Sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ

18/04/2015 01:44 PM
192

Nguy cơ của thuốc đối với thai tùy thuộc theo từng giai đoạn thai nghén. Trong ba tháng đầu thuốc có thể gây nguy cơ dị dạng cho thai chủ yếu. Sau tháng thứ ba ảnh hưởng của thuốc được biểu hiện bằng các bệnh lí thai như bất thường về tổ chức học, rối loạn các chức năng (rối loạn về tinh thần, vận động…).

Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi mẹ dùng thuốc bởi thuốc có thể ngấm qua sữa mẹ.

Một số thuốc có nguy cơ gây dị dạng cao

- Thuốc chữa ung thư: Hầu hết các thuốc chữa ung thư đều gây dị dạng cho thai. Do đó, người phụ nữ đang chữa bệnh ung thư phải tránh có thai lúc này. Nếu có thai phải được thăm dò những bất thường về nhiễm sắc thể (chọc ối xét nghiệm).

- Thuốc chữa trứng cá: Thường gây dị dạng hệ thống thần kinh trung ương, khung xương, phụ nữ nên tránh có thai trước và sau khi dùng thuốc từ 1 tháng đến 1 năm.

Các thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

- Thuốc chữa động kinh

- Thuốc làm bình thản

- Thuốc chống trầm cảm

- Thuốc gây mê, giãn cơ

Các loại thuốc trên đều ảnh hưởng đến bệnh lí của trẻ sơ sinh như giảm trương lực cơ, rối loạn các phản xạ, rối loạn hô hấp…

- Thuốc nội tiết: Nhiều thuốc nội tiết không sử dụng đúng hoặc dùng không đúng liều lượng có nguy cơ gây bất thường cho thai, đặc biệt là thai gái.

- Thuốc kháng sinh

- Nhiều loại kháng sinh có thể sử dụng bình thường khi có thai như nhóm Beta. Lactamin.

-  Một số loại kháng sinh nguy hại cho thai như: Tetracyin, Cloramphenycol, Sulfamid, các kháng sinh đường niệu, Flagyl, một số thuốc chống nấm.

- Thuốc chữa đái tháo đường: Không nên dùng các thuốc đái tháo đường tổng hợp, tốt nhất là sử dụng thuốc Insulin.

Các thuốc đường tiêu hóa

•    Các thuốc tẩy giun: không được dùng khi mang thai.

•    Các thuốc chống nôn: có thể sử dụng bình thường.

Các loại vắc xin

Các vắc xin không gây nguy hiểm như:

-    Vắc xin phòng uốn ván: Là vắc xin hấp thụ tinh khiết được chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai. Vắc xin được tiêm bắp, mỗi lần 0,5 ml.

Thai phụ chưa tiêm phòng lần nào: tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng. Mũi thứ hai phải được tiêm trước khi đẻ ít nhất 1 tháng (nên tiêm vào quý II của thai kỳ).

Nếu đẻ lần 1 đã tiêm đủ 2 mũi, lần đẻ này cách lần đẻ trước dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi (vào quý II của thai kỳ).

-    Vắc xin phòng viêm gan B: Là loại vắc xin bất hoạt, không có nguy hiểm cho mẹ và thai. Có thể dùng vắc xin này tiêm cho thai phụ có nguy cơ cao bị viêm gan B.

-    Vắc xin phòng cúm: Có thể sử dụng cho phụ nữ trong thai kỳ.

Các vắc xin bị chống chỉ định: là các loại vắc xin mang vi rút sống như:

-    Vắc xin phòng bại liệt

-    Vắc xin phòng rubella

-    Vắc xin phòng sởi, thủy đậu, quai bị

   Vắc xin phòng bạch hầu, ho gà

Sử dụng thuốc, vắc xin trong thời kỳ mang thai phải hết sức thận trọng, kiến thức của chúng ta trong lĩnh vực ảnh hưởng của thuốc, vắc xin lên thai còn chưa đầy đủ.

Điều trị các bệnh ở phụ nữ có thai đòi hỏi phải có sự chú ý đặc biệt, vì cơ thể mẹ phản ứng khác nhau với các yếu tố ngoại lai và thai cũng bị tổn thương bởi các yếu tố này.

Đặc biệt nguy hiểm nếu phụ nữ tự ý dùng thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, khi thật cần thiết cho mẹ hoặc cho thai và nên chọn các thuốc đã dùng từ lâu và ít độc hại tới cơ thể người mẹ và con.

Bác sĩ Phan Văn Quý (Bệnh viện Phụ sản Trung ương)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý