Ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em

18/04/2015 01:40 PM
2,851
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em.

Đặc điểm nhận biết: Ngộ độc thức ăn xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Nếu không được quan tâm đúng và xử trí thích hợp ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...

Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.

Thông thường, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu căn nguyên do độc tố. Còn do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Nôn, tiêu chảy nhiều thường dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não...

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em, Sức khỏe đời sống, sức khỏe, ngộ độc thực phẩm, ho, sốt, du lịch, nỗi lo, trẻ em

Chăm sóc tại nhà: Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Bù lượng nước, chất điện giải bị mất qua chất nôn tiêu chảy cùng với những thay đổi thích hợp trong chế độ ăn sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ.

Tích cực bù lượng nước, dịch đã mất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tích cực cho ăn, sử dụng các chế phẩm để bù nước và điện giải có sẵn như dung dịch oresol (ORS), viên hydrite. Lưu ý sử dụng loại oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian tiêu chảy ở trẻ. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút.

Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm: Tốt nhất là bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em.

Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.

Đặc biệt, đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Do bị đi ngoài liên tục nên cơ thể trẻ bị mất nước, cần bổ sung orezol để bù lại lượng nước đã mất và nên nhớ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn bị phân hủy hết là bệnh sẽ khỏi.

Phòng tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ.

Ngộ độc thức ăn là bệnh cấp tính do ăn phải món chứa vi khuẩn hoặc chất độc nguy hiểm.

Việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, chế biến ở môi trường kém vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm hay bảo quản thức ăn chín không đảm bảo vệ sinh; sử dụng thức ăn chứa độc tố, hóa chất... đều có thể gây ra ngộ độc. Tại buổi nói chuyện chuyên đề “Ngộ độc thức ăn ở trẻ em” mới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ ngộ độc thức ăn là vấn đề rất đáng quan tâm. Từ đầu năm 2011 đến nay, ở nước ta đã có đến 98 vụ ngộ độc thực phẩm, với 4.600 người nhập viện, trong đó 16 ca tử vong. Ở trẻ em, do mẫn cảm hơn người lớn vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thêm nữa, hệ miễn dịch ở trẻ cũng chưa hoàn thiện. Do vậy, trẻ em thường dễ bị ngộ độc và khi bị thì tình trạng nặng hơn người lớn.

Cần lưu ý chọn và chế biến thức ăn

Nôn ói là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị ngộ độc thực phẩm (chiếm đến 99%), ngoài ra những biểu hiện như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt cũng đáng lưu ý để nhận biết. Nếu tình trạng ngộ độc ở mức độ nhẹ thì sẽ khỏi trong vòng vài ngày, nhưng đối với trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gặp các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não và dễ dẫn đến tử vong khi ngộ độc nặng.

 
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại TP.HCM - Ảnh: T.Tùng

Bác sĩ Thoa lưu ý, khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần đưa trẻ đi khám bệnh. Phụ huynh có thể tự sơ cứu bằng cách gây nôn ói (uống nước gừng, cạo lưỡi...) cho trẻ trong trường hợp ngộ độc không do chất độc tự nhiên, hóa chất và phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau đó. Lưu ý, không được cho trẻ uống nước mùn thớt và ngoáy lông gà, không tự ý dùng thuốc chống ói vì sẽ kéo dài thời gian bệnh.

Để phòng ngộ độc thực phẩm ở trẻ, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nếu dùng thức ăn chế biến sẵn thì nên mua tại những nơi có điều kiện vệ sinh tốt, chọn thức ăn được nấu chín, mới chế biến. Khi chế biến tại nhà, cần chọn mua thức ăn tươi sống, rửa sạch rau, củ, quả, dùng nước sạch nấu ăn. Nếu không sử dụng ngay, thức ăn phải được gói kín trong bao bì hoặc cho vào hộp đậy kín trước khi đưa vào tủ lạnh. Tuy nhiên, không được để quá 2 giờ để tránh vi khuẩn xâm nhập nhiều. Bốn điểm lưu ý là: chọn lựa, chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tại sao trẻ dễ bị ngộ độc hơn người lớn
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
tại sao trong bữa ăn của trẻ cần có nhiều chất khác nhau
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
tại sao trong bửa ăn của trẻ mầm non lại cần các chất khác nhau
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý