Mẹ bị viêm gan C có lây sang con?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹ bị viêm gan C có lây sang con?

18/04/2015 01:46 PM
333

Tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước kém phát triển, các nước Châu Á, Châu Phi và đang trở thành dịch lớn trên phạm vi toàn cầu (hàng năm số người nhiễm bệnh là 3 – 4 triệu).

1. Mẹ bị viêm gan C có lây sang con?

Nguy cơ lây nhiễm viêm gan C từ mẹ sang con không cao, chiếm khoảng 6%. Nguy cơ có thể gia tăng tỷ lệ thuận với số lượng siêu vi C trong máu người mẹ và người mẹ lại mắc thêm bênh truyền nhiễm. 40 - 50% trường hợp  lây nhiễm diễn ra trong thời gian mang thai. Việc lau sạch máu cho trẻ sau khi sinh cũng làm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm. Người mẹ bị nhiễm viên gan C vẫn cho con bú bình thường, vì số lượng siêu vi trong sữa mẹ không gây nguy cơ lây nhiễm cho con và hệ thống tiêu hóa của trẻ có khả năng triệt tiêu nguy cơ lây nhiễm virus.

2. Bệnh viêm gan C đang trở thành dịch?

Đúng thế, theo ước tính của tổ chức y tế Thế giới (WHO) số người nhiễm  viêm gan C trên thế giới hiện ở mức xấp xỉ từ 250 đến 300 triệu. Tỉ lệ này đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước kém phát triển, các nước Châu Á, Châu Phi và đang trở thành dịch lớn trên phạm vi toàn cầu (hàng năm số người nhiễm bệnh là 3 – 4 triệu). Các chuyên gia dịch tễ cho rằng, viêm gan C là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất, vì một khi bị nhiễm, nó sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng và trên 70% số người bị nhiễm không biết mình bị viêm gan C, thiếu đề phòng, càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho những người khác. Theo một khảo cứu tại một số nước Châu Á, có tới 87% số người bị nhiễm viêm gan C không biết mình đang mắc bệnh.

Viêm gan C còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” mới được phát hiện vào năm 1989, do loài siêu vi Hepatitis C gây ra với 11 chủng loại khác nhau. Với khả năng “tàng hình” của mình, chúng dễ dàng đánh lừa hệ miễm dịch của cơ thể con người thâm nhập vờ các tế bào gan gây viêm và làm sơ gan.

3. Những biểu hiện triệu chứng khi nhiễm viêm gan C?

Khác với biểu hiện triệu chứng khi bị nhiễm viêm gan siêu vi A hay B – vàng da, vàng mắt; trên 70% ca bị nhiễm viêm gan C cấp tính không có triệu chứng đặc biệt, khoảng 30% có những biểu hiện không đặc trưng, giống như triệu chứng của cảm mạo. Vì vậy, hầu hết những ca nhiễm viêm gan C được phát hiện là khi có những triệu chứng trầm trọng. Sau khi bị nhiễm siêu vi C, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 26 tuần – đây là giai đoạn nhiễm cấp tính. Bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc 6 tháng. Tuy nhiên, có tới 80% số người nhiễm siêu vi C không tự loại trừ được bệnh và trở thành viêm gan C mãn tính. Siêu vi C từng bước thầm lặng phá hoại tế bào gan và sau 10-30 năm có tới 30% số người viêm gan C mãn tính sẽ bị xơ gan và ung thư gan.

4. Siêu vi C gây lây nhiễm bằng con đường nào và biện pháp phòng tránh?

Có tới 40% trường hợp nhiễm siêu vi C không xác định được nguyên nhân. Thông thường siêu vi C lây nhiễm thông qua tiếp xúc với máu người nhiễm bệnh hoặc có dụng cụ không được khử trùng có nhiễm siêu vi C. Tại nhiều nước, khoảng 80% các trường hợp lây nhiễm có nguồn gốc từ bệnh viện, phòng khám…các trung tâm nha khoa. Ngoài ra, việc những người dùng bơm kim tiêm, chích ma túy, săm mình hoặc dùng một số đồ dùng chung như bàn chải đánh răng, kéo cắt móng tay … có dính máu người bị nhiễm cũng là nguyên nhân gây siêu vi C. Một số ít bị nhiễm thông qua con đường quan hệ tình dục bừa bãi, với nhiều đối tượng nhiễm siêu vi C.

Cho đến nay, chưa có vaccine tiêm phòng siêu vi C. Do đó, việc tránh tiếp xúc với những vật dụng liên quan đến máu là biện pháp hàng đầu, như kim tiêm, dây cầm máu, ống hút… Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo , bàn chải đánh răng, kéo cắt, dũa móng tay, hoặc bất cứ vật dụng có thể dính máu. Các dụng cụ y tế như kim châm cứu, dao kéo, … cần phải được diệt trùng đúng quy định.

5. Điều trị bênh viêm gan C mãn tính có gì mới?

Hiện nay phương pháp điều trị được áp dụng tại nhiều nước là tiêm Pegylate Interferon alfa kết hợp với uống Ribavinin đạt hiệu quả 50-63%. Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp còn phụ thuộc vào từng chủng loại siêu vi của bệnh nhân. Ví dụ: đối với chủng loại siêu vi C 1,4,5,6 thời gian điều trị 48 tuần; đối với chủng loại 2,3 chỉ cần 24 tuần.

Gần đây, trong lĩnh vực nghiên cứu điều trị viêm gan C mãn tính đạt được những thành tựu đáng kể. Các nhà khoa học đã bào chế thành công 2 loại thuốc uống mới trong điều trị viêm gan siêu vi C. Đó là telapervir và boceprevir. Qua những nghiên cứu lâm sàng cho thấy, hai loại thuốc này hiệu quả hơn nhiều so với các loại thuốc trước đây. “Hai sản phẩm mới sẽ được đăng ký tại Mỹ và Châu Âu – là niềm hi vọng cho những người bị viên gan C mãn tính”- Ông Robert Flisiak, giáo sư, trưởng bộ môn bệnh nhiễm đai học Y khoa Ba Lan cho biết.

Hai loại thuốc mới có tác dụng ngăn chặn enzym của siêu vi không cho chúng phát triển. Kết hợp hai sản phẩm mới với liệu pháp truyền thống có thể giúp gia tăng tính hiệu quả tới 75% trong trường hợp dùng telaprevir và 65% trong trường hớp dùng boceprevir. Điều quan trọng hơn nữa là thuốc tỏ ra rất hiệu quả trong các trường hợp điều trị bằng liệu pháp truyền thống đem lại hiệu quả thấp hoặc trong trường hợp “nhờn” thuốc.

Nhiều nhà khoa học đang thẩm định hiệu quả của thuốc chống viêm gan C thế hệ mới – đó là Interferon lambda (IFN-lambda)- sản phẩm có thể thay thế interferon alfa đang dùng hiện nay. IFN-lambda hiệu quả hơn và không gây những tác dụng phụ cho người bệnh đau khắp mình mẩy, sốt, rùng mình, đau các khớp và các cơ.

6. Chế độ dinh dưỡng cho những người viêm gan siêu vi C mãn tính?

Không có chế độ dinh dưỡng chung cho tất cả bệnh nhân viêm gan C. Theo các chuyên gia về viêm gan C, khi bệnh nhân chưa bị xơ gan, nên có chế độ dinh dưỡng bình thường. Tuy nhiên, nhất thiết phải kiêng rượu. Theo nghiên cứu của Mỹ, thậm chí 10g  cần hàng ngày (tương đương vớ 25ml vodka 40 độ hay 200ml vang) cũng có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ xơ gan cho những người bị viêm gan C mãn tính.

Cho đến nay, nhiêu người vẫn chưa biết được, tất cả các đồ ăn, thức uống khi vào cơ thể đều đi qua gan (đa số vẫn cho rằng thức ăn vào dạ dày, qua ruột non và được thải ra ngoài theo đường ruột già- đấy chỉ là quá trình tiêu hóa thô, còn quá trình tiêu hóa tinh là các chất dinh dưỡng từ thức ăn được ruột non hâp thụ vào máu và đi qua gan. Như vậy, những gì ta ăn, uống đều đi qua gan kể cả các chất độc hại). Do đó những người bị viêm gan C cần tuân thủ những nguyên tắc :

a. Tránh ăn những thức ăn  để lâu ngày, ôi thiu; các loại củ, quả bị nấm mốc (nhất là lạc bị mốc), để lâu trong tủ lạnh.

b. Không nên ăn quá no, nên ăn ít một và chia thành nhiều bữa trong ngày; bổ sung vào thực đơn nhiều rau quả giầu khoáng chất và các loại vitamin.

c. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến dùng hóa chất bảo quản nhất là các loại thịt, cá đóng hộp; tăng cường ăn các loại thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến.

d. Hạn chế ăn đường, chất béo và muối.

Trước đây có nhiều ý kiến trong giới y học cho rằng, những người bị viêm gan C nên ăn những loại thực phẩm nghèo chất sắt, vì siêu vi C cần nhất sắt khi sinh sản. Thậm chí đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, hàm lượng chất sắt thấp trong máu hạn chế việc sinh sản siêu vi C. Tuy nhiên, gần đây lập luận này đã bị bác bỏ , do “lợi  bất, cập hại”- vì chất sắt là thành phần chủ yếu của máu,chịu trách nhiệm chuyển tải oxy tới khắp cơ thể.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý