Bệnh nấm móng tay

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh nấm móng tay

18/04/2015 12:33 PM
422
Điều trị bệnh nấm móng tay.

Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay:

Do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Người bị bệnh này, do tay chân thường xuyên bị ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng lâm sàng

- Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.

- Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.

- ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).

- Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ.

Ðiều trị

1. Thuốc bôi tại chỗ: Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin v.v...

Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.

2. Thuốc uống: Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ðể phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt.

Phòng và trị bệnh nấm móng.

Chị, em gái thường hay chãi chuốt đôi bàn tay, chân của mình; hạnh phúc nhất với những ai có đôi bàn tay, chân với những ngón thon dài, móng và phao lúc nào cũng trắng hồng, nhưng khi màu móng kém sắc hồng cũng nói lên sức khoẻ giảm sút, đặc biệt, việc móng bị biến dạng do bị nấm móng khiến chị, em mặc cảm, thiếu tự tin trong giao tiếp. Vậy, bệnh nấm móng là gì? làm thế nào để bảo vệ móng được đẹp?

Bệnh nấm móng chân (tay) là căn bệnh khá phổ biến vào mùa hè, bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều loại vi khuẩn và vi nấm gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh. Có thể kể hai nhóm vi nấm chính là: nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Gây tổn thương trên từng móng, tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (do nấm Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (do nấm Candida).

alt

Người mắc bệnh này, do tay chân thường xuyên tiếp xúc với nước, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển và gây bệnh. Sự nhiễm nấm ở móng thường không theo qui luật đồng dạng hay đối xứng mà thường được thấy bị nhiễm ở một hoặc hai móng (ít khi cả mười móng tay hoặc chân đều bị bệnh). Các loại nấm và vi khuẩn sau khi lọt vào cơ thể qua những vết thương hoặc vùng kẽ chân, tay sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Các loại nấm và vi khuẩn này tiêu diệt các tế bào da và các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da, làm da chuyển màu và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ; nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong móng. Lâu ngày sẽ ăn mòn và làm mục móng, bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen; bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Vùng da ở đầu các ngón chân, tay do bị mất lớp móng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và dị ứng. Khi bệnh trở nên nặng, móng có thể chuyển sang màu xanh xám hoặc đen; các lớp sừng giòn và bong dần, có mùi hôi và tanh đặc trưng. Bệnh sẽ phát triển nhanh ở những người có tiền sử bị các căn bệnh như: viêm da, viêm phế quản, hen suyễn, tiểu đường. Việc nấm, vi khuẩn ăn sâu vào móng có thể gây khó khăn cho việc điều trị. Hoạt động của chất kháng sinh trong các loại thuốc sẽ vô hiệu hóa với các vùng móng bị viêm nhiễm sâu.

Ðể điều trị và phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt. Những loại thuốc rửa và thuốc bôi dạng kem hoặc nước như:  Pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin,.... chỉ có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn và vi nấm chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng. Điều trị tận gốc căn bệnh này cần có thời gian và sự kiên trì. Ngoài phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da, nên kết hợp với uống các loại thuốc kháng sinh kháng nấm khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở những vùng móng mà thuốc bôi không tới được.

Vấn đề phòng bệnh cần được đặc biệt quan tâm, nếu thấy có những biểu hiện mắc bệnh như trên, hãy tìm ngay đến bác sỹ để có được phương pháp chữa trị thích hợp, tránh ngại ngùng không chịu điều trị làm cho bệnh ngày càng nặng và ngày càng lan rộng. Ngoài ra, cũng cần ngăn ngừa và hạn chế nguồn lây lan bệnh bằng các cách như sau: vệ sinh cơ thể hàng ngày, sau khi rửa tay, chân sạch sẽ thì phải lau thật khô; không sử dụng găng tay, vớ chân và giày kín trong thời gian dài, nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Găng tay, vớ chân phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi; lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hoặc quá chật vì sẽ dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân; tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như: quần áo, giày dép với những người mắc bệnh.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E nam nay 19 tuoi e bi nam mong tay.truoc day tay e rat dep nhug benh nam mong tay da lam hong tay cua e moi ban moi mong.mong tay e co trieu chung bi an mon mot ben va co cham li ti o tren.ai co cach nao chua giup e voi
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Trước tiên, bạn nên tránh tiếp xúc với nước nhiều, nếu công việc cần tiếp xúc với nước thì nên đeo bao tay vào khi làm việc. Mỗi tối nấu nước ấm rồi pha thuos tím vào để ngâm tay (pha loãng), ngâm trong vong 30' rồi bôi thuốc Griseofulvin pomade , uống thêm thuốc Griseovulvin(hoặc Ketokonazol, hoặc Itraconazol..), Kẽm,L-cystein.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
em năm nay 16 tuổi và móng tay cháu có hiện tượng có mủ và bị ăn mòn dần và rất đau.xin bác sĩ cho biết cháu bị bệng gì ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Nhiều khả năng bị nấm móng tay rồi đó bạn ạ. Các biểu hiện thường gặp khi bị nấm móng là móng tay sẽ bị viêm, kéo theo viêm quanh móng mạn tính, đôi khi có đợt viêm cấp tính, làm cho vùng da quanh móng bị đỏ, đau và có thể có mủ; móng tay lâu ngày bị teo, đổi màu (có thể có màu vàng, xanh hoặc đen) và mặt móng bị sần sùi, bị kẻ vạch; móng bị dày, đôi khi bị tách ra khỏi nền móng. Một số trường hợp nặng có thể bị áp xe ở nền móng. Người bị nấm móng có thể bị ở một hay nhiều móng.Trong trường hợp này, điều đầu tiên người bệnh cần làm là phải hiểu được về bệnh, tránh tiếp xúc với hóa chất, nước bằng cách đi găng tay bảo vệ khi làm việc. Tiếp theo, người bệnh cần được điều trị nhiễm trùng nếu có và điều trị viêm da bằng các loại thuốc có corticoid. Theo chúng tôi bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu, các bác sĩ căn cứ vào kết quả tham khám trực tiếp sẽ chẩn đoán chính xác bệnh và có chỉ dẫn điều trị cho bạn. Bạn nên lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị để đảm bảo chữa trị bệnh dứt điểm. Chúc bạn thành công!
O dau mong tay tro cua toi he moc ra laj mong va gay vay do co phai bi nam mong tay ko toi phai dieu tri the nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Chào bạn, Bình thường móng tay, móng chân mọc liên tục suốt đời, mỗi ngày móng tay mọc dài ra khoảng 0,1mm, mỗi tháng dài ra từ 3 -5mm. Móng tay mọc nhanh hơn 2-3 lần móng chân. Móng thay đổi và tổn thương ở một số bệnh như: có vết trắng trên móng là do thiếu kẽm, bệnh gan hoặc bệnh thận. Móng giòn, dễ gãy (như trường hợp của bạn) có thể do: thiếu chất sắt, bị bệnh Raynaud, tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, chất sơn móng tay, bệnh nấm móng. Móng có màu vàng là do: bệnh viêm phế quản mạn tính, người hút nhiều thuốc lá. Móng có màu trắng đục do bị bệnh xơ gan. Móng có màu xanh là bị nhiễm độc kim loại đồng hay bạc. Chưa chắc chắn bạn bị nấm móng nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý