Rối loạn tiêu hóa khi mang thai, mẹ bầu đừng nên coi thường

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai, mẹ bầu đừng nên coi thường

10/08/2015 12:00 AM
409

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những  biểu hiện khó chịu ở đường tiêu hóa mà các bà bầu thường xuyên phải đối mặt trong suốt thai kỳ.

Những loại bệnh tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai

Trong các rối loạn tiêu hóa kể trên thì táo bón là rắc rối thường gặp hơn cả. Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón (tại một số bệnh viện con số này lên tới 50% ), đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân là do trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi nồng độ các hormone ( tăng nồng độ progesterone ) dẫn đến giảm nhu động ruột. Thức ăn sẽ bị lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, các bà mẹ cần phải bổ sung viên sắt hàng ngày để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng – điều này là rất cần thiết nhưng cũng là một nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung của người mẹ cũng tăng theo gây chèn ép các cơ quan khác trong ổ bụng: ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại cũng làm tăng thêm tình trạng táo bón vào cuối thai kỳ.

Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng hay xảy đến với các bà bầu do thời kỳ này cơ thể phụ nữ mang thai dễ nhạy cảm hơn với việc nhiễm vi khuẩn và virut, thức ăn  và nước uống bị nhiễm khuẩn…Một số phụ nữ có thai không dung nạp được lactose có trong sữa bà bầu cũng có thể dẫn đến bị tiêu chảy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Táo bón kéo dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột gây tiêu chảy. Tiêu chảy tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến bào thai trong tử cung nhưng khiến người mẹ mệt mỏi, suy kiệt, mất nước. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tiêu chảy có kèm nôn, mất nước nhiều …cũng rất nguy hiểm , cần có sự điều trị của bác sỹ.

Bên cạnh tình trạng táo bón, tiêu chảy, phụ nữ mang thai còn phải thường xuyên gặp phải một số khó chịu ở đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… Thủ phạm gây ra tình trạng này cũng chính là sự tăng nồng độ hormone progesterone và sự phát triển của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột khiến thức ăn tiêu hóa chậm làm cho các bà bầu cảm thấy bụng cứ chướng phình lên và thấy bị đầy hơi.

Hormon cũng làm giảm vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu : ợ hơi, cháy họng, trào ngược…

Biện pháp điều trị

Để khắc phục các tình trạng trên, lời khuyên cho các bà bầu là tuân thủ một chế độ ăn và hoạt động khoa học:

Đối với trường hợp bị táo bón:

- Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như trái cây tươi ( bưởi, cam,..); rau quả, ngũ cốc ( họ đậu) vì có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.

- Uống nhiều nước ( 8-10 cốc/ngày ).

- Tránh các đồ uống kích thích như cà phê, chè, soda ( vì làm mất nước của cơ thể)

- Đi lại hợp lý ( đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng ).

- Nếu áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai ( nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế ).

 Đối với trường hợp tiêu chảy:

- Tránh để mất nước và điện giải ( vì có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi ).

- Uống nhiều nước: uống nước trái cây hoặc nước muối đường, Oresol.

- Ăn uống bình thường nhưng cần lưu ý hơn về thành phần thức ăn. Nên ăn các thức ăn dễ hấp thu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì , chuối…Thận trọng với các sản phẩm từ sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua ( vì có chứa các vi khuẩn có lợi ). Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ.

- Nếu kèm theo ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt…. cần đến cơ sở y tế theo dõi truyền dịch.

Đối với các trường hợp ợ hơi, đầy bụng…:

- Tránh ăn thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên, rán.

- Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày  ( 6 - 8 bữa/ngày )

- Ăn kỹ, nhai chậm.

- Dùng một số thuốc kháng acid ( theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý