Chlamydia là gì?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chlamydia là gì?

18/04/2015 11:06 AM
1,776

Chlamydia là bệnh gì?

Vi khuẩn có thể truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục và có thể qua tiếp xúc bằng miệng hoặc âm đạo. Nếu ai đó chạm vào chất dịch trong cơ thể có chứa vi khuẩn sau đó sờ lên măt thì rất có khả năng bị nhiễm khuẩn Chlamydia. Chlamydia cũng có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh nở. Những đứa trẻ này có thể bị viêm phổi và hay nhiễm trùng ở mắt và nếu ko được chữa trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm. Chlamydia ko thể lây qua khăn tắm, tay nắm cửa hoặc bệ ngôì nhà vệ sinh.
Làm cách nào để nữ phát hiện ra là đã mắc bệnh?
Thật khó để một phụ nữ biết liệu cô ấy có bị Chlamydia hay kô vì hầu hết phụ nữ đều ko có bất kỳ triệu chứng nào. Chlamydia có thể gây ra khí hư bất thường ở âm đạo hoặc đau khi đi tiểu. Một số phụ nữ mắc Chlamydia có thể bị đau bụng dưới, đau khi giao hợp hoặc chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt. Đôi khi bị nhiễm Chlamydia có thể gây sốt nhẹ, đau cơ hoặc nhức đầu.
Làm cách nào để nam giới phát hiện ra là đã mắc bệnh?
Một người đàn ông có thể khó phát hiện ra có bị nhiễm Chlamydia giống như một phụ nữ. Vài người đàn ông có thể thấy chất dịch tiết ra ở đầu dương vật (niệu đạo – nơi nước tiểu ra ngoài) hoặc có cảm giác ngứa hoặc nóng rát xung quanh dương vật và tinh hoàn bị xưng lên. Nhiều khi một người đàn ông bị nhiễm Chlamydia có rất ít hoặc kô có triệu chứng gì, vì thể anh ta thậm chí cũng kô biết mình đã mắc bệnh.
Khi nào triệu chứng xuất hiện?
Một người bị nhiễm Chlamydia chỉ thấy triệu chứng vài tuần sau đó. Ở một sổ người, triệu chứng chỉ xuất hiện 3 tuần sau đó và có nhiều người chẳng bao giờ phát ra bất cứ triệu chứng nào.
Điều gì có thể xảy ra?
Nếu kô được chữa trị ở phụ nữ, Chlamydia có thể gây ra viêm nhiễm đường niệu đạo (nơi nước tiểu ra ngoài) và viêm nhiễm cổ tử cung (sưng và đau do viêm nhiễm). Có thể dẫn tới bệnh viêm vùng chậu (PID) – một loại viêm nhiễm tử cung, buồng trứng, và/ hoặc ống dẫn trứng Phalop. PID có thể gây ra hiếm muộn/ vô sinh và mang thai ngoài tử cung sau này.
Nếu bệnh kô được chữa trị ở nam giới, Chlamydia có thể gây sưng niệu đạo và mào tinh hoàn (cấu trúc gắn với tinh hoàn nơi tinh trùng đi qua)
Điều trị bệnh này như thế nào?
Nêú bạn nghĩ mình mắc Chlamydia hoặc nếu bạn tình của mình có mắc Chlamydia, bạn nên đến khám bác sỹ gia đình, bác sỹ nam khoa niên hoặc bác sỹ phụ khoa. Một số phòng khám tư nhân địa phương như Planned Parenthood cũng có thể kiểm tra và điều trị bệnh Chlamydia.
Bác sỹ sẽ xét nghiệm bằng cách lấy mẫu ở tử cung hoặc dương vật để phân tích. Đôi khi bác sỹ có thể chẩn đoán Chlamydia bằng cách xét nghiệm nước tiểu. Hãy thổ lộ với bác sỹ cách kiểm tra nào là tốt nhất. và hãy để bác sỹ biết cách thông báo cho bạn một cách riêng tư cho dù kết quả xét nghiệm là như thế nào.
Nếu bạn được chẩn đoán là mắc Chlamydia, bác sỹ sẽ cho toa thuốc kháng sinh giúp loại bỏ sự viêm nhiễm trong vòng 7- 10 ngày. Bất kỳ ai đã có quan hệ tình dục thì cần được kiểm tra và chữa tri Chlamydia vì một người có thể bị nhiễm bệnh nhưng kô có triệu chứng nào. Kể cả bạn tình trong vòng 2 tháng gần nhất và bạn tình cuối cùng nếu lần quan hệ cuối cùng cách hơn 2 tháng.

Bệnh Chlamydia, một nhiễm khuẩn sinh dục mới nổi lên, hay gặp nhưng dễ bỏ qua, ảnh hưởng đến sinh sản


Khi nói đến nhiễm khuẩn sinh dục, nhiều người nghĩ ngay đến lậu, giang mai, nấm, trùng roi… Những bệnh này đã xuất hiện và tồn tại trên thế giới khá lâu, không biết từ bao giờ, ở Việt Nam cũng vậy. Theo thời gian tồn tại, mỗi bệnh đều có tên riêng theo từng quốc gia, Việt Nam cũng có tên bệnh riêng. Có một vài căn bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục gần đây có xu hướng phát triển mạnh tên gọi hoàn toàn mới. Ở Việt Nam bệnh không có tên riêng, nên được gọi theo tên quốc tế là Chlamydia
).

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ, phải nhìn bằng kính phóng đại lớn như kính hiển vi mới thấy, tồn tại ở nhiều trạng thái. Khi xâm nhập vào cơ thể và biểu hiện bệânh gọi là hiện tượng nhiễm khuẩn. Sắp xếp theo kích thước từ nhỏ đến lớn có ba nhóm vi sinh vật gây bệnh; nhiễm virus (HIV, Herpes...), nhiễm vi khuẩn (giang mai, lậu...), nhiễm ký sinh trùng (hay còn gọi là sinh vật ký sinh, sống nhờ, ví vụ như: nấm, trùng roi...). Bệnh nhiễm khuẩn do hai nhóm là vi khuẩn và ký sinh trùng có khả năng điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, còn nhiễm virus thì cho đến nay chưa có thuốc nào đặc trị. Khi điều trị nhiễm virus, thầy thuốc chỉ dám mong muốn hạn chế, không cho virus phát triển lan rộng hoặc để bệnh không biểu hiện rầm rộ. Phần còn lại là khắc phục những hậu quả do virus gây ra, chờ cho hết chu kỳ sống của virus thì bệnh sẽ đỡ và coi như đã khỏi. Tuy nhiên rất nhiều bệnh do virus chỉ lắng xuống rồi âm thầm tàn phá cơ thể như HIV, viêm gan B...

Chlamydia là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus. Sở dĩ có hiện tượng này bởi hệ thống gen di truyền của Chlamydia có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn. Chlamydia cư trú và gây bệnh tại cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ. Đây là một căn bệnh được y tế Hoa Kỳ khuyến cáo là đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục trong ba năm gần đây tại quốc gia này.

Vấn đề nhiễm khuẩn do Chlamydia mới được chú ý ở Việt Nam trong khoảng vài năm gần đây. Các xét nghiệm khẳng định bệnh cho đến thời điểm vẫn còn phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được. Một vài nghiên cứu đưa ra tỷ lệ từ 1-30% các trường hợp đến khám phụ khoa nghi do ra dịch đường âm đạo bất thường. Tỷ lệ này cũng đáng quan tâm vì trong đời người phụ nữ cũng phải vài lần có những dấu hiệu ra dịch bất thường đường âm đạo như vậy.

Nguyên nhân đầu tiên là triệu chứng bệnh rất mờ nhạt. Cả nam và nữ đều thấy ra dịch bất thường, nhưng không rõ ràng, không gây quá khó chịu, làm người nhiễm bệnh không đi khám. Đặc biệt ở nữ chỉ thấy ra một chút ít dịch hơi đục, có thể trắng đục hoặc vàng đục... Dịch này không gây mùi khó chịu. Khi vệ sinh thông thường thấy đỡ, tạo cảm giác như do chế độ vệ sinh không thường xuyên gây ra. Một số trường hợp có biểu hiện rõ ràng, người bệnh khó chịu phải đi khám gọi là cấp tính. Trong trường hợp này thường có thêm một vài vi sinh vật khác kết hợp cùng gây bệnh, gọi là nhiễm khuẩn phối hợp. Dấu hiệu cấp tính thường do những vi sinh vật phối hợp gây ra. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho kết quả do lậu, do tạp khuẩn... Trong tình huống này, rất ít nơi chẩn đoán được Chlamydia vì xét nghiệm đắt và chưa phổ biến. Các thầy thuốc có nghĩ đến cũng bó tay vì không có điều kiện xác định bệnh bằng xét nghiệm. Khó khăn do xét nghiệm được tính là nguyên nhân thứ hai tạo điều kiện cho bệnh tồn tại. Nếu không xác định nhiễm khuẩn có nguyên nhân do Chlamydia, quá trình điều trị sẽ chỉ tập trung tiêu diệt các nguyên nhân kết hợp như lậu, tạp khuẩn... Chlamydia không bị tiêu diệt, vẫn tồn tại và tiếp tục gây bệnh. Các triệu chứng vẫn chỉ là mờ nhạt, làm bệnh nhân và thầy thuốc cho rằng đã loại trừ hết các nguyên nhân gây bệnh. Sự tồn tại kín đáo của Chlamydia làm nguy cơ lây bệnh tăng lên đáng kể, cả người mắc cũ và người mới đều bỏ qua không đi khám, không điều trị.

TẠI SAO CĂN BỆNH NÀY BÂY GIỜ MỚI BÙNG PHÁT?

Căn bệnh này âm thầm đi theo cuộc đời, lây truyền thông qua quan hệ tình dục, nhưng hầu như không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt tình dục. Chỉ đến khi mong muốn sinh sản đặt ra, với những xét nghiệm chuyên sâu, các thầy thuốc chuyên khoa Phụ sản mới phát hiện được. Hậu quả lớn nhất do Chlamydia gây ra là hiện tượng dính và bít tắc. Rất nhiều trường hợp khi soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn, thấy tử cung, thấy vòi tử cung (vòi trứng), buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh dục nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng. Thậm chí các tạng ở xa hơn như gan và cơ hoành cũng dính vào nhau. Khi có những dấu hiệu này, thường vòi tử cung cũng bị tắc. Hiện tượng tắc có thể là do các dải xơ dính làm gấp góc vòi tử cung, có thể bản thân lòng vòi tử cung bị bít lại (bình thường lòng vòi tử cung nhỏ, dưới 0,5mm). Các trường hợp này can thiệp để vòi tử cung thông lại và có thai theo đường tự nhiên, thành công ít. Thường có thai phải nhờ tới thụ tinh trong ống nghiệm. Vài năm gần đây, phẫu thuật nội soi phát triển, các chẩn đoán hiếm muộn nhờ đấy cũng cải thiện hơn, mặt bệnh ngày một thấy rõ trong các nguyên nhân gây chậm có con. Đây có thể coi là một biến chứng của Chlamydia.

Có không ít trường hợp đã từng có con, đã từng có thai rồi nạo hút và không hề gặp trục trặc gì tại thời điểm đó. Nhưng khi số năm tháng có hoạt động tình dục tăng lên thì các dấu hiệu biến chứng thể hiện rõ dần. Nếu dính ít, thụ thai vẫn có thể thực hiện được, nhưng dễ gây thai ngoài tử cung, nếu dính nhiều sẽ không có thai. Xu hướng hiện nay là lập gia đình muộn, nhưng tuổi có quan hệ tình dục lần đầu tiên thì không thay đổi. Chưa lập gia đình không đồng nghĩa với chưa quan hệ tình dục. Nhưng nếu quan hệ tình dục không an toàn, vừa khó tránh thai, vừa dễ nhiễm bệnh. Một số nghiên cứu nghi ngờ rằng sau nạo hút thai, cơ thể yếu làm tăng sự phát triển những biến chứng của Chlamydia. Chính vì lý do này, hiện nay không ít cơ sở y tế khi tiến hành thủ thuật can thiệp vào buồng tử cung như nạo hút thai, đã chủ động dùng thuốc kháng sinh điều trị dự phòng căn bệnh này. Điều trị dự phòng bởi lý do thuốc điều trị không đắt, dễ tìm thấy trên thị trường, hiệu quả rõ ràng. Nếu đợi có xét nghiệm chẩn đoán chính xác Chlamydia mới điều trị thì khá đắt (đắt hơn điều trị dự phòng) và không phải đâu cũng làm được. Chưa kể đến kỹ thuật lấy xét nghiệm cũng khó, nếu không hiểu bản chất bệnh sẽ không lấy được đúng nơi có Chlamydia.

THUỐC ĐIỀU TRỊ

Thuốc điều trị Chlamydia hay được dùng trên thị trường thuộc nhóm Tetracyclline, một kháng sinh quen thuộc những năm 1970 - 1980. Thuốc sử dụng trong 7 - 10 ngày, chi phí từ 5 - 20 nghìn đồng cho một liều điều trị. Khi có thai vẫn có thể điều trị Chlamydia, nhưng không nên sử dụng Tetracyclline. Các thầy thuốc sẽ sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai, chi phí điều trị sẽ cao hơn. Một vấn đề cơ bản trong điều trị Chlamydia nói riêng và nhiễm khuẩn sinh dục nói chung là phải điều trị cho cả nam và nữ.

Tóm lại, nhiễm khuẩn Chlamydia là căn bệnh phát triển nhanh, bệnh dễ lan rộng trong cộng đồng và khó ngăn chặn. Bệnh lây qua quan hệ tình dục, phòng bệnh bằng bao cao su. Bệnh biểu hiện mờ nhạt làm người bệnh và thầy thuốc dễ bỏ qua. Người bệnh không đi khám, thầy thuốc không tìm thấy triệu chứng điển hình của bệnh để tập trung điều trị. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh còn đắt và không phổ thông. Phát hiện ra bệnh khi đã có những biến chứng như thai ngoài tử cung hay hiếm muộn. Thuốc điều trị không đắt và dễ tìm thấy trên thị trường, có thể sử dụng điều trị dự phòng. Bác sĩ mới là người quyết định có cho thuốc điều trị hay không!


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Vo toi bi chlamydia lieu co mang thai duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Bạn nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai vì bệnh này có thể lây từ mẹ sang con
Thuoc dieu tri chlamydia cho nguoi mang thai?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Thuốc điều trị chlamydia cho phụ nữ đang mang thai
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý