Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo tư vấn của bác sỹ

seminoon seminoon @seminoon

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo tư vấn của bác sỹ

10/07/2015 12:00 AM
779

Bình thường thì khi ta nuốt, thức ăn theo thực quản đi xuống dạ dày và sau khi dạ dày hoàn thành nhiệm vụ của mình thì thức ăn tiếp tục đi xuống ruột non và các phần tiếp theo của hệ tiêu hóa. Trong bệnh trào ngược thực quản dạ dày, thức ăn cùng với các chất dịch tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân và lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Tùy theo tình trạng bệnh lý để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bệnh nhân.

Điều trị nội khoa

- Các thuốc trung hòa acid dạ dày như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng không làm liền các tổn thương ở thực quản.

- Các chất chẹn thụ thể H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin hoặc ranitidin làm giảm tiết acid và có tác dụng thuyên giảm bệnh lâu dài.

- Các chất ức chế bơm proton ức chế sản sinh acid và giúp niêm mạc thực quản có thời gian liền tổn thương.

Điều trị ngoại khoa

Thủ thuật Nissen siết chặt cơ vòng thực quản dưới để ngăn ngừa trào ngược bằng cách khâu phần đỉnh của dạ dày bao quanh bên ngoài đoạn thực quản dưới. Hiện nay phẫu thuật này có thể được tiến hành qua nội soi.

Phương pháp điều trị:

- Mục đích của điều trị là làm giảm sự trào ngược, hạn chế các biến chứng của trào ngược, làm các chất trào ngược lên nhanh chóng ra khỏi thực quản và bảo vệ niêm mạc thực quản. Để thực hiện mục đích này cần phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác.

- Đối với trào ngược không có biến chứng, thường chỉ cần giảm cân, nằm ngủ có gối đầu cao hơn giường khoảng 15 cm và tránh các yếu tố làm tăng áp lực trong dạ dày.

Bệnh nhân nên bỏ thuốc lá (thuốc lá được coi là làm giảm trương lực cơ vòng thực quản), tránh ăn các chất béo, cà phê, chocolate, tránh uống rượu, nước cam, tránh dùng một số thuốc (thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế canxi và các thuốc giãn có trơn khác).

Nên tránh uống nhiều nước cùng với bữa ăn. Nếu không đỡ, có thể dùng thêm thuốc ức chế H2 như cimetidine, ranitidin, famotidine...

- Trong những trường hợp nặng, ngoài việc tuân thủ triệt để các biện pháp nêu trên, dùng thuốc kháng H2 liều cao hơn. Nếu bệnh chưa đỡ, dùng thêm metoclopramid 10mg, uống 30 phút trước khi ăn và trước khi đi ngủ, để tăng trương lực cơ vòng thực quản, đẩy thức ăn nhanh chóng từ dạ dày xuống ruột.

Các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole là thuốc rất có hiệu quả trong việc làm lành vết loét thực quản do trào ngược.

Trong điều trị viêm thực quản do trào ngược, thường đòi hỏi phải điều trị lâu (từ 3 đến 6 tháng) để phòng tái phát. Những  bệnh nhân có viêm thực quản Barrett nên điều trị tích cực hơn.

- Bệnh nhân bị biến chứng chít hẹp thực quản có thể dùng thuốc giãn cơ và điều trị trào ngược tích cực. Có thể phối hợp với nong cơ vòng thực quản có bóng qua nội soi, là phương pháp tốt giúp cho bệnh nhân ăn được dễ dàng hơn.

- Biến chứng chảy máu do loét thực quản ít khi nặng, thường không cần phải can thiệp phẫu thuật.

- Bệnh nhân có  loạn sản ruột khi sinh thiết thực quản cần phải theo dõi bằng nội soi định kỳ mỗi 1 đến 2 năm có sinh thiết để phát hiện ung thư sớm.

- Điều trị phẫu thuật dành cho những trường hợp kháng trị và có biến chứng mặc dù đã điều trị tích cực trong một thời gian dài.

Nguyên tắc của phẫu thuật là nhằm "gia cố" cơ vòng thực quản bằng cách lấy đáy dạ dày bao quanh cơ vòng thực quản. Ngày nay phẫu thuật này có thể thực hiện qua nội soi.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý