Công dụng của cây cam thảo: làm tăng hồng cầu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Công dụng của cây cam thảo: làm tăng hồng cầu

13/07/2015 12:00 AM
379

Trong y học cổ truyền và y học hiện đại, cây cam thảo đất được nghiên cứu có tác dụng bất ngờ trong việc chữa trị nhiều bệnh lý quan trọng cho con người.

Cam thảo đất là loại cây mọc thắng đứng, thân thấp, chỉ cao khoảng 30 đến 80cm. Thân cây nhãn hóa gỗ ở gốc và rễ. Có thể nhận biết cây cam thảo đất từ là, vì lá mọc đối xứng hay mọc vòng ba lá một khác biệt. Phiến lá có hính mác hay hình trứng. Cây cam thảo có hoa nhỏ, màu trắng, hoa thường mọc riêng lẻ hoặc thành từng đôi ở nách. Cây thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7.

Là loại cây liên nhietj đới, nên có thể sinh sống và mọc khắp nơi ở các vùng đất hoang hoặc ven bờ ruộng. Ngay nay, khi giá trị của cây cam thảo được nâng cao, người ta có xu hướng trồng cam thảo đất, thường được trồng vào mùa xuân và mùa hè. Cũng giống như các loại dược liệu khác, cây cam thảo đất cùng có thể dùng tươi hoặc sấy khô để dùng dần.

tac dung cua cay cam thao dat

Trong cây cam thảo có chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng như: alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Cây cam thảo đất còn chứa nhiều chất dầu sễn sệt chủ yếu ở phần cây trên mặt đất, trong chất dầu sệt có chứa dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Ngoài ra, rễ cây cũng chứa nhiều thành phần hóa học như: (+) manitol, tanin, alcaloid, đó là một hợp chất triterpen. Vỏ rễ còn chứa hexcoxinol, b-sitosterol và (+) manitol.

Trong Đông y cây cam thảo đất có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ngứa, chữa ho cảm sốt. Có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, giải độc. Ngoài ra, đây còn là bào thuốc chữa dị ứng mề đay, rôm sảy, lơ ngửa, ho hen khá hiệu quả.

Tác dụng của cây cam thảo đất trong Đông y

Được xem là vị thuốc Đông y lâu đời nhất. Bởi trong sách "Thần nông bản thảo" thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đã nói đến Cam thảo. Nhìn chung trong các sách nghiên cứu đều cho rằng cam thảo đất là thần dược cho việc thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đó là nhờ cam thảo đất có tính bình, vị ngọt, nên cũng có tác dụng ích khí, giảm đau co thắt, điều hòa tính vị. Trong kinh nghiệm chữa bệnh của các thầy thuốc xưa thường nhấn mạnh 2 tác dụng này của cây cảm thảo đất.

Tác dụng điều hòa vị thuốc: Những thuốc có tính nhiệt cao, chỉ cần cho thêm một ít cam thảo đất sẽ giúp bớt nhiệt, thuốc hàn gia, cho thêm cam thảo đất thì bớt hàn. Còn đối với thuốc có tác dụng mạnh sẽ làm thuốc hòa hoãn…

Giải độc: Trong y học cổ truyền nhấn mạnh cam thảo đất năng giải bách dược độc.

tac dung cua cay cam thao dat

Tác dụng của cam thảo đât trong Tây y

Trong nghiên cứu của y học hiện đại thì cây cam thảo đất có nhiều tác dụng quý hiếm.

Cam thảo đất có tác dụng kỳ dịu trong việc giải các độc tố như: cloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, barbituric, histamin.

Ngoài ra, chất Amellin có trong cây cam thảo đất chống lại bệnh đái tháo đường hiệu quả đồng thời làm tăng hồng cầu. Đó cũng là chất ngăn cản sự tiêu hao mô và tăng sự tiêu thu protein tốt hơn trong chế độ thức ăn.

Qua nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy cam thảo đất còn chống loét đường tiêu hóa, ức chết tiết axit dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chóng lành.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý