Thai 10 tuần tuổi

seminoon seminoon @seminoon

Thai 10 tuần tuổi

18/04/2015 10:39 AM
1,971

Giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng mạnh và quan trọng của phôi thai: tăng gấp 4 lần về kích thước. Nằm ở trung tâm túi nhau, phôi thai vẫn còn rất nhỏ, và các tế bào củ nó không ngừng phát triển để hình thành các cơ quan mới.

Sự phát triển của bé

Bên trong ống nơi sau này sẽ trở thành não bộ và tuỷ sống, các tế bào thần kinh của phôi thai bắt đầu phân hoá mãnh liệt, liên kết với nhau và trở nên linh hoạt.

Đầu cũng tăng trưởng nhanh để thích hợp với sự phát triển của não bộ. Phần phôi thai trở nên ít cong hơn, cổ lớn dần và cái đuôi ban sơ biến mất. Da bắt đầu phân chia thành 2 lớp, các tuyến mồ hôi và bã nhờn bắt đầu phát triển. Tóc cũng bắt đầu mọc từ nang tóc và da trở nên mượt lông. Tất cả những cơ quan chủ yếu đều phát triển. Tim tiến tới dạng hoàn chỉnh và đập mạnh. Dạ dày, gan, lá lách, ruột và ruột thừa phát triển. Ruột dài thành cuộn. Hệ tuần hoàn hình thành và hầu hết các cơ bắt đầu có hình dạng hoàn chỉnh.

Gương mặt

Các xương mặt nguyên thuỷ bắt đầu hiện ra và kết hợp với nhau dưới làn da mặt. Một trong số các xương tiến xuống giữa 2 mắt và chấm dứt ở hai bên mũi để tạo nên sống mũi và phần giữa của môi trên. Hai xương khác xuất hiện bên dưới mắt để hình thành 2 má và 2 bên của môi trên. Còn 2 xương nữa phát triển dưới miệng, kết hợp với nhau để tạo thành môi dưới và cằm. Tất cả sự hình thành này tạo nên bộ khung cho hệ cơ mặt phát triển, cho phép khuôn mặt chuyển động.

Một vài sắc tố hiện ra trên hai mắt, lúc này còn bị màng de che phủ và cách xa nhau. Tai ngoài và tai trong băt đầu hình thành, thần kinh vị giác bắt đầu phát triển và các mầm răng sữa cũng hiện diện tại chỗ của chúng.

Tay và chân

Chi của phôi tiếp tục phát triển. Chồi cổ tay và ngón tay xuất hiện trên mầm cánh tay và mọc dài ra phía trước. Cánh tay gấp lại ở khuỷu tay. Mầm xúc giác hình thành trên đầu ngón tay. Mầm phôi chân phát triển thành 3 giai đoạn rõ ràng: đùi, cẳng chân và bàn chân. Các ngón chân bắt đầu mọc ra. Ở giai đoạn này, bàn tay và cánh tay của bé phát triển nhanh hơn chân và bàn chân. Sau khi sinh, sự phát triển này vấn tiếp tục tương tự nên bé biết cầm nắm đồ vật khá lâu trước khi biết đi.

Phôi thai 10 tuần tuổi

Siêu âm màu

Cuống nhau và nhau thai đang phát triển được thấy rõ ở góc trên bên phải ảnh siêu âm.

Dáng vẻ bên ngoài

Mắt cảu phôi trở nên đậm màu, cùng lúc các dấu hiệu ban đầu của lỗ mũi, môi và tai cũng lộ dạng. Mầm tai được chia thành 2 phần: tai trong và tai ngoài. Mí mắt hình thành, chóp mũi cũng được nhìn thấy. Cơ phôi thai bắt đầu hình thành và vào khoảng tuần thứ 7, cử động đầu tiên của phôi thai có thể phát hiện được bằng siêu âm.

Về sự tăng trưởng của phôi thai

Vào cuối giai đoạn này, chiều dài của phôi thai từ đỉnh đầu đến mông bằng khoảng 2,5 cm và nặng khoảng 3g.

Em bé của bạn

Các chất bổ dưỡng đi từ bạn đến thai nhi qua nhau thai và dây rốn, để nuôi thai nhi đang trưởng thành nhanh.

Nhịp đập của tim

Nhịp tim vào khoảng 140 – 150 nhịp/ phút tức gấp đôi nhịp tim của mẹ.

Hình dáng của thai nhi

Đầu vẫn còn quá lớn so với thân và cúi về phía trước ngực. Còn thân thì dần dần duỗi thẳng và dài ra.

Nội tạng

Tất cả các cơ quan đều hiện diện và hầu hết các cấu trúc chính đều đã hình thành.

Phản xạ

Nếu bạn sờ vào bụng, phôi thai sẽ cựa quậy nhưng bạn sẽ không cảm thấy điều đó.

Đối với bà mẹ

Đối với một số người, ốm nghén là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Nôn mửa có thể từ nhẹ đến nặng và xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Và người mẹ cũng chưa nhận ra được các thay đổi.

Nhu cầu chuyển hoá chất

Trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ, mức chuyển hoá bắt đầu gia tăng nên bạn phải cung cấp đủ năng lượng và đạm cho cơ thể.

Hệ tuần hoàn thay đổi

Toàn khối lượng máu tăng khoảng 25% để cung cấp đủ lượng oxy cho nhau thai.

Hệ sinh dục

Máu cung cấp cho âm đạo và âm hộ tăng nhanh làm cho chúng trở nên tím nhạt. Vách âm đạo mềm ra và dãn hợn tiết ra nhiều chất nhờn. Do đó khi bạn mang thai, dịch chất nhờn gia tăng rất nhiều ở âm đạo.

Vú bạn to ra, căng và nặng hơn bình thường. Da chung quanh quầng vú bắt đầu trở nên mềm và sáng, tạo thành một quầng vú thứ hai quanh núm vú.

Mệt mỏi

Bạn dễ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường và đôi khi cảm thấy muốn xỉu.

Da

Da, nhất là da mặt bắt đầu nổi mụn hoặc trở nên khô và ngứa

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Sudungdidongvamayipodcoanhhuonggichothainhikhong
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Mang thai tuan thu 10 ma bi cam co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
nen can than ban ah!ban thu dung chanh nong uong di nha se do duoc cam cum do to cung dang mang thai duoc 10tuan ne
mang thaimoiduoc 11 tuan tuoima nguoi me bi dau sot si vi thi sao
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Toi dang mang thai được 10tuan ,nay toi di kham ho noi thai nhi thiếu ối trong?? Va dang co dịch ở ben ngoài ôi?bac si noi toi phai vao chuyen khoa san de kham va sin tu van?toi ko biet van de do co anh hưởng va nguy hiểm toi thai ko nua?mong nhug ai co kinh nghiem xin cho toi loi tu van that Long do, toi cam ơn các ban rat nhieu!!!!!!!
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Nước ối được sinh ra do quá trình trao đổi chất của ba yếu tố: màng ối, thai nhi và thai phụ. Lượng nước ối đầy đủ có vai trò bảo vệ thai nhi tránh va chạm, nhiễm trùng, chèn ép lên dây rốn... Nếu thiếu ối, thai nhi có nguy cơ bị biến chứng, thường là dị dạng đường tiết niệu, trật khớp háng, chân tay khoèo, sự chèn ép phổi trong thời gian dài khiến em bé suy nhược, tử vong trước khi sinh ra. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà chúng ta có hướng điều trị thiểu ối. Thiểu ối trong ba tháng đầu: trường hợp mức độ trung bình và nặng thì khả năng bệnh lý thai nhi cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý nặng nề của người mẹ. Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ. Thiểu ối trong ba tháng giữa: cần xác được nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng. Thiểu ối 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Nonstresstest, siêu âm đo chỉ số ối 1 - 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Cho corticosteroids ở tuổi thai 34 tuần trở đi. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
thai 10 tuanbi boc tach cuc duoi tui thai 20% co nguy hiem toi thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Tôi mang thai đến nay được 11tuần.tôi bị bóc tách tuần thứ9 đến thứ10,nay đã khỏi va` về nhà.nhưng tôi thấy mất hiện tượng tiểu nhiều và không buồn nôn vào khi thức dậy va` khi đói va`bụng như bình thường nữa.vú tôi cũng thấy mềm va` có những mụn sữa nhỏ xung quanh núm.vậy cho tôi hỏi có sao ko ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Có thể là chị đã hết ngén, và bắt đầu cợ sự phát triển của tuyến sữa.Chi có thể đi khám bác sĩ để chắc chắn hơn về mọi việc.có thai thì việc đi khám thai kỳ thường xuyên là bình thường nhé
Mình đi siêu âm bác sỹ bảo em bé được 9 tuần 6 ngày. Tim thai 174 lần/phút như thế có ổn không? Vì tuần thứ 8 mình bị sốt cao, không biết liệu có ảnh hưởng gì đến em bé không nữa. Mọi người đều khuyên nên bỏ vì khả năng bị dị tật là rất cao mà các xét nghiệm cũng không phát hiện ra. Mình lo lắng lắm, xin mọi người tư vấn cho mình với!
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Thông thường tim thai khoảng 120-160 cũng có lúc lên đến 180, tim thai bé nhà bạn như thế cũng hơi nhanh, bạn cứ cảm nhận nó giống như người lớn mình lúc bình thường và tức giận nhé.Bị sốt cũng có thể ảnh hưởng tới bé nhưng nếu bạn lo lắng bạn có thể đến khám ở cơ sở khác.Quan trọng là tâm lý bé.Đừng bỏ bé, oh cũng là cái duyên cái nợ khi bạn mang bé tỏng mình bạn à
minh di sieu am hon 8 tuan ma nhip tim da dap 176 lan/phut roi
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý