Bệnh đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả

quangpham quangpham @quangpham

Bệnh đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả

08/07/2015 12:00 AM
185

Bệnh đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả là chủ đề chính mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn trong bài viết chuyên mục sức khỏe phụ nữ kì này nhằm cung cấp cho chị em một cái nhìn thật cận cảnh về tình trạng sức khỏe khó khăn nhất trong thời gian mang bầu vất vả. Đái tháo đường thai kỳ chính là tình trạng lượng đường trong máu tăng quá nhanh so với mức bình thường, nếu lượng đường huyết quá cao dễ dẫn tới tình trạng sinh non, em bé bị dị tật bẩm sinh hay mắc các chứng khác có liên quan mà tốt nhất là nên sớm phát hiện để có biện pháp can thiệp thật hiệu quả. Một điểm đặc biệt nữa là đái tháo đường thai kỳ cũng là căn bệnh khá nguy hiểm, nó thường kèm theo các triệu chứng như tim mạch, cao huyết áp dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng ở các chị em khi mang thai. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh đái tháo đường thai kỳ và cách phòng tránh nó như thế nào?

Nào hãy cùng Mecuti.vn tham khảo những thông tin về bệnh đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả bên dưới đây nhé!

Nguyên nhân của chứng đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ

  • Đái tháo đường (hay tiểu đường) khi mang thai là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh này dễ có nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sảy thai, tăng các nguy cơ dị tật về hô hấp và tim mạch ở bé.
  • Đái tháo đường thai kỳ là hiện tượng lượng đường trong máu tăng lên trong quá trình mang thai dù trước đó thai phụ hoàn toàn bình thường. Hormon insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để thực hiện điều này sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên.
  • Đái tháo đường (tiểu đường) khi mang thai thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ – thời kỳ thai nhi phát triển rất nhanh. Và bất kỳ phụ nữ nào cũng đều có thể mắc bệnh này dù trước đó chưa từng thấy nguy cơ. Mặc dù, đái tháo đường thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh nhưng sẽ để lại những hậu quả về sau đối đối với cả bạn và em bé.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả phần 1

Những nguy cơ từ bệnh đái tháo đường thai kỳ

  • Đái tháo đường thai kỳ thường đi kèm với các triệu chứng cao huyết áp, bệnh tim mạch, làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ không điều trị ổn định có tần suất thai nhi chết lưu hay chết ngay sau sinh cao gấp 2-4 lần các thai phụ bình thường. Ngoài ra những thai phụ bị mắc đái tháo đường nguy cơ tổn thương võng mạc có khuynh hướng nặng thêm và có thể gây xuất huyết võng mạc khi sinh. Nếu thai phụ có sẵn bệnh thận mạn tính thì thường tình trạng suy thận sẽ gia tăng nếu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Trong khi đó, thai nhi có đường huyết cao dễ bị sinh non, dị tật, thai to hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung so với tuổi thai bình thường, thai chết lưu… Em bé sinh ra gặp rối loạn chuyển hóa như đa hồng cầu, vàng da kéo dài, hạ can xi máu, hạ đường huyết sơ sinh, dễ bị suy hô hấp, dễ nhiễm trùng hơn so với các bé khác. Tần suất các bé dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những thai phụ bị đái tháo đường cao gấp 8 lần bình thường; các dị tật tim mạch cao gấp 18 lần và dị tật hệ thần kinh cao gấp 16 lần.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả phần 2

Hạn chế và cách phòng tránh tình trạng bệnh đái tháo đường thai kỳ

  • Cần có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau, chất xơ, hạn chế tinh bột, đường) với sự tư vấn của bác sĩ. Tránh ăn vặt, nên chia nhỏ các bữa ăn thành 6-8 bữa trong ngày dể duy trì lượng đường ổn định.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm nhằm phát hiện sớm đái tháo đường (nếu có).
  • Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu
  • Tập một số những bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể để hệ vận động hoạt động tốt hơn. Các bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ, yoga,…
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể và thai nhi. Dù bị đái tháo đường thai kỳ bạn cũng không nên ép cơ thể giảm cân vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vì thế hãy điều chỉnh chế độ ăn uống để có được cân nặng ổn định và điều trị đái tháo đường theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bị mắc đái tháo đường thai kỳ thì sau khi sinh bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn để đảm bảo sức khỏe
  • Trong trường hợp cần thiết bạn cần tiêm bổ sung insulin. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đàm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả phần 3

Qua những thông tin trên đây về tình trạng đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ và cách phòng tránh hiệu quả, hi vọng rằng các chị em phụ nữ có thể tìm hiểu để biết rõ đâu là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường mà có biện pháp phòng tránh hiệu quả cho mình nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của thai nhi trong bụng. Và cách tốt nhất để tránh tình trạng đái tháo đường là tốt nhất là trong thời gian mang thai, các chị em nên có kế hoạch tư vấn và thăm khám từ các bác sỹ chuyên khoa để biết mình có mắc phải biến chứng bệnh gì trước khi mang thai hay không hoặc nên tích cực kiểm soát lượng đường trong máu để có hướng phòng bệnh hiệu quả. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh để chào đón một thai kỳ thành công như mong đợi, sớm cho ra đời những thiên thần thông minh và đáng yêu nhất. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ Mecuti để tìm kiếm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý