Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất: tác dụng khồng ngờ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất: tác dụng khồng ngờ

08/07/2015 12:00 AM
1,165

Hỏi: Cho hỏi cam thảo dây có tác dụng chữa bệnh gì, có giống cam thảo không?

(Trần Trung Dũng – Hà Nội)

Trả lời: Cam thảo dây còn gọi là tương tư tử, tương tự đậu, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi, ang krang, angkreng (Campuchia).

Tên khoa học Abrus precatorius L. (Abrus minor et pauciflorus., Glycine abrus L.).

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Dây cam thảo cho những bộ phận dùng làm thuốc sau đây:

- Rễ và lá dùng thay cam thảo bắc ở nhiều nước, do đó còn có tên liane reglisse (dây cam thảo) reglisse d’Amerique (cam thảo châu Mỹ), reglisse indienne (cam thảo Ấn Độ).

- Hạt là tương tư tử – Semen Abri (Semen Jequiriti).

Cam thảo dây

Cam thảo dây

Mô tả cây

Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15 – 24cm, gồm 8 – 20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5 – 20mm rộng 3 – 8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành. Cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12 – 15mm, dày 7 – 8mm, mặt có lông ngắn hạt từ 3 – 7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn xung quanh tễ.

Công dụng chữa bệnh và độc tính của cam thảo dây

Phân bố thu hái và chế biến

Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dày và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn.

Công dụng và liều dùng

Rễ, thân và lá được nhân dân nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á dùng thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc.

Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý. Nên chú ý trồng cây cam thảo để dùng.

Tại Xênêgan, những người ca hát thường nhai lá cây này cho ngọt giọng.

Abrus precatorius trong Medicinal-Plants của Koehler. Nguồn ảnh: wikipedia

Abrus precatorius trong Medicinal-Plants của Koehler. Nguồn ảnh: wikipedia

Tại Đông châu Phi, một số dân tộc dùng lá chữa rắn độc cắn.

Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng. Giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý.

Trước đây người ta hay dùng hạt này chữa bệnh đau mắt hột, đau mắt thường: 3 – 5 hạt, giã nát ngâm với 1 lít nước. Ngày nhỏ vào mắt 3 lần thuốc này.

Khi mới dùng thuốc gây phản ứng, nhưng sau 48 giờ phản ứng bớt. Sau 1 tuần giác mạc trở lại bình thường. Thuốc để lâu không có tác dụng cho nên dùng đến đâu chế đến đó. Tuy nhiên thuốc có độc gây phù tấy kết mạc, do đó về sau người ta không dùng nữa.

Abrus precatorius pods.jpg

Cam thảo dây. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chú ý: đừng nhầm hạt dây cam thảo trên với hạt cây kiền kiện hay trách quạch) Adenathera pavonia L.) thuộc họ trinh nữ (Mimosaceae).

Cây này là một cây to, cao chừng 20m. Lá 2 tán kép lông chim, cuống chung to khỏe, dài 40cm hay hơn. Lá chét 6 đôi và một lá chét tận cùng, kích thước không giống nhau tùy theo mọc ở cao hay ở thấp. Cụm hoa mọc thành bông dài 15mm. Quả hình liềm dài 15 - 20cm, rộng 15mm khi mở ra thì vặn vào nhau như lò xo. Hạt nhìn thấu kính, 2 mặt phình lên, màu đỏ bóng. Mùa hoa tháng 2 - 3, mùa quả tháng 6 - 7.

Chú ý hạt cây này màu đỏ tuyền, còn hạt dây cam thảo nửa đỏ, nửa đen, ở giữa nửa đen có rễ của hạt.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý