Dị ứng thai kỳ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dị ứng thai kỳ

18/04/2015 01:40 PM
796
Dị ứng khi mang thai.

Trong thời gian mang thai, nếu không cẩn thận thai phụ rất dễ bị dị ứng. Có rất nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường sống, các loại đồ ăn mà thai phụ ăn có thể dẫn đến dị ứng. Dị ứng có thể gây ra những bất lợi cho thai kỳ, vì vậy thai phụ cần đề phòng không để mắc phải chứng bệnh này.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng ở thai phụ

Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch chịu ảnh hưởng của một chất vô hại nào đó trong môi trường. Các chất này được gọi chung là dị ứng nguyên. Dị ứng nguyên có thể là nấm mốc, vật nuôi, một số loại thực phẩm, mạt nhà, gián…

Trong thời gian mang thai hoạt động của các cơ quan và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và rõ rệt nhất là những biến đổi về nội tiết. Đó là nguyên nhân khiến các bà mẹ dễ bị dị ứng và tình trạng dị ứng thậm chí đến mức nghiêm trọng.

Các chứng dị ứng thường gặp

Mẩn ngứa: Nhiều phụ nữ bị mẩn ngứa ngoài da suốt từ khi thụ thai đến lúc sinh xong. Tình trạng này không chỉ làm bệnh nhân khó chịu, bực dọc mà còn có thể gây nhiễm khuẩn da (do gãi đến sây sát và nhiễm trùng), dẫn đến nhiễm khuẩn các cơ quan phủ tạng khác trong cơ thể.

Nôn: Bản chất bào thai và sự trao đổi chất giữa mẹ và con qua hệ thống rau thai có thể là một yếu tố gây dị ứng điển hình, vì trong bào thai có các protein lạ đối với cơ thể người mẹ (protein đó có nguồn gốc từ người bố, được tinh trùng mang đến khi thụ tinh). Một số ít phụ nữ khi mới có thai bị nôn mửa rất nặng, đến mức gầy sút, chỉ còn da bọc xương, mạch nhanh, máu bị nhiễm axit rất nặng, có thể tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Nếu việc điều trị nội khoa không có kết quả, bác sĩ phải phá thai để cứu mẹ thì ngay sau khi phá thai, bà mẹ lập tức ngừng nôn mửa và trở lại bình thường.

Tiêu chảy: Sau một thời gian dài kiêng khem quá mức, một số sản phụ tự cho phép mình ăn một lúc quá nhiều thức ăn khoái khẩu, điều đó có thể dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy nặng. Trong nhiều năm sau đó, thậm chí suốt cuộc đời, hễ cứ ăn lại thức ăn đó là họ lại bị tiêu chảy.

Bạn cần làm gì?

Ở những người từng bị dị ứng trước khi có thai, việc mang bầu có thể khiến tình trạng dị ứng nặng thêm hoặc nhẹ đi. Một khảo sát được thực hiện ở những thai phụ đã từng bị hen cho thấy, trong 1/3 trường hợp, bệnh hen được cải thiện; số trường hợp bệnh nặng thêm cũng chiếm tỷ lệ tương tự. Để tránh tình trạng này bạn nên tránh những môi trường dễ gây dị ứng cho bạn, tránh sử dụng các loại thức ăn có thể gây dị ứng, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.

Những hiểu biết của khoa học về dị ứng hiện vẫn chưa đầy đủ nên việc điều trị tận gốc đối với chứng bệnh này có hiệu quả thấp. Hầu hết các thuốc chống dị ứng là hóa chất kháng histamin (sản phẩm do cơ thể sinh ra khi bị dị ứng), chống chỉ định hoặc phải thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, khi bị dị ứng, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và hỏi han cặn kẽ những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định có cho dùng thuốc hay không; nếu có thì nên chọn loại thuốc nào để ít gây nguy hại cho người mẹ và thai nhi.

Phòng ngừa chứng dị ứng trước và sau khi sinh nở.

Khoảng 20-30% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc các bệnh lý dị ứng, thường gặp nhất là mày đay, chàm, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, tiêu chảy…. Các bệnh lý này thường tái phát hoặc nặng lên đối với hơn một nửa số phụ nữ trong thai kỳ hoặc sau sinh.


Tuy không trực tiếp gây hại nhưng nó có thể tác động tiêu cực đến việc ăn, ngủ, trạng thái cảm xúc và các sinh hoạt khác của bà mẹ, từ đó gián tiếp gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể bị dị ứng với những thứ mà trước đấy họ không hề dị ứng như phấn hoa, bụi, không khí ô nhiễm, lông động vật, nước hoa… Có thai phụ còn bị nổi mẩn khắp người khi gặp gió lạnh vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc với nước. Dị ứng thực phẩm cũng thường gặp ở phụ nữ khi họ ăn những món khoái khẩu trước kia (thịt bò, hải sản…) với các triệu chứng như đau bụng, choáng váng, nôn, tiêu chảy.

Trường hợp nặng có thể dẫn tới bất tỉnh. Một số người có thể dị ứng với kháng sinh dùng trong sản khoa (trường hợp đẻ mổ, rạch tầng sinh môn). Nhiều trường hơp bị dị ứng mà không xác định được nguyên nhân.

Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự thay đổi nội tiết tố, qua đó tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bình thường, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ phản ứng và đào thải vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên lúc mang thai, hệ miễn dịch được não chỉ thị không đào thải thai nhi.

Chính mệnh lệnh này đã khiến hệ miễn dịch mất cảnh giác với các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Đó là lý do vì sao khi mang thai, phụ nữ trở nên khá nhạy cảm với nhiều thứ mà trước đây họ vẫn tiếp xúc bình thường. Sau khi sinh, các bà mẹ ở giai đoạn phục hồi, sức khỏe nói chung và  miễn dịch nói riêng còn yếu nên cũng rất dễ bị dị ứng.

Dị ứng có thể sẽ dần dần biến mất sau 5 - 7 ngày  nhưng cũng có thể trở nên trầm trọng hơn ở một số người. Một số người bị hàng năm không khỏi, hoặc đỡ được một thời gian rồi lại thường xuyên tái phát, không khỏi được hoàn toàn. Chính vì vậy,  khi cơ thể có dấu hiệu dị ứng, thai phụ nên đi khám ở chuyên khoa xác định nguyên nhân để cách ly.

Trường hợp không xác định được nguyên nhân, các bác sỹ sẽ kê một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng (thường là các thuốc kháng histamine). Tuy nhiên phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng đặc biệt, việc dùng thuốc trong trường hợp này là rất hạn chế và cần phải lựa chọn những loại thuốc ít nguy hại cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, khi dự định mang thai, bạn hãy chuẩn bị cho mình một hệ miễn dịch khỏe mạnh để đảm bảo không mắc các chứng dị ứng thai sản.

Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp phòng ngừa dị ứng khi mang thai là bổ sung probiotics (các chế phẩm chứa các vi khuẩn có lợi) hàng ngày trong suốt thời kỳ có thai và cho con bú. Những chú vi khuẩn lành tính rất an toàn không gây hại cho cả mẹ và thai nhi sẽ giúp tăng cường miễn dịch thông qua việc tăng cường hình thành kháng thể (đặc biệt là kháng thể IgA) và tăng cường hoạt động của các  tế bào miễn dịch.

Nhờ đó, các bà bầu sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và sau khi sinh. Không chỉ vậy, thông qua rau thai (khi mang thai) và qua sữa mẹ (khi cho con bú) đứa trẻ sinh ra cũng tránh được nguy cơ mắc các bệnh dị ứng  như: chàm, mày đay…

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
vợ tôi trước đây ăn đồ hải thủy sản và thịt bò ko dị ứng bao giờ...vậy mà từ khi đi thụ tinh (bơm ha oai)tới nay đã được 15ngày rồi,thì ăn hải sản và thịt bò vào là thường bị dị ứng ngứa ngáy nởi mề đay lên cơ thể.Vậy xin hỏi đây có phải là triêu trứng có thai hay không? Tôi xin cảm ơn nhiêu...ĐỖ NGỌC TIẾN
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Bảo vợ bạn mua que thử đi
Vk tôi ăn cua núi bị dị ứng bh hiện đang mang thai 5 tháng mong đc giải đáp sớm chân thành cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý