Tác dụng chữa bệnh của cây sim- cải thiện chuyện chăn gối của đấng mày râu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của cây sim- cải thiện chuyện chăn gối của đấng mày râu

14/08/2015 12:00 AM
540

Tên khác: Hồng sim, Đào kim phượng, Dương lê, Co nim (Thái), Mác nim (Tày), Piếu ním (Dao), Trợ quân lương. Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk . Họ: Sim (Myrtaceae)

Thành phần hóa học:

Quả chứa các flavon – glucosid, malvidin – 3glucosid, các hợp chất phenol, các acid amin, đường và acid hữu cơ. Thân và lá có nhiều hợp chất triterpen như betulin, acid betulinec,…

Tác dụng dược lý – Công dụng:

Búp và lá sim non dùng để chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ. Lá còn là thuốccầm máu, chữa vết thương chảy máu. Quả sim chín ăn được, dùng chế rượu, chữa thiếu máu lúc có mang, suy nhược khi mới ốm dậy, lòi dom, ù tai, di tinh, phụ nữ băng huyết. Rễ sim chữa tử cung xuất huyết cơ năng, đau xương, lưng gối yếu mỏi, viêm thấp khớp.

a107 Sim rừng giúp cải thiện gối chăn của đấng mày râu

Loài cây cho lợi ích từ gốc đến ngọn

Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Loại chất này có chứa nhiều pelargonidin dùng làm màu nhuộm tự nhiên trong chế biến thực phẩm.

Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô… người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây sim để chế biến thành các loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng… Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe.

Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng. Hoa sim, dù màu tím hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.

Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da.

Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, lá sim chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt.

Chất rhdomyrtone trong lá sim có vai trò như một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn nguy hiểm như escherichia coli và staphylococcus aureus. Đây là những vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Quả sim cũng là một vị thuốc tốt cho người bệnh lâu ngày. Người bị suy nhược cơ thể, phụ nư sau sinh bị thiếu máu có thể uống nước sắc từ quả sim và đậu đen, lá dâu non để bồi dưỡng cơ thể. Bạn có thể đem quả chín đồ lên, phơi khô để dùng dần.

Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ Đông y. Theo một nghiên cứu gần đây, sản phẩm từ sim rừng có thể giúp cải thiện khả năng gối chăn của các đấng mày râu.

a119 Sim rừng giúp cải thiện gối chăn của đấng mày râu

Một số bài thuốc từ cây sim:

– Thiếu máu ở thai phụ, suy nhược sau ốm: Quả sim khô 15-20 g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.

– Băng huyết, thổ huyết: Quả sim khô sao đen như than, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ, nút kín để dùng dần. Mỗi lần uống 12 – 15 g, chiêu thuốc bằng nước sôi. Đối với vết thương bên ngoài, có thể dùng bột thuốc bôi vào. Phụ nữ bị băng huyết cũng có thể lấy rễ sim 50 g, rễ mua thấp (Melastoma dodecandrum Lour.) 50 g, lá ngải cứu 20 g, sao vàng, cho vào ấm, đổ ngập nước, thêm nửa bát dấm (đối với những người bị loét dạ dày thì không dùng), đun cạn còn 2 bát, chia thành 2 phần uống trong ngày (khi thuốc còn ấm)

– Tiêu chảy, kiết lỵ: Nụ sim 20-30 g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu bị kiết lỵ với triệu chứng bụng quặn đau, đại tiện nhiều lần, lượng phân ít có lẫn máu mủ, mót rặn, nên dùng quả sim tươi 30-50 g (khô 15-25 g) rửa sạch, sắc với nước uống, khi uống hòa thêm chút mật ong.

– Đại tiện xuất huyết: Quả sim khô 20 g, nước 400 ml, sắc còn 300 ml, chia 2 phần uống trong ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

– Thoát giang (lòi dom, trực tràng lòi ra ngoài hậu môn): Quả sim tươi 30 – 60 g (khô 15 – 30 g) nấu với dạ dày lợn, dùng làm thức ăn trong bữa cơm.

– Bỏng: Quả sim sao tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với dầu thực vật bôi vào vết thương. Trong trường hợp bỏng lửa, có thể lấy rễ sim khô đốt thành than, nghiền thành bột mịn, trộn với mỡ bò bôi vào vết thương.

– Viêm dạ dày, viêm ruột cấp: Lá sim tươi 50-100 g (lá khô 15-20 g) sắc nước uống.

– Viêm gan virus: Rễ sim khô 30 g, sắc kỹ với nư��c, chia 2 lần uống sau bữa ăn. Mỗi liệu trình 20 ngày. Nếu vàng da nặng, thêm điền cơ hoàng, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15 g, kê cốt thảo 30 g, cùng sắc uống.

– Đau đầu, hen (dạng hư hàn): Dùng rễ sim khô 60 g, sắc nước uống.

– Phong thấp, bị thương lâu ngày nên khớp xương đau nhức: Rễ sim khô 60 g sắc lấy nước, hòa với rượu uống.

– Tiểu đường: Dùng rễ sim khô 30-60 g cùng với thịt lợn nạc nấu lên ăn trong bữa cơm hằng ngày (Tuyền Châu bản thảo).

– Trĩ lở loét: Dùng rễ sim khô 40-50 g, hoa hòe 15-20 g, nấu kỹ với lòng lợn; bỏ bã thuốc, ăn lòng lợn và uống nước canh. Dùng liên tục trong nhiều ngày.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý