Ngộ độc thức ăn khi mang thai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ngộ độc thức ăn khi mang thai

18/04/2015 01:40 PM
1,670
Ngộ độc thực phẩm khi mang thai.

Hiện nay do vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn trong thực phẩm còn chưa được đảm bảo nên có nhiều vi khuẩn gây độc hại tiềm ẩn trong thực phẩm và môi trường sống mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Việc nhiễm khuẩn này khiến thai phụ bị chóng mặt, nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy. Đáng lo ngại hơn là chúng còn gây tổn thương trên phôi thai, sinh non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh cho bé.

Những vi khuẩn gây ngộ độc trong thực phẩm

Có rất nhiều vi rút, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm:

Samonella và Campylobacter:
Hiện diện trong thịt gà hầm, lợn. Ngoài ra, chúng còn có trong các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.

Clostridium perfingens: Có trong thịt lợn, gia cầm tươi, trứng. Các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm rã đông không đúng cách cũng chứa loại vi khuẩn này.

Listeria: Có mặt trong các loại thịt, hải sản đông lạnh... Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn Listeria có thể gây cảm cúm kèm những cơn sốt lặp đi lặp lại, đau cơ, tiêu chảy. Tình trạng nhiễm khuẩn lan đến hệ thần kinh trung ương sẽ gây mất cân bằng, co giật, đau đầu, cứng cổ.

Đặc biệt, Listeria có thể xâm nhập vào nhau thai, khiến thai phụ sinh non, sẩy thai hoặc bé sau khi sinh mắc bệnh hiểm nghèo.

Staphylococci:
Xuất hiện trên da, mũi và cổ họng. Vi khuẩn này lây lan qua việc cầm nắm thực phẩm.

E. coli: Cư ngụ trong đường ruột của gia súc. Tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khi bệnh nhân dùng thịt bò tái hoặc sữa chưa tiệt trùng.

Ngoài vi khuẩn gây hại, thai phụ cần chú ý đến nguồn thực phẩm chứa thủy ngân cao như cá ngừ hoặc một số cá sông sống trong vùng nước ô nhiễm có chứa hàm lượng chất độc khá cao. Cơ thể tiếp nhận hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến thai nhi chậm phát triển, não bị tổn thương.

Ngoài ra, gan của gia cầm chứa nhiều vitamin A, gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Thai phụ không nên dùng quá nhiều gan hoặc uống bổ sung viên vitamin A.

Ngộ độc thực phẩm khi mang thai, Bà bầu, ba bau ngo doc, ba bau ngo doc khi mang thai, mang thai, ba bau,
Bà bầu không nên ăn thực phẩm tái sống. (Ảnh minh họa)

Ngộ độc từ môi trường sống

Ngoài thực phẩm, môi trường sống cũng là nơi ẩn chứa nhiều chì. Khi nhiễm chất này, độc tố sẽ phát tán, gây nguy hại cho cơ thể, gọi là nhiễm độc chì.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, một lượng chì nhỏ cũng có thể gây nguy cơ sẩy thai cao. Ngoài ra, chì còn có tác động không tốt đến sự phát triển cân nặng, hệ thần kinh của thai nhi và sự phát triển thể chất của bé trong hai năm đầu.

Khoáng chất này xuất hiện trong sơn chứa chì, vảy sơn lâu ngày bị bong tróc, đất, nước, chảy từ đường ống có chì, những vật dụng làm từ gốm...

Ngăn ngừa các chất độc hại


Để tránh ngộ độc thực phẩm, bạn nên nấu thức ăn chín kỹ, rã đông trước khi chế biến. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn, ôi thiu, ẩm mốc.

Nên bảo quản thức ăn chưa dùng trong lọ thủy tinh hoặc dùng giấy nhựa bọc kín.

Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng và trước khi ăn.

Thường xuyên lau nhà sạch sẽ, dùng khăn ướt hoặc dung dịch xà phòng pha loãng để vệ sinh sàn, tường nhà. Cách này sẽ giúp tránh tình trạng nhiễm độc chì.

Nên mở vòi, để nước chảy tự do sau 1-2 phút rồi hãy sử dụng.

Bà bầu nên tránh ăn những loại thức ăn sau:

- Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú biển cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển não bộ của thai nhi, cụ thể là gây ra hiện tượng não không phát triển.

- Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho bạn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh.

- Nếu bạn có tiền sử về dị ứng, bạn sẽ dễ dàng tránh được những tác nhân gây bệnh cho mình trong thời kỳ mang thai.

- Trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh và đồ ăn vặt... đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) hạn chế sử dụng các gia vị nóng, cay..

Nguy hiểm ngộ độc thức ăn khi mang thai.

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ khi được ăn những thức ăn lành mạnh sẽ giúp bào thai và đứa con của mình khỏe mạnh. Để làm được như vậy, người mẹ trước hết phải thận trọng, tránh ngộ độc thức ăn.

Ngộ độc thức ăn được gây ra do tiêu thụ thức ăn không hợp vệ sinh, thường sau khi ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2 - 3 giờ, cũng có khi sau vài ngày.

 Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết là nhiều người bị tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng, còn gọi là đi tiêu chảy lỏng hàng loạt. Người bị ngộ độc thức ăn thường nôn, đau bụng, có sốt hoặc không sốt, đau đầu. Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng thần kinh và toàn thân như nhức mỏi cơ thể, mê sảng, co giật...

Ngộ độc thức ăn ảnh hưởng lên thai nhi

Ngộ độc thức ăn trong khi mang thai là một nguy cơ cho thai nhi. Tùy thuộc mức độ độc tính của vi khuẩn có trong thức ăn mà người mẹ ăn vào, độc tính của vi khuẩn qua nhau thai đến thai làm ảnh hưởng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tuổi thai. Với người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn ảnh hưởng lên thai nhi: dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi người mẹ bị ngộ độc thức ăn, thai nhi chậm phát triển, thai suy và nặng hơn nữa có thể sinh non, thai chết lưu.

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc

Vi khuẩn, virút hay ký sinh trùng gây ra ngộ độc thực phẩm nhưng có một các loại gây độc tính và gây ngộ độc khi ta bị nhiễm, đặc biệt cho phụ nữ mang thai. Chúng bao gồm E.coli, salmonella, campylobacter, listeria và nấm mốc.

Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một yếu tố có hại thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn enterobacteriaceae, thuộc gram âm, bình thường vô hại, nhưng một số độc tính gây nên ngộ độc thức ăn bởi có nhiễm trong rau, thịt chưa nấu kỹ và nước uống. Độc tính gây viêm ruột, nhiễm trùng tiểu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị ngộ độc dễ gây sảy thai.

Salmonella là một nhóm các vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột, ngộ độc thực phẩm và các bệnh khác. Nó được tìm thấy trong trứng sống, sản phẩm trứng, thịt chưa nấu chín, gia cầm, nước bị ô nhiễm và các sản phẩm phô mai. Salmonella nhiễm trùng cũng có thể lây lan từ người sang người. Cách tốt nhất để tránh ngộ độc salmonella trong khi mang thai là để nấu chín tất cả các thực phẩm có khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn.

Vi khuẩn campylobacter jejuni (campylobacter) gây nhiễm bệnh một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên thế giới. Vi khuẩn campylobacter thường lây truyền trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa và tiêu chảy, sốt gây ra, và chuột rút. Thói quen rửa tay thường xuyên và an toàn thực phẩm sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn campylobacter.

Listeriosis là do vi khuẩn listeria monocytogenes, một loại vi khuẩn tìm thấy trong đất và nước. Nó có thể được tìm thấy trên rau, thịt và các sản phẩm từ sữa, cũng như trong thực phẩm chế biến như pho mát mềm và thịt nguội. Mặc dù các vi khuẩn nguy hiểm ít ở người khỏe mạnh, nhưng ở phụ nữ mang thai bị nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở trong ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố vi nấm được biết rõ nhất do nấm aspergillus flavus và aspergillus parasiticussinh ra trong ngô, đậu và lạc, khô lạc, tương... flatoxin có thể gây ung thư gan. Virút gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người. Trong các loài nhuyễn thể sống ở vùng nước ô nhiễm, trong rau quả tưới nước có phân tươi hoặc các món rau sống chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường hay bị nhiễm virút bại liệt, virút viêm gan.

Cách điều trị

Điều trị ngộ độc thức ăn ở phụ nữ mang thai, xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay của người bệnh đã được rửa sạch vào họng để kích thích nôn.

Rửa dạ dày: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ. Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa. Để giải độc có thể dùng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính, trung hòa chất độc bằng các chất thích hợp hoặc giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc. Đặc biệt, bù nước và điện giải khi mà người mẹ có tiêu chảy mất nước, dùng dịch truyền tĩnh mạch ringer lactate, natri chlorua 0,9% và glucose 5%. Ở mức độ nhẹ có thể bù dịch bằng oresol hay viên hydrid pha nước uống. Dùng thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, thuốc dùng đường uống hay đường tĩnh mạch như: cefotaxim, ceftriaxon, amoxicilin, cifixim, erythromycin. Thuốc chống co thắt như spasmaverin, spasless, NO-SPA.

Tùy trường hợp tuổi thai, đe dọa sảy thai, chuyển dạ sinh non, cần chăm sóc thai tốt, bằng cách nằm nghỉ ngơi, theo dõi nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa và dùng cách thuốc giảm go như salbutamol, spasfon… Tất cả thuốc điều trị cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng ngừa

Luôn luôn rửa rau và trái cây trước khi ăn. Tránh không ăn các loại thịt chưa nấu chín, và các sản phẩm thịt. Không tiêu thụ sản phẩm chưa được chế biến và chưa được tiệt trùng. Thức ăn phải được nấu chín kỹ càng và đun sôi. Không ăn các loại thức ăn làm bằng gỏi sống, thức ăn qua đêm hay thức ăn không được bảo quản kỹ, thức ăn chuyển màu, có mùi ôi thiu.

Khi chọn thực phẩm, chú ý những thực phẩm còn tươi, mới chế biến có dán nhãn mác rõ ràng và có địa chỉ và cơ sở sản xuất có uy tín và được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên dùng các loại thực phẩm không có nguồn gốc, thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Chú ý, luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi bao gồm vịt, bò, lợn, chó, mèo và gà… vì đây là những loài vật có khả năng lây nhiễm cao.

Hạn chế nguy cơ ngộ độc thức ăn khi mang thai.

Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thức ăn khi mang thai, bạn nên:

- Không mua đồ ăn quá hạn sử dụng hoặc bao bì bị hư hỏng.

- Tránh mua sữa tươi chưa qua kiểm định chất lượng (mua trực tiếp từ nông dân, chẳng hạn).

- Bảo quản thịt và sữa lạnh trong tủ lạnh.

- Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm.

- Rửa rau thật sạch.

- Rã đông hoàn toàn thực phẩm đông lạnh trước khi chế biến.


Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm.

- Không dùng trứng sống hoặc các món ăn có trứng sống.

- Nấu thịt và hải sản chín hoàn toàn. Đảm bảo thịt nấu chín có màu xám (nâu) chứ không phải hồng đỏ, nước chảy từ miếng thịt là trong chứ không phải màu hồng.

- Nên ăn ngay sau khi nấu xong.

- Nấu lại thức ăn thừa, ngay cả với thức ăn đã được bảo quản lạnh. Hơi lạnh không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh.

Tác hại của ngộ độc thực phẩm khi mang thai.

- Nếu như bị nhiễm vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp (4-6ºC) trong thịt ướp lạnh hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh thì có thể gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai.

- Giai đoạn mang thai, bé chủ yếu hấp thụ qua dây nhau: Do đó mà việc ngộ độc của mẹ có thể mang lại những tác hại xấu cho bé sau này.

Sau đây là 12 loại thức ăn các bà bầu nên tránh:

1. Các món ăn chưa nấu chín kỹ:

Nếu bạn ưu thích sushi, các món gỏi và lẩu, bạn sẽ phải tập “cai nghiện” trong suốt thời kỳ mang thai.

Gỏi và các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với bạn cũng như bé yêu. Chúng có thể làm bạn bị ngộ độc thức ăn, đau bụng hay bị nhiễm khuẩn và sán.

Ngay cả đối với các loại thịt nướng/thịt quay hay trứng chưa được chế biến kỹ cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bà bầu.

2. Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao:

Các bà bầu ai cũng biết tác dụng của cá đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú biển cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển não bộ của thai nhi, cụ thể là gây ra hiện tượng não không phát triển.

3. Đồ hộp và các loại thức ăn nhanh:

Trong đồ hộp có chứa một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ gây ra hiện tượng sảy thai và sinh non.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế loại thực phẩmnày. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất là bạn hãy đun nóng lại thức ăn trước khi sử dụng.

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đã chế biến sẵn thường chứa quá nhiều dầu mỡ, cũng không tốt cho sức khỏecủa bạn trong thời kỳ mang thai.

Bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ hộp hay đồ ăn nhanh đã quá hạn sử dụng hay vỏ hộp bị trầy xước, thủng hay móp méo…

4. Các chế phẩm từ thịt:

Xúc xích, jambon, thịt muối hay các chế phẩm khác từ thịt sống cũng không tốt cho sức khỏecủa bạn và bé.

Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn những thực phẩmnày khi đã chúng đã được hâm nóng hay nấu chín lại.

5. Gan động vật:

Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho bạn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu bạn ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến bé yêu.

6. Các chế phẩm từ bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn:

Những thực phẩm làm từ bơ, sữa thường chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bộ xương cho bé.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những thực phẩm chưa qua quá trình diệt khuẩn vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn và có thể làm bạn và cả bé yêu bị ngộ độc thực phẩm.

Theo các chuyên gia, tốt nhất, bạn nên tránh xa bất cứ loại phomat nào làm từ sữa cừu hoặc sữa dê… vì chúng đặc biệt không tốt cho bé.

7. Thực phẩm gây dị ứng:

Nếu bạn có tiền sử về dị ứng, bạn sẽ dễ dàng tránh được những tác nhân gây bệnh cho mình trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng người, bạn cũng rất có thể bị dị ứng trong thai kỳ.

Vì vậy, bạn nên ngưng sử dụng tất cả các loại thực phẩmđang dùng nếu có các dấu hiệu dị ứng (ngứa, mẩn đỏ, sưng phù…) và đi khám để được điều trị kịp thời.

8. Gia vị quá nóng hay quá cay:

Các gia vị và chất phụ gia quá nóng hay quá cay (gừng, ớt, hạt tiêu...) cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong thời gianmang thai, gây hiện tượng nóng trong và táo bón với các bà bầu.

9. Đồ ngọt:

Trong thời kỳ mang thai, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh và đồ ăn vặt... vì chúng có thể gây hiện tượng tăng cân quá nhanh.

Ngoài ra, hàm lượng đường khá lớn chứa trong các loại thực phẩmnày cũng có thể gây nguy cơ tiểu đường ở bé.

10. Đồ uống có chứa caffeine:

Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) bạn sẽ có thể bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu.

Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.

11. Rượu:

Phụ nữ mang thai và trong đang trong thời kỳ cho con bú đặc biệt không nên uống rượu vì có thể gây nguy hại không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé.

Các nghiên cứukhoa học cũng đã chứng minh, chỉ cần một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống vào trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây dị tật ở thai nhi, sảy thai và sinh non.

12. Thuốc lá:

Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏecủa bạn mà còn gây nguy hại cho cả bé trong bụng.

Mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu, thai phát triển chậm và bé sinh thiếu tháng.

Nếu trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là 3 tháng đầu), mẹ hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến con.

Các món nên tránh khác:

- Quẩy: Trong quẩy có phèn chua (chứa nhôm - một chất vô cơ), ăn nhiều có nguy cơ bị down ở thai nhi.

- Rau bina (rau chân vịt): Cản trở việc hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin chao! Toi muon hoi ve van de an uong khi mang thai,luc co thai khoang 4 thang toi an trung ga ac so, nhung chi chan qua nuoc soi roi an, trung chua chin, an moi ngay 2 trung, khong co xay ra tinh trang ngo doc, be nha toi sinh ra duoc 3k2, hien chau duoc 4 thang roi, sau khi doc bai viet toi kha lo lang ve anh huong den thai nhi sau nay neu bi nhiem khuan, toi khong biet minh co bi nhiem khuan khong? Toi co nen dua chau di kham bac si khong? Mong duoc su tro giup cua quy vi. Chan thanh cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Bây giờ bé khỏe mạnh có thể bạn may mắn không bị nhiễm khuẩn, vì vậy không cần quá lo lắng đâu
Minh dang mang thai 28 tuan vua an dua le xong thi dau bung quan gan chet.minh cung da co non het ra ruj ma bung van dau am i?m rat lo so.minh phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Đi khám ngay nhé, có thể bị ngộ độc dưa lê do thực phẩm không an toàn rồi
Toi an xoi nau tu hom truoc luc an cam thay hoi co mui la va nghi la khong bi gi len da an het motbat khong biet lieu toi va thai nhi co bi anh huong dj khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý