốc thường xuyên hoặc kéo dài. Bởi vì ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn mục tiêu, các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn bình thường trong âm đạo của bạn.


Triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo



Đôi khi nấm âm đạo có thể xuất hiện rồi tự biến mất, tuy nhiên căn bệnh này thường làm bạn khó chịu nếu không được điều trị triệt để. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:

- Ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, nóng rát và đỏ âm đạo và môi âm hộ (đôi khi sưng lên)

- Ra dịch tiết âm đạo không mùi thường có màu trắng hoặc kem.

- Khó chịu hoặc đau trong khi quan hệ tình dục

- Rát khi đi tiểu (khi nước tiểu chạm vào vùng đã bị kích ứng bởi nấm)


Làm gì nếu bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai?



Nếu nghi ngờ rằng bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết âm đạo của bạn và kiểm tra để xác định chẩn đoán và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn.

Bạn không nên thử chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị cho mình. Triệu chứng của bạn có thể do những nguyên nhân khác như nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc mắc kèm với nấm men.

Nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc giới thiệu cho bạn một loại kem kháng nấm âm đạo đặc trị hoặc một loại thuốc đặt âm đạo an toàn khi mang thai. Và hãy nhớ rằng các loại thuốc kháng nấm đường uống không nên dùng để điều trị nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ.

Đối với hầu hết các nhiễm trùng do nấm men, kem và thuốc đặt chứa clotrimazole thường có hiệu quả hơn so với các thuốc có chứa nystatin.

Bạn cần phải bôi kem hoặc đặt thuốc vào âm đạo trong một liệu trình điều trị khoảng 7 ngày. Tốt nhất là bôi trước khi đi ngủ thì thuốc sẽ ít bị rớt ra ngoài. Bạn cũng nên bôi kem chống nấm xung quanh các khu vực ngay bên ngoài âm đạo của bạn.

Thông thường, sau vài ngày điều trị bạn mới cảm thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể làm dịu cảm giác ngứa khó chịu với một túi nước đá hoặc bằng cách ngâm mình trong một bồn nước mát khoảng 10 phút.

Nếu bạn thấy thuốc gây kích ứng đau, ngứa, rát hoặc dường như không có tác dụng, hãy thông báo cho bác sĩ biết. Có thể bác sĩ sẽ cần phải thay đổi thuốc khác cho bạn. Hãy chắc chắn là bạn tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm.


Nhiễm nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?



Bạn không cần quá lo ngại về nguy cơ gây hại cho em bé của bệnh này. Nhiễm nấm men sẽ không làm tổn thương hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của em bé. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng vào thời điểm chuyển dạ, có một nguy cơ là trẻ sơ sinh sẽ tiếp xúc với nấm khi bé chui ra khỏi bụng mẹ. Trong trường hợp này, bé có thể bị nhiễm nấm men trong ở mắt, mũi, miệng. Tất nhiên bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách điều trị cụ thể cho bé của bạn.


Làm thế nào để giảm nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo?



Bạn sẽ ít khả năng bị nhiễm nấm âm đạo nếu bạn luôn giữ cho vùng sinh dục của bạn khô (nấm men phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm) và hệ môi trường trong âm đạo của bạn cân bằng. Những gợi ý đơn giản sau đây có thể giúp bạn phòng tránh hiệu quả căn bệnh này:

- Mặc đồ lót bằng cotton thoáng khí; tránh mặc chật hoặc bó sát, đặc biệt là quần có chất liệu vải từ sợi tổng hợp.

- Bỏ bộ đồ tắm ướt của bạn ra ngay sau khi bơi, và thay quần áo lót của bạn sau khi tập luyện nếu bạn ra mồ hôi.

- Thử ngủ mà không có đồ lót vào ban đêm để cho phép không khí tiếp xúc với vùng sinh dục của bạn nhiều hơn (nấm dễ phát triển trong môi trường bí khí).

- Tránh dùng các dung dịch vệ sinh mạnh, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng khó chịu cho bộ phận sinh dục.

- Rửa sạch vùng sinh dục của bạn nhẹ nhàng với nước ấm. (Không được thụt rửa âm đạo trong thai kỳ.)

- Luôn luôn lau từ trước ra sau.

- Sữa chua lên men tự nhiên có chứa rất nhiều vi sinh giúp cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.

- Bạn cũng có thể uống bổ sung men vi sinh nhưng nhớ là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Một số gợi ý khác là ăn tỏi. Hãy dùng tỏi trong các món ăn.

- Tinh dầu trà cũng giúp đánh bật nấm âm đạo nhưng nó có thể gây kích ứng da. Không dùng nhiều hơn 1 – 2 giọt/nước tắm và nếu bị kích ứng (sưng tấy hay mẩn đỏ) thì phải ngừng sử dụng ngay và dùng nước sạch để tắm.


II. Điều trị nhiễm nấm âm đạo khi có bầu

Nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ “bầu bí” là hoàn toàn bình thường tuy nhiên điều trị kịp thời và đúng cách rất quan trọng với sức khoẻ của chị em và thai nhi.


Nguyên nhân


Những thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi lượng pH ở âm đạo vì thế rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo.

Sự tăng hoặc giảmlượng đường hoặc axit của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo.


Triệu chứng


Biểu hiện thường thấy của tình trạng nhiễm nấm âm đạo:

- Vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa, đau và nóng rát.

- Đi tiểu thường xuyên, sưng hoặc tấy ở phía ngoài âm đạo.

- Có dịch màu trắng hoặc ngà chảy ra từ âm đạo.


Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo


Chế độ ăn nhiềurau và hoa quả kết hợp uống đủ nước là phương pháp điều trị nhiễm nấm âm đạo tự nhiên hiệu quả.

Mặc quần lót cotton sáng màu và giữ cho vùng âm đạo luôn khô ráo, sạch sẽ.

Ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày để ngăn chặn các vi khuẩn có hại.

Với những bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo nên: Luôn giữ cho vùng âm đạo sạch, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót khi đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng nhiễm nấm khô, thoáng.


Điều trị


Nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tránh điều trị bằng thuốc uống vì thuốc có tác dụng chống lại vi khuẩn rất mạnh nhưng lại có hại cho thai nhi.

Trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối, có thể dùng các biên pháp điều trị tự nhiên.


Phụ nữ có bầu nên lựa chọn cách ngăn ngừa và chữa nhiễm nấm âm đạo an toàn cho thai nhi.


III.
Phòng tránh nấm âm đạo bằng những cách đơn giả


Không ít bà mẹ mang thai phải chịu đựng những khó chịu do nấm âm đạo hoành hành. Đây là một loại bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng tới thai nhi, lại dễ lây lan rộng và nếu không điều trị kịp thời có thể nhiễm trùng gây nguy hiểm. Vì vậy phòng còn hơn chống, hãy sớm áp dụng một số cách đơn giản sau đây nhé.


Trong quá trình mang thai, một chất có tên là glycogen tăng ở âm đạo, làm nấm phát triển. Glycogen là một loại đường. Do đó, cách “khôn ngoan” phòng nấm là giảm tiêu thụ đường và đồ ăn chứa đường.


Tránh để âm đạo quá nóng bức. Mặc đồ lót cotton. Không ngâm mình trong bồn tắm nước ấm lâu. Không mặc đồ jeans quá thường xuyên. Bạn cũng nên tránh đi tất chật.


Không dùng các sản phẩm chứa xà phòng để vệ sinh âm hộ. Chọn các sản phẩm phi sinh học (non-biological) để giặt quần áo.


Khi bạn đi tiêu, hãy vệ sinh vùng kín từ đằng trước ra đằng sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn tới âm đạo. Không dùng khăn bằng vải flannel để lau vùng kín. Nếu bạn đi bơi, hãy luôn giặt sạch và phơi thật khô đồ bơi trước khi sử dụng. Không dùng các chất khử mùi vùng kín.


Sữa chua có chứa chất probiotic, cung cấp chất chống nhiễm khuẩn tự nhiên. Ăn sữa chua hàng ngày không chỉ tăng miễn dịch mà còn giúp phòng nấm hiệu quả.


Bạn cũng có thể thử các chất bổ sung chứa lactobacillus nhưng nên hỏi bác sĩ trước.


Một số nghiên cứu cho thấy, củ tỏi có tác dụng phòng nấm và nhiễm khuẩn vùng kín. Bạn có thể dùng tỏi nguyên tép, thái lát hoặc băm nhuyễn khi nấu ăn.


Tinh chất trà xanh có tác dụng chống nấm nhưng có thể làm da bị kích ứng. Do đó, không được dùng quá 1-2 giọt tinh dầu trà pha vào nước tắm. Nếu có dấu hiệu kích ứng từ trà xanh như ngứa, đỏ thì không nên dùng trà nữa. Nhanh chóng vệ sinh vùng kín bằng nước ấm.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em ra dịch màu trắng sữa giờ mang thai 1thang bgio em phai làm gì ? mà có bị ảnh hưởng tới thai ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E bi nam o vung kin ,no gay cho e cam giac rat la kho chiu va doi con tiet ra nhung mui hoi kho chiu nua .zay bac si cho e hoi gio e phai lam gi de khong con tinh trang nay tai phat nua.ma e dang co thai thang thu 6 roi.bac si cho e mot loi khuyen nha.e cam on bac si nhieu
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
khi toi bi nam chua phat hien ra duoc nhung lai co thai luon trong thoi ky bi nam do truoc khi mang thai toi da bi nam va keo dai cho den bay gio thai nhi da duoc 2 thang tuoi vay toi muon hoi bac si thai nhi cua toi co bi anh huong gi khi tinh trung di vao va phat trien thanh thai nhi hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Những em bé được sinh ra bởi những bà mẹ mắc viêm âm đạo do nấm có thể bị lây nhiễm chứng bệnh này từ mẹ, biểu hiện ra bên ngoài là vi khuẩn nấm sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, thậm chí là mù lòa, viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ được sinh ra từ những người mẹ bị mắc viêm âm đạo do nấm sẽ bị tăng nguy cơ viêm phổi trong vòng 3 tuần đầu sau sinh. Khi mang thai ở tháng thứ 3 mắc viêm âm đạo do nấm cần phải điều trị nhanh chóng. Phương pháp điều trị có thể là sử dụng thuốc kháng nấm đặt trong âm đạo khoảng 10 ngày có thể chữa bệnh, trong thời gian đặt thuốc nên kết hợp dùng dung dịch rửa ngoài âm hộ và đồ lót. Sau khi điều trị khỏi bệnh nên thay hết đồ lót trước đó bằng đồ lót mới. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc viêm âm đạo do nấm không nên tự ý mua và dùng thuốc vì sẽ rất nguy hiểm, khiến cho việc điều trị không những không mang lại kết quả như mong muốn mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển cũng như sự an toàn của thai nhi. Ngoài ra rất nhiều thai phụ khi mắc bệnh sau khi dùng một số loại thuốc cảm thấy khó chịu, dẫn đến động thai thì phải ngừng không được sử dụng loại thuốc đó nữa. Bạn hãy đi khám bác sĩ để nhận được những lời khuyên bổ ích. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!
E bi ngua.va ra dich mau vang.luc dau thi mau trang e tri xong mot tuan het rui bay h e lai tai phat nua ma co dich mau vang ma e dang co thai 7tuan tuoi rui a.vay e hoi bac si tinh trang nhu e co sau ko a!e rat la lo cho thai nhi e.no ray cho e ngua va rat kho chieu.
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Bạn điều trị có theo chỉ định hay không? Nấm âm đạo rất khó trị dứt điểm, vì vậy bạn phải tuyệt đối tuân theo chỉ định và liệu trình điều trị của bác sĩ. Bạn nên tái khám sớm để được tư vấn cụ thể nhé. Chúc bạn và bé khỏe mạnh!
e bi nam khi sinh e be 1thoi gian thay chau bi man do len lieu co sao khong a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý