Cách chọn chim Chào Mào chuẩn và hay nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn chim Chào Mào chuẩn và hay nhất

06/08/2015 12:00 AM
726

Trong mấy năm gần đây thì phong trào chơi chim chào mào diễn ra rất mạnh, minh chứng cho phòng trào chơi chim diễn ra mạnh là qua các cuộc thi được tổ chức hằng năm, hằng quý, hằng tháng và hằng tuần. Mỗi một cuộc thi đều có những giải thưởng khác nhau nhưng mục đích chính là giúp cho phong trào ngày một phát triễn hơn nữa.

Trong các cuộc thì chim thường mỗi cuộc thi đều có 1 tiêu chí riêng nhất định và cuối mổi cuộc thi đều chọn ra những chú chim hay, xuất sắc và bản lĩnh để nhận giải, thường thì có 4 giải chính đó là: nhất – nhì – ba – tư. Và một số giải thưởng từ top 10 cho đến top 60 tuỳ theo số lồng đăng ký tham dự cuộc thi.

chọn chim chào mào đi thi

Nhưng có 1 điều tưởng chừng dễ nhưng mà không hề dễ chút nào đó chính là lấy được cờ và chinh phục giải trong cuộc thi đó. Có rất rất nhiều người mong muốn được lấy cờ dù chỉ một lần trong các cuộc thi bất kỳ những vẫn chưa 1 lần được. Bản thân mình sau vài cuộc thi không được cờ nào mình cũng suy nghĩ rất nhiều, nhưng rồi mình cũng hiểu ra được đôi chút và chính vì thế hôm nay minh xin chia sẻ với các bạn bài viết cách chọn chim chào mào đi thi. Tính tới lúc viết bài này thì mình cũng đã có kha khá cờ rồi. Khi nào rảnh sẻ up lên cho các bạn xem nhé.

1: Tổng quan về con chim đi thi
Những con chim đi thi phải là một con chim đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưới sau đây: Là những chú chim không phải chim Mộc, chim Bổi còn quá nhác. Lông chim không quá xấu, xơ xác, thiếu quá nhiều lông. Trong quá trình thì đấu thì con chim đi thi phải chứng tỏ được bản năng của mình, bằng cách qua giọng hót, qua thái độ hình dáng khi thi đấu, tuyệt đối không bị tật lỗi, vì nếu tất lỗi sẻ bị hạ rất sớm. Trong quá thì thì đấu thì không được xỉa lông, tắm cóng, tắm hủ, phơi nắng. Rất đơn giản phải không nào các bạn? 

2: Tiêu chí chấm thi chim chào mào
Cái này mới là quan trong này các bạn, thường thì tiêu chí chấm thi mỗi nơi mỗi khác nhưng nó cũng chung chung à. Ở ngoài Bắc mình thường thấy chấm giọng rồi mới tới dáng bộ, còn trong Nam thì chấm dáng bộ rồi tới giọng. Ở Miền Trung thì kết hợp vừa dáng bộ và vùa giọng hót. Mình sẻ liệt kê tiêu chí chấm thi ra bên dưới rồi chúng ta sẻ cùng nhau mổ xẻ và chọn một chú chim chào mào phù hợp khi đi thi nhé.

a: Tiêu chí thứ nhất
Chim có dáng bộ thi đấu tốt, siêng sàn cầu, điu cầu, bung cánh xoè đuôi doạ nạt đối thủ, thái độ linh hoạt. Chim hung hăng lùng sục tìm đối thủ để đấu, thế đứng vươn mình cúp cầu chữ C, éc ché hù doạ đối thủ. 

b: Tiêu chí thứ hai
Chim phải ra giọng hót, xổ bọng xa gần, hót đấu, lấy giọng hót để đè đối thủ, những chú chim ra giọng trong suốt cuộc thi sẻ được chọn. Chim phải ra nhiều giọng, đảo giọng luyến láy rỏ ràng. Giọng chim phải từ 3 âm trở lên thì mới được tính là 1 mỏ. 

c: Tiêu chí thứ ba
Chim thi đấu phải có thân hình thon gọn, nhanh nhẹn và dáng bộ phải đẹp và cân đối. Chim phải xong lông và không được cụt đuối, thiếu lông và không bị tật lỗi.

Trên đây là ba tiêu chí chính mà trong một cuộc thi chim chào mào áp dụng. Thật ra mà nói thì hiếm có con chim chào mào nào thực sự đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí trên được vì thời gian thi chim chào mào thường là 3h đồng h��, có nhiều nơi vì số lượng lồng quá nhiều nên kéo dài tới 4h. Nhưng xuyên suốt trong quá trình chấm chim thi thì trọng tài ít nhiều sẻ bị phân tán tư tưởng và không thể theo dõi hết được những chú chim trên dàn nên vẫn có những lỗi nhỏ bỏ qua được nên các bạn cũng không nên quá lo lắng. Nào bây giờ chúng ta sẻ đi tuyển chọn những chú chim thi.

3: Chọn chim chào mào đi thi phù hợp
Như mình đã nói ở trên là tuỳ nơi mà tiêu chí cuộc thì khác nhau nên các bạn cố gắng chọn cho phù hợp nhé. Và trong bài viết chia sẻ này thì mình sẻ chọn theo như sau: Chọn tướng chim – Chọn nết chơi – Chọn tính cách – Chọn giọng hót – Chọn nguồn gốc. Sở dĩ mình phân ra như vậy là để cho bố cục bài viết thêm gọn gàng và các anh em nghệ nhân đọc cũng đỡ bị rối đi thôi.

4: Chọn tướng chim chào mào
Theo kinh nghiêm của những nghệ nhân lâu năm và nhìn nhận của bản thân mình cùng một số nghệ nhân chia sẻ và góp ý thì nên chọn chim chào mào đẹp có tướng tá như sau: Tướng chim phải thon gọn, dài đòn, mặt dữ, mào lân càng tốt, mào lân mà đầu bi nữa thì tuyệt vời, mào đinh cũng được, nếu chọn được con mào cui nữa thì còn gì bằng. Đuôi ngắn, chân cẳng phải to và cứng cáp nhìn phải cao trông phải thật chắc chắn. Chim thon gọn, mình ống, thì có nước chuyền cầu, đi cầu siêng năng và linh hoạt.

Không nên chọn những con quá to xác, thường những con to xác thường có nết đi cầu chậm vì di chuyển khá khó khăn. Hơn nữa cũng không nên chọn những con có gốc mào không dày hoặc bị gãy, những con như vậy thường thi đấu không bền chim.

Mình xin nói sơ thêm qua về dòng mũ lân đầu bi. Dường như trong giới chơi chim mình thấy rất ít người biết về điều này. Vậy mũ lân đầu bi là gì? Để được gọi là mũ lân đầu bi thì trước hết cái đầu của con chim nó phải tròn giống viên bi. Nhớ là tròn thật nhiều chứ không phải tròn sơ sơ thôi nhé các bạn. Phần mào thì không cần nói chắc các bạn cũng biết mào lân là như thế nào rồi đúng không. Theo mình thấy thì dòng mũ lân đầu bi này có tướng rất lì lợm và cô hồn, không biết sợ chim và có nết đấu rất khó chịu. Và đây là một dòng chim hiếm và rất ít gặp.

5: Chọn tính cách và nết chơi
Nói về nết chơi thì cũng có nhiều loại khác nhau, phần đa thì mỗi người thích 1 nết. Người thì thích nết hung hăng, người thì thích nết chim siêng đi cầu, người thì thích chơi cánh, nói chung là đủ loại. Nhưng theo mình thì các bạn nên chọn những con siêng chơi cánh và đi cầu nhiều. Những con siêng chơi cánh và đi cầu nhiều thường là những con thi đấu bền bĩ và dai sức, nếu về các bạn chịu khó tập lực cho chào mào nữa thì sẻ tuyệt vời hơn. Chim chơi cánh nhiều thường có phong cách thì đấu rất cuốn hút và làm mê hoặc nhiều người. Nết chơi sàn cầu thì chim rất năng động và linh hoạt, trong xuyên suốt quá trình diễn ra cuộc thi thì con chim nào siêng đi cầu sẻ là con có lợi thế và đi sâu hơn vào những vòng trong.

Riêng về chơi cánh nhiều thì anh em cũng nên để ý là chim chơi cánh thường có 2 phong cách. 1 là dang cánh thật rộng để doạ nạt đối thủ và phong cách thứ 2 là chớp cánh, giật cánh, cái lối chơi này rất khó chịu đấy, anh em nghệ nhân hay gọi là chơi cánh ruồi. Nên chọn những con có nết chơi cánh ruồi re cánh liên tục nhé các bạn. Vì những con chơi cánh ruồi thường không bung hết cánh nên giữ lực được. Những con chơi cánh rộng, bung cánh hết cỡ rất dễ mất lực. Điều này anh em cũng nên chú ý thật kỹ nhé.

Riêng về tính cách con chim khi chơi thì các bạn cũng nên chú ý quan sát thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định nhé. Nên chọn những con có nước chơi từ tốn và bình tĩnh, thái độ thi đấu điềm đạm, nhảy cầu dứt khoát, lên xuống cầu nhịp nhàng và chơi từ từ thong thả, không nôn nóng và bu bạ lồng. Ví dư chim người ta chỏ mồm qua hót đấu éc ché hù doạ các kiểu nhưng chim mình vẫn nhẹ nhàng đi cầu, sổ bọng xa gần đấu lại thì tuyệt vời. Nếu đễ ý kỹ thì các bạn sẽ thấy khi đi trường thường có những con vừa treo lên thái độ rất hung dữ, éc ché rầm trời, bu nan bạ lồng muốn cấu xé đối thủ ra nghìn mảnh trông rất bố láo nhưng chỉ được khoảng 1h là hết rồi. Thường những con này đi thi thì tầm khoảng 3-4 vòng thôi à.

6: Chọn qua giọng hót
Đã có rất nhiều tranh luận là chim chào mào đè nhau qua chất giọng hay là qua dáng bộ thì trong bài này mình sẽ không đề cập đến và hẹn các bạn trong bài viết sau nhé. Còn trong quá trình chọn chim chào mào đi thi qua giọng hót thì các bạn không cần phải chọn những con có giọng dài lê thê làm gì, nếu được thì cũng rất tốt. Chọn những con đi tổng tầm 6-7-8 là được rồi. Nhưng chất giọng con chim đó phải to, rỏ, rát và gắt, giống kiểu như quát tháo nạt nộ vậy. Còn giọng ché thì phải uy lực, ché to, ché đanh, ché dài, ché đè. Chỉ có như vậy mới đè được những con chim khác.

Thường giọng chào mào hót nó sẻ phụ thuộc vào phần mỏ cũng như phần hầu của chim. Mỏ chim các bạn nên chọn những con mỏ ngắn, mỏ mỏng, gốc mỏ to và rộng, sát mép mỏ có thêm những sợi ria mép dày và dài nữa là tuyệt vời. Những con mỏ mỏng và ngắn mỏ thường là những con mau mồm mau miệng, hót hét suốt ngày không biết mệt. Khi thi đấu trên giàn thì cố tỏ ra to mồm hơn đối thủ, lanh chanh hơn và siêng hót hơn. Hầu chim thì chọn những con có hầu to, gặp phải hầu bò hoặc hầu ếch thì quá tuyệt vời. Hầu to thường là những con phổi khoẻ, mà phổi khoẻ thì khi nào cũng có giọng khoẻ, mà giọng khoẻ thì sẻ luôn to mồm và hàm hồ hơn đối thủ các bạn nhỉ?

7: Chọn qua nguồn gốc
Vấn đề này cũng rất nhiều anh em nghệ nhân có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, người thì cho rằng nên chọn chim bổi già đi thi, vì chim bổi già có kinh nghiệm ngoài rừng núi nhiều hơn và khi thi đấu không biết sợ chim. Nhưng thật ra mà nói thì chim con hay má trắng lên mới đúng là những con không biết sợ chim. Nhưng cái dỡ của những con chim má trắng hay chim con đó chính là hay bỏ đấu bất thường, thích thi nó chơi, không thích thì thôi, nói chung là không ổn định. 

Nhưng cũng còn tuỳ con nhé các bạn, có nhiều con chim con hay má trắng nuôi lên được chủ của nó huấn luyện tập tành đẩy đủ, bản lỉnh trường trại giàn giáo cứng cáp cùng với một chế độ chăm hợp lý thì khi đi thi nó không hề thua kém bất kỳ một con bổi già nào cả. Thậm chí nó còn hung hăng và đấu lỳ lợm và bản lĩnh hơn cả những con bổi già. Mình đã từng chứng kiến 1 con chim con nuôi lên ché con bổi già trên giàn thi ngơ ngác rồi nên mới khẳng định như vậy. Cho nên trong phần này mình không nói nhiều thêm, việc chọn chim tơ, chim con hay chim bổi là tuỳ vào mỗi người. Đối với mình, con nào hay là mình chọn thôi.

8: Chọn chim chơi ổn định
Có rất nhiều con chim chào mào ngày hôm nay thì chơi rất tốt, rất vừa mắt của anh em nghệ nhân nhưng qua vài ngày sau thì không được như vậy, chơi yếu hơn, khi đấu thì bỏ đấu, nói chung là chim chơi không ổn định. Nên trong quá trình chọn thì bắt buộc các bạn phải theo dõi con chim đó chơi ít nhất là 3 – 4 lần, nhiều người kỹ tính có khi còn hơn nữa. Chim chơi ổn định thì đòi hỏi phải giàn giáo trường trại ổn định, số tuổi lồng ít nhất là 2 mùa trở lên, cứ móc lên là chơi, không chăm trường.

Chim chơi ổn định thì thường là bổi già, những con bổi già sau khi thuần được nó thường thì chim chơi rất ổn định. Chính vì lý do đó nên nhiều anh em nghệ nhận thích thuần chào mào bổi là vậy. Hơn nữa giọng của bổi già cũng rất hay và luyến láy. Đối với một con chim thi thì yếu tố ổn định phải được đặt lên hàng đầu. Chim chơi ổn định đòi hỏi phải có bản lĩnh thi đấu, bản lĩnh thi đấu của con chim quyết định nó có đi được vào sâu hay không. Vì khi đi thi thì số lượng lồng rất lớn chứ không như ở trường, có khi cuộc thi lên đến 700 – 800 lồng. Lúc này áp lực chim sẻ rất khác, bản lĩnh thi đấu mà chúng ta hay gọi là "thần kinh thép" lúc này sẻ phát huy tác dụng.

9: Lời kết cho bài viết
Việc chọn chim thi nó không đòi hỏi khắt khe gì lắm đâu các bạn à. Cái quan trọng trong việc chọn chim thi là các bạn cần phải thật tỉnh táo, không được hút chim, có nghĩa là tập trung chú ý vào những con chơi như điên dại mà quên nhìn những con xung quanh nó. Trong lĩnh vực chim cảnh không ai tài giỏi gì hết, không ai hơn ai gì cả, những người chơi lâu năm chưa chắc giỏi hơn người mới chơi và ngược lại. Chỉ hơn nhau ở sự tỉnh táo và tinh tế mà thôi, nhưng cũng phải kể đến yếu tố may mắn nữa. 

Bài chia sẻ của mình chỉ có vậy, tất nhiên là nó còn rất nhiều thiếu sót và đang rất cần các bạn bổ sung cho nó thêm đầy đủ để những anh em nghệ nhân đi sau đỡ phải bở ngỡ khi bước vào lĩnh vực đam mê chim cảnh mà ở đây là chim chào mào. Mình xin chúc các bạn tinh tế, sỡ hữu được nhiều chim hay và luôn có cờ cũng như giải thưởng mỗi khi đi thi nhé.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý