Truyền thuyết về 12 cung hoàng đạo (P3)

quangpham quangpham @quangpham

Truyền thuyết về 12 cung hoàng đạo (P3)

15/07/2015 12:00 AM
164

Truyền thuyết về 12 cung hoàng đạo, các chòm sao được bắt nguồn từ những câu chuyện thú vị và hấp dẫn của các vị thần trên đỉnh núi Olympus 

Truyền thuyết về 12 cung hoàng đạo (P3)

Truyền thuyết về 12 cung hoàng đạo (P3)

- Thiên Yết (Scorpius – Bọ Cạp) (24/10 – 22/11)

Theo thần thoại Hy Lạp, cung Scorpius đề cập tới con bọ cạp được nữ thần Hera (hoặc có thể là Gaia) phái đi giết thợ săn Orion, con bọ cạp đã bất ngờ từ dưới đất chui lên tấn công Orion. Mặc dù bọ cạp và Orion xuất hiện cùng nhau trong truyền thuyết này nhưng chòm sao Orion gần như đối lập với chòm sao Scorpius trên bầu trời đêm. Người ta cho rằng sự đối lập này là biện pháp của các vị thần nhằm ngăn chặn mối thù hận tiếp diễn giữa bọ cạp và Orion.
Tuy nhiên trong một số dị bản khác, thần Apollo mới là người cử bọ cạp đi giết Orion, bắt nguồn từ sự ghen tuông ngày càng lớn của thần với Orion khi thấy Artemis ngày càng quan tâm tới chàng ta. Sau đó, hối hận vì hành động của mình, Apollo đã giúp Artemis treo hình ảnh của Orion lên bầu trời đêm. Tuy nhiên, hình ảnh của bọ cạp cũng được đưa lên trời, và mỗi khi bọ cạp xuất hiện trên đường chân trời thì ở phía bên kia của bầu trời, Orion bắt đầu lặn đi, Orion vẫn luôn phải bỏ chạy khỏi kẻ thù của mình.
Bọ cạp cũng xuất hiện trong một dị bản về câu chuyện của Phaethon, đứa con xấu số của thần Mặt Trời Helios. Phaethon đã nài Helios cho phép mình cưỡi cỗ xe ngựa mặt trời một ngày. Vì quá nuông chiều con, Helios đã chấp thuận. Sau đó Phaethon đã mất điều khiển cỗ xe mặt trời. Lũ ngựa đã hoảng sợ khi trông thấy một con bọ cạp thần khổng lồ hung hãn chặn trên đường đi, và chúng đã kéo cỗ xe di chuyển khắp nơi trên bầu trời, không tuân theo sự điều khiển của Phaethon nữa. Truyền thuyết nói rằng vệt chuyển động của cỗ xe đã tạo ra chòm sao Eridanus. Cuối cùng, thần Zeus đã hất văng Phaethon ra khỏi cỗ xe bằng một tia sét để kết thúc sự hỗn loạn đó.

- Nhân Mã (Sagittarius – Còn gọi là Xạ Thủ) (23/11 – 21/12)

Người nửa người nửa ngựa Chiron của Achilles đã bị Heracles, trong một lần truy đuổi kẻ thù, lỡ tay phóng lao đâm chết. Hối hận vì hành động nông nổi Heracles đã đưa người Chiron lên thành một chòm sao trên trời. Chiron là một nhân mã xuất sắc nhất trong loài của mình, ông đã đào tạo nhiều anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, ông không những hiểu biết nhiều trong nhiều lĩnh vực mà còn có võ nghệ cao cường với tài bắn cung tuyệt nghệ. Vì lẽ đó người ta thường thấy chòm sao Nhân Mã đang giương cung lên ngắm bắn nên còn gọi là chòm sao Xạ Thủ.
- Ma Kết (Capricorn – Con Dê) (22/12 – 20/1)

Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền. Nhưng thần thoại Hy Lạp ko nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph).
Khi Pan ra đời, nữ thần hét lên vì khiếp sợ và bỏ chạy mất trong khi Hermes thương đưá con dị dạng, đưa nó lên Olympus nơi các vị thần khác cũng thích cậu bé. Từ đó Pan trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, gánh vác trách nhiệm của cha. Anh ko ở lại Olympus mà thích sống trong những bóng cây trên núi.

Truyền thuyết về 12 cung hoàng đạo (P3)

Truyền thuyết về 12 cung hoàng đạo (P3)

- Bảo Bình (Aquarius – Người mang nước, Cái Bình) (21/1 – 19/2)

Trong nhiều nền văn hoá cổ đại, kể cả Babylon, Ai Cập và Hy Lạp, có một vị thần tên “Thần mang nước” hay “Thần đổ nước”. Nước đã cưu mang và duy trì sự sống, do đó quyền lực làm cho nước đổ xuống tứ thiên đường nắm trong số quyền năng được con người cổ đại tôn kính nhất. Theo thần thoại Hy Lạp thì Zeus là “Thần mang nước”. Trong cương vị chúa tể của các vị thần, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là tạo ra bão. Chòm sao Aquarius là biểu tượng cho “Thần mang nước Zeus”.
Một thần thoại khác lại nói đến Deucalion, người sống sót duy nhất trong trận Đại hồng thủy và “Thời đại đồ sắt” trong thần thoại Hy Lạp. Ở thời đại này con người cũng tàn bạo như thú dữ giết chóc lẫn nhau, bất kể cha con. Lời giáo huấn của thần thánh ko có giá trị gì với họ.
Thất vọng, Zeus tạo ra trận lụt lớn trên trái đất, giết chết mọi người trừ Deucalion và vợ Pyrrha (Trong chuyến thăm trái đất cuối cùng, Zeus thấy cặp vợ chồng này dù sống trong túp lều đơn sơ ko có đủ thức ăn, vật dụng vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn chỗ ở cho mình nên ông mới cho họ sống qua trận lụt) đồng thời giúp họ tạo ra chủng tộc người mới mạnh hơn và có đạo đức. Deucalion chính là “Người mang nước” đặc trưng bằng chòm sao Aquarius.
- Song Ngư (Pisces – Đôi Cá) (20/2 – 20/3)

Aphrodite, nữ thần sắc đẹp, và con trai Eros, thần tình yêu, đang đi dọc bờ sông thì con quỷ Typhon thình lình ngoi lên lên mặt nước định hủy diệt họ. Typhon là hậu duệ của Gaia và Tartarus, tuy già nua nhưng có sức mạnh như một Titan với đôi mắt toé lửa. Thân hình cao chọc trời, Typhon không có ngón tay mà có 100 đầu rồng mọc lên từ bàn tay.
Không có vị thần trên đỉnh Olympus nào đủ mạnh để hủy diệt Typhon. Cách duy nhất để tránh khỏi Typhon là biến hình thành con vật như cá để bơi đi. Aphrodite va Eros cũng biến thành cá, bơi vào nhánh sông và được hai con cá khác dẫn đường đưa đến nơi an toàn. Chòm sao Song Ngư có biểu tượng hai con cá đan đuôi vào nhau để tưởng nhớ hành động cứu giúp thần sắc đẹp và tình yêu.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý