Chữa sổ mũi không dùng thuốc bằng bài thuốc dân gian

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa sổ mũi không dùng thuốc bằng bài thuốc dân gian

28/07/2015 12:00 AM
446

Khi trẻ bị viêm mũi sổ mũi, phương pháp tốt nhất để điều trị cho bé là theo các bài thuốc dân gian, đó là lời khuyên của các thầy thuốc Đông y. Với các bác sĩ Tây y hiện nay cũng không kê thuốc kháng sinh để điều trị sổ mũi cho em bé nữa, vì điều đó là không cần thiết, cùng suckhoetongquat.com tìm hiểu phương thức tốt nhất giúp bé vượt qua cơn sổ mũi hành hạ các bạn nhé.

Các bác sỹ, chuyên gia Đại học Y tế cộng đồng (Anh) gần đây công bố một nghiên cứu, khuyến cáo trẻ em sổ mũi, chảy nước mũi và ho ra đờm xanh không nhất định phải dùng thuốc kháng sinh.

Các bác sĩ Anh quốc cho biết, thuốc kháng sinh từ trước đến nay được miêu tả là “huyền thoại thịnh hành” trên lịch sử phát triển thuốc của nhân loại, thường được dùng để chữa trị một số bệnh.

Các chuyên gia chỉ ra, trẻ em chảy nước mũi, ho ra đờm xanh đều do virus gây ra, đa phần có thể sử dụng phương thuốc theo đơn chữa trị tại nhà có thể giảm nhẹ triệu chứng, nếu sử dụng kháng sinh sẽ dẫn đến nhờn thuốc.

trẻ bị viêm mũi sổ mũi 1

Một nghiên cứu của Y tế cộng đồng Anh cho biết, 40% người cho rằng thuốc kháng sinh có hiệu lực đối với cảm và ho. Nhưng trên thực tế, đờm xanh, chảy nước mũi về cơ bản qua một quãng thời gian sẽ tự khỏi. Một bác sĩ hàng đầu nước Anh cho biết “Mặc dù nhiều năm nay y tế cộng đồng không ngừng vận động khuyến cáo người dân về việc thuốc kháng sinh không chữa trị ho, cảm, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, “loại thuốc thần thoại” này vẫn thịnh hành không giảm. Tuy nhiên đối với số đông còn lại thì cho dù ho, cảm, đau họng đem lại nhiều khó chịu nhưng họ đều biết những triệu chứng này sẽ kéo dài không lâu và không nên dùng thuốc kháng sinh.

“Lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề sức khỏe cộng động nghiêm trọng”, Chủ tịch hiệp hội bác sỹ Hoàng Gia Anh cho biết, “đờm màu xanh và chảy nước mũi trên thực tế là kết quả của protein trong hệ miễn dịch chống lại lây nhiễm”.

Vấn đề nhờn thuốc kháng sinh đã trở nên ngày càng nghiêm trọng. Có chứng cứ chứng tỏ, càng uống nhiều kháng sinh càng dễ sinh ra nhờn thuốc, khả năng lây nhiễm đau bụng đi ngoài do liên quan đến kháng sinh cũng càng lớn.

Trẻ em bị cảm sổ mũi viêm mũi lạm dụng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm

Thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị cảm nhất. Một số phụ huynh vừa thấy trẻ sốt, chảy máu mũi, nghẽn mũi khó thở, ho, đau họng lập tức cho trẻ uống kháng sinh. Trên thực tế, cách làm này không tốt, bởi vì trên 90% cảm là do các loại virus đường hô hấp gây nên, do vi khuẩn gây nên chỉ là số rất ít. Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu lực đối với chứng viêm do vi khuẩn gây nên nhưng vô dụng với cảm do virus.

Khi trẻ bị cảm do virus nhưng sử dụng kháng sinh không hợp lý lại gây hại cho trẻ. Chức năng sinh lý của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nhiều loại kháng sinh đều thông qua gan trao đổi, lạm dụng kháng sinh dễ gây tổn hại cho chức năng gan.

Ngoài ra, sử dụng kháng sinh không hợp lý dễ phá hỏng nhóm khuẩn có lợi trong cơ thể trẻ, bởi vì thuốc kháng sinh khi giết chết nhóm khuẩn gây bệnh cũng đồng thời giết luôn nhiều vi khuẩn có lợi. Kết quả, nhẹ thì gây đau bụng, táo bón, ăn uống giảm sút, nặng lại dẫn đến lây nhiễm nấm, ví dụ như viêm ruột do nấm, bệnh tưa miệng, viêm da do nấm v.v… Đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh nhiều lần sẽ làm nhờn thuốc, khi thực sự có vi khuẩn lấy nhiễm, sử dụng kháng sinh cũng không có tác dụng.

Sau khi trẻ bị cảm, thời gian đầu nên cho trẻ uống thuốc khống chế cảm, giảm thấp nhiệt độ đã tăng quá cao do virus. Phụ huynh cũng cần hiểu chính xác các kiến thức chăm sóc trẻ khi bị cảm, áp dụng kết hợp với biện pháp đang chữa trị bằng thuốc cũng có ích giúp trẻ nhanh thoát khỏi cảm.

Ngoài ra, khi trẻ sốt quá cao nên cởi bớt quần áo hoặc dùng nước ấm giúp trẻ giảm bớt cảm. Khi cảm nên bổ sung thêm lượng nước cho trẻ, ăn uống thanh đạm.

Hỏi bác sĩ:Trẻ sơ sinh bị viêm mũi, nghẹt mũi phải làm sao?

Chào bác sĩ, con gái tôi mới được 1 tháng tuổi, gần một tuần nay cháu bị nghẹt mũi khó thở, từ lúc cháu bị nghẹt mũi đến giờ bú kém hơn hẳn. Tôi đã sử dụng nước muối sinh lý natri 0,9% nhỏ cho cháu nhưng đến nay vẫn chưa khỏi bệnh. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên phải làm sao để cháu khỏi bệnh? Cảm ơn bác sĩ ạ!

Trả lời:

Chào chị,

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không phải là ít gặp, trẻ khi được sinh ra sức đề kháng và hệ miến dịch là rất thấp, khii trong bụng mẹ trẻ sống trong môi trường vô khuẩn nên khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường ngoài rất dễ bị cảm virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vì vậy mà dẫn đến tình trạng bé bị nghẹt mũi, sổ mũi.

Khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các bà mẹ ai cũng lo lắng vì kèm theo đó là hiện tượng kém ăn, bỏ bú… Chị đã dùng nước muối sinh lý natri 0,9% nhỏ cho cháu là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên cách nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị. Để điều trị cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần thực hiện như sau:

Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngày 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

trẻ bị viêm mũi sổ mũi 2

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên là chị cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên chị đừng nghĩ vậy mà quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được.

Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Chúc bé mau chóng khỏe mạnh!

Chữa viêm sổ mũi cho trẻ bằng các phương pháp dân gian hiệu quả

Mời các bạn đọc chia sẻ kinh nghiệm sau của mẹ bé Xí Muội:

Hôm qua tự dưng Xí Muội bị sổ mũi, phải chăng mẹ đã không giữ ấm cho con đúng cách, mẹ rất lo lắng. Mẹ đã nhỏ nước muối liên tục mà ko ăn thua. Mẹ tìm thấy nhiều bài viết cách chữa sổ mũi bằng phương pháp dân gian, không biết cách nào hiệu quả với Xí Muội đây.

1. Ăn cháo hành, tía tô: Cháo hành, tía tô thường là bài thuốc chưa cảm cúm quen thuộc cho người lớn. Bài thuốc này cũng tốt với trẻ. Mẹ lưu ý thái nhuyễn rau cho bé dễ nuốt.

2. Cho bé uống tinh dầu tỏi: Để tỏi bớt hăng, mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào bữa cháo của bé cũng có tác dụng.

3. Chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides).

Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.

4. Kinh nghiệm của các mẹ:

Bơm nước muối vào mũi

-Mua chai nước muối 9 phần nghìn (500ml) và một bơm tiêm ( các mẹ bỏ kim tiêm đi nhé, dùng một vật nhọn chọc thủng phần nắp)

-dùng bơm tiêm hút nước muối ra cho vào một cốc sạch hâm nóng lên thì tốt hơn (Cho vào cốc nước nóng, hoặc vào lò viva nhé, các mẹ nhớ là chỉ hơi ám thôi cho khỏi lạnh mũi).

-Cho con nằm nghiêng bơm đều hai bên, nước muối từ mũi này chảy sang bên kia.

Cách này hơi dã man một chút nhưng rất hiệu quả đấy các mẹ ạ ( Chỉ sợ thời gian đầu thôi, sau đó quen dần như vệ sinh răng miệng vậy)! Mỗi ngày hai lần, nếu bị viêm ngày 3-4 lần, bé nào biết hỉ mũi ra sau khi bơm là rất tốt đấy.
Bây giờ ngày nào mình cũng vệ sinh mũi cho các cháu bằng cách đấy khoảng 1 tháng nay không thấy các cháu bị hắt hơi sổ mũi nữa! Các mẹ hãy áp dụng thử nhé.

trẻ bị viêm mũi sổ mũi 3

Nhỏ nước muối pha tinh dầu tỏi

Con nhà mình mà sổ mũi, mình hay pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 lần / ngày là khỏi.
Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nhé. (ép sơ 1/4 tép tỏi nhỏ rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, nhỏ).

Lần gần đây mình đổ vào cái máy xong mũi họng và xông. Thấy rất hiệu nghiệm.

Hút mũi

Việc chữa cho Bé đòi hỏi phải thật kiên trì. Mình có vài kinh nghiệm chữa cho con trai như sau:

– Quan trọng nhất là hạn chế dùng kháng sinh và thuốc tây: những loại này ko điều trị tận gốc nên sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, càng ngày bé sẽ bị càng nặng.

– Buổi sáng và tối (trước khi đi ngủ) bạn lấy hút mũi 2 vòi (1 vòi cho vào mũi cháu, 1 vòi vào miệng mẹ) vừa hút vừa bơm nươc muối sinh lý, tức là phải tạo ra dòng nước tử bên mũi nọ sang mũi kia để hút hết đờm mũi cho bé. Nhớ là nước muối phải ngâm ấm (nếu dùng nước lạnh muối bé càng ngạt thêm), bạn bơm khoảng 2-3 lọ nước muối con/lần cho đến khi hết cả đờm. Bạn có thể đến khám ở nhà bác sĩ PHẠM THẮNG (Phố Đoàn Như Hài) để tham khảo cách hút mũi, sau đó về tự làm. Bác sĩ Thắng học từ Mỹ về và rất ít khi dùng thuốc cho trẻ con, bạn cũng nên hỏi tư vấn thêm bác sĩ.

– Buổi tối sau khi hút mũi xong, bạn mua nhiều cứt lợn hoa tím, rửa sạch, đun nước xông mũi cho bé. làm 1 cái phễu = bìa để bé hít hơi nóng (20-30 phút). việc này đặc biệt tốt trong thời tiết lạnh.

– Không nên dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mũi nào khác ngoài nước muối sinh lý
– Nếu bé bị ngạt mũi, bạn nên kê đầu cao cho bé khi ngủ, bôi 1 ít dầu gió vào ngực áo để bé hít cho dễ thở. – Nếu thời tiết nóng (mùa hè), nên cho bé chơi ngoài nắng, ánh nắng rất tốt để diệt vi khuẩn, vi rút
– Dùng húng chanh+ mật ong, Phật thủ + mạch nha, ….kèm thêm để tránh viêm họng
– Trong trường hợp bé ho nhiều, bạn có thể dùng thuốc nam (17 Trần Xuân Soạn) để tiêu đờm.
– Giữ ấm tay, chân, mũi cho bé nhất là khi ra đường Sau 1 thời gian làm như trên, bé sẽ tăng sức đề kháng và sẽ bị ốm ít đi.

Sai lầm khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể nhiều trẻ không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Không muốn con uống kháng sinh, nhiều mẹ tự chữa cho con theo cách “truyền miệng”, tuy nhiên chữa không đúng cách khiến bệnh của bé càng thêm nặng.

Dưới đây là 3 sai lầm các ông bố, bà mẹ nên tránh:

1. Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé

Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, đây là quan niệm sai lầm. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.

Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.

2. Rửa mũi quá nhiều

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, nhiều cha mẹ còn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Đây cũng là sai lầm làm hại tới trẻ.

Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 đến 1 lọ tùy theo độ tuổi. Rửa khoảng 3-4 lần một ngày.

3. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Một sai lầm khác khi điều trị sổ mũi cho trẻ là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.

Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con tôi đc 10 tháng tuối,cháu bị sổ mũi.tôi nhỏ xi sat dành cho trẻ em mà k thấy đỡ.mọi khi sổ mũi tôi thường nhỏ otivin.giờ tôi nên nhỏ thuốc gì cho con nhanh hết sổ mũi ạ.tôi xin cảm ơn nhiều
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý