Cách chọn rau củ quả ngon an toàn cho sức khỏe bạn nên học hỏi

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn rau củ quả ngon an toàn cho sức khỏe bạn nên học hỏi

06/08/2015 12:00 AM
163

Rau, củ, quả là những sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, các loại rau củ quả phổ biến còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ cỏ, các loại phân bón lá, thuốc kích thích tăng trưởng, các hóa chất kích thích cây nhanh ra hoa và quả nhanh chín). Bên cạnh đó, rau củ quả cũng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy nếu bảo quản không đúng cách rau củ quả rất dễ bị hư hỏng. Việc lựa chọn, xử lý rau củ quả trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng, nhằm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Cách chọn rau, củ, quả tươi

rau-cu-qua-tuoi

Cách chọn rau củ quả tươi ngon.

Rau quả tươi có nhiều nước, có men, có các chất dinh dưỡng, là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển và men dễ hoạt động, do đó, rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng. Đồng thời, rau quả tươi hiện nay có nguy cơ rất cao tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản. Lựa chọn rau quả tươi cần chú ý:

1. Hình dáng bên ngoài: Còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy sước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác loại qúa “mập”, “phổng phao”.

2. Mầu sắc: có mầu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh hoặc có mầu sắc bất thường.

3. Sờ – nắm: Cảm giác nặng tay, dòn chắc. Chú ý cảm giác “nhẹ bỗng” của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích sinh trưởng và hoá chất bảo vệ thực vật.

4. Không có dính chất lạ: Rất nhiều loại rau quả còn dính hoá chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả….có các vết lấm tấm hoặc vết trắng.

5. Mùi: Không có mùi lạ. Nếu lượng HCBVTV tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi HCBVTV.

6. Với quả: Có một số loại được ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, nhìn ngoài vẫn có mầu tươi đẹp, nhưng núm cuống hoặc thâm nhũn, hoặc còn dính HCBVTV, khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ thấy biến mầu giữa lớp vỏ và thịt quả.

Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy đo thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong gia đình.

Cách rửa rau, củ quả an toàn cho sức khỏe

Chế độ ăn nhiều rau củ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết cách rửa rau củ cho sạch sẽ trước khi chế biến để đảm bảo an toàn sức khỏe.

cach-rua-rau-cu-qua-an-toan-cho-suc-khoe

Khi mua về, bạn cất ngay rau củ vào tủ lạnh để bảo quản. Chỉ mang ra rửa trước khi nấu, vì rau củ đã rửa nếu để lâu trong tủ lạnh thì vi khuẩn dễ phát triển làm hư hỏng rau.

1. Quả: Mỗi loại trái cây lại có cách làm sạch riêng, lưu ý không phải chỉ ngâm nước rửa dưới vòi hoặc lần nước rửa cuối pha thêm chút muối sẽ loại bỏ hết được hóa chất, ví dụ:

1.1. Chuối: theo thói quen của đại đa số người dân khi sử dụng chuối thường không rửa trước khi ăn vì cho rằng sử dụng lõi ăn bỏ vỏ đồng nghĩa với việc loại bỏ hết vi khuẩn. Tuy nhiên thực tế vẫn còn vi khuẩn nguy hiểm hiện diện trên vỏ chuối và có thể bám vào tay khi chúng ta chạm vào vỏ, thậm chí chúng có thể lây nhiễm vào trong phần lõi qua bàn tay của bạn khi lột vỏ hay khi cắt chuối. Do đó, cần rửa sạch chuối (còn nguyên vỏ) dưới vòi nước chảy trước khi ăn. Nên dùng khăn rửa sạch lớp vỏ bên ngoài. Rửa xong nên lau khô trái cây bằng khăn mềm hoặc giấy ăn, sau đó rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để hạn chế tối đa khả năng xâm nhập của vi khuẩn.

1.2. Dâu tây: sàng lọc và loại bỏ trước các quả bị dập, chưa chín hẳn hoặc bám nhiều đất. Sau đó rửa các quả còn lại trực tiếp dưới vòi nước, dùng tay hoặc bàn chải mềm cọ nhẹ trên vỏ ngoài giúp loại chất bẩn. Cuối cùng mới rửa thêm một lần nữa bằng nước đun sôi để nguội. Để ráo nước mới ngắt bỏ núm xanh.

1.3. Táo: rửa kỹ núm táo vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và hóa chất nhất. Tốt nhất rửa dưới vòi nước chảy liên tục.

1.4. Cam, chanh, hoặc quýt: đặt vào rổ inox có lỗ thoát sau đó dội nước sôi vào để loại bỏ chất bảo quản bám bên ngoài vỏ. Do các loại trái cây này có vỏ rất dày nên sẽ không ảnh hưởng gì đến bên trong quả. Sau đó mới rửa trực tiếp dưới vòi nước.

1.5. Nho: Trước khi rửa, hãy lấy kéo chia chùm to thành các chùm nhỏ. Sau đó rửa nho trực tiếp dưới vòi nước, không nên cho nho vào chậu rồi khuấy mạnh sẽ khiến nho dễ bị dập nát, mất độ tươi và ngon. Khi rửa nên xoay chùm nho theo nhiều hướng khác nhau giúp cho nước có thể dễ dàng xuyên qua những kẽ hở loại bỏ bụi bẩn. Nên rửa bằng tay hoặc vải mềm. Rửa xong dưới vòi nước sạch hãy cho ra rổ để ráo nước.

2. Rau ăn lá: nhặt sạch rau, ngâm trong nước muối nhạt hoặc nước pha giấm (Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê muối ngâm trong vòng 5 phút) để loại trừ vi khuẩn và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi nước. Các cành rau nhỏ như rau muống, cải xoong, tần ô… phải rửa làm nhiều lần, mỗi lần chỉ rửa khoảng một nắm tay dưới vòi nước.

3. Rau ăn quả: như cà chua, bầu, bí và mướp nên rửa sạch từng quả, để ráo nước rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

4. Rau ăn hoa: như hoa bí, hoa chuối, hoa hẹ, bông điên điển… Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn, nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

5. Các loại củ: như cà rốt, khoai tây, củ cải…khi chế biến nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại củ một lần nữa rồi mới cắt để đảm bảo sạch khuẩn.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý