Công dụng của gỗ Ngọc Am: xua đuổi tà khí

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Công dụng của gỗ Ngọc Am: xua đuổi tà khí

19/08/2015 12:00 AM
468

Hương ngọc am quyện vào làn da cung tần mỹ nữ xưa khiến các bậc đế vương say đắm, gỗ ngọc am dùng làm quan tài thì cả trăm năm xác thịt vẫn tươi nguyên… Những câu chuyện như thế vẫn được người ta truyền tai từ nhiều đời nay.

Những người già ở xã Tả Sử Choóng (Hoàng Su Phì, Hà Giang), vẫn nhớ hình ảnh những người Hán to lớn, sống mũi cao dắt từng đàn bò sang đất ta kéo gỗ ngọc am về. Họ dùng những chiếc thuốn sắt dài hai ba sải tay đâm chọc khắp các vực, suối, bờ bãi để tìm ngọc am.

Cuộc săn tìm ráo riết ngọc am ấy đã diễn ra cách đây cả mấy chục năm. Nhiều người đã quên hẳn ký ức về loài gỗ này, tuy nhiên, một vài năm trở lại đây cơn sốt ngọc am lại rộ lên. Người ta thi nhau vào rừng đào bới, moi móc tìm những gốc rễ còn sót lại trong cuộc chặt phá từ cả mấy thế kỷ trước...

Huyền thoại về thứ gỗ quý… như ngọc

Một thân gỗ ngọc am.

Ngay bản thân cái tên ngọc am đã làm người nghe mường tượng ra đây hẳn không phải là một loại gỗ thông thường (am là nằm sâu dưới lòng đất). Nếu gỗ sưa được xem như thứ gỗ đắt như vàng ròng, thì ngọc am cũng được ví quý như ngọc bích.

Nhiều đại gia sẵn sàng chi vài chục triệu đồng cho một đoạn thân gỗ lũa ngọc am dùng để trang trí trong nhà hay cả trăm triệu để mua một bộ bàn ghế bằng ngọc am. Thậm chí, nhiều người chỉ cần “bê” một thân gỗ ngọc am chưa đẽo gọt về nhà, cũng được xem là sang và “chơi” lắm.

Ai cũng biết, gỗ ngọc am có màu sáng bắt mắt, hương ngọc am có mùi thơm dìu dịu, nhưng điều đặc biệt khiến đây trở thành thứ gỗ quý được nhiều đại gia lùng sục nằm ở chính những huyền thoại bao phủ quanh nó hàng trăm năm nay.

Loài gỗ dùng cho các bậc đế vương

Dân mê đồ gỗ vẫn thường rỉ tai những câu chuyện nhuốm màu huyền tích về thứ gỗ được mệnh danh “ngọc của rừng”. Ấy là thời xưa, đây là loại gỗ thường chỉ được dùng trong cung cấm của các bậc đế vương, thành phần quan lại, hay thường dân dù có tiền cũng khó lòng sở hữu được.

Huyền thoại về thứ gỗ quý… như ngọc

Một loại bồn tắm được chế từ ngọc am.

Gỗ ngọc am được đẽo gọt thành những đồ vật như bồn tắm, giư��ng, ghế, ốp vào tường, thùng xách nước… trong cung vua. Tinh dầu ngọc am dùng để nhỏ vài giọt vào nước tắm là một trong những cách xức nước hoa của các cung tần mỹ nữ. Hương ngọc am quyện với da thịt trắng trẻo của người con gái như một thứ “bùa mê” khiến các bậc đế vương say sưa, ngây ngất.

Thi thể được ướp bằng tinh dầu ngọc am, đặt trong quan tài ngọc am thì đến cả trăm năm xương thịt vẫn tươi, quần áo niệm vẫn còn nguyên không hề rách nát. Khi khai quật mộ lên có khi cách xa hàng trăm mét vẫn ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng, tuyệt nhiên không có mùi gây gây của xương thịt người. Người được chôn cất được tẩm liệm theo phương pháp này được coi là chôn vĩnh viễn, không cải táng.

Huyền thoại về thứ gỗ quý… như ngọc

Xác ướp bằng tinh dầu ngọc am vẫn còn nguyên vẹn.

Tuy nhiên, thời xưa không phải ai cũng được phép sử dụng ngọc am để chôn cất, ướp xác. Có một câu chuyện lưu truyền rằng, vua Tự Đức từng biếm chức viên quan Án sát tỉnh Quảng Bình là Nguyễn Khắc Nguyên vì vị này dám lén dùng tinh dầu ngọc am để ướp xác cho mẹ. Nghĩa là, các triều đại phong kiến quy định rất chặt chẽ việc hạng người nào mới được gìn giữ thi thể lâu dài bằng cách dùng quan tài ngọc am, ướp tinh dầu ngọc am.

Bên cạnh đó, với chi phí đặc biệt đắt đỏ và sự kỳ công của việc tẩm liệm, mai táng, không phải gia đình thường thường bậc trung nào cũng có thể làm được.

Gỗ quý để đuổi tà khí, đem lại sự thịnh vượng

Một công dụng khác khiến ngọc am được các đại gia ráo riết săn tìm, ấy là nó còn là một biểu tượng tâm linh. Các tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối đầu... được làm bằng gỗ ngọc am có tác dụng được cho rằng có thể đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng về nhà.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, ngọc am có tác dụng chữa bệnh, tắm bằng bồn gỗ ngọc am giúp cơ thể thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo... Thậm chí, hương ngọc am còn được coi như thứ mùi kỵ côn trùng, khiến ruồi muỗi bay xa.

Vì những lẽ đó, anh Trần Đức Thuấn, một đại gia có tiếng trong giới sản xuất đồ gỗ Việt Nam, khi sang Trung Quốc kể lại rằng: “Với một đại gia Trung Quốc, người ngoài đánh giá các vị đại gia này không chỉ bởi anh ta có ngôi nhà to cỡ nào, chiếc xe sang ra sao mà chính là anh bày biện gì trong phòng làm việc hay phòng khách.

Một đại gia mà trong nhà, trong phòng làm việc không có mẩu ngọc am hoặc không có vật dụng gì bằng gỗ sưa thì chưa thực sự sành điệu, đẳng cấp”.

Huyền thoại về thứ gỗ quý… như ngọc

Một trong số những cây ngọc am quý còn sót lại ở Hoàng Su Phì.

Tuy nhiên, ngay cả nhiều người hiện tại sở hữu ngọc am vẫn băn khoăn: ngọc am có thực sự quý giá, có hay chăng những tác dụng phi thường kia hay chỉ là lời đồn thổi, huyễn hoặc.

Ngọc am là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim mà cầm không đau tay được các nhà thực vật xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông. Ngọc am có tên La tinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây ngọc am, hoàng đàn rủ. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc.

Ngọc am có hai loại: vàng và đỏ. Trong đó ngọc am đỏ có mùi thơm hơn cả. Ngọc am có đặc tính, càng già càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm.

Nếu ngọc am để nguyên khối sẽ dễ phai mùi. Khi ấy, chỉ cần xé tước phần thịt gỗ, cắt một thần thân gỗ, hoặc nếu muốn thưởng thức mùi ngọc am ngay tức khắc, có thể dùng nước sôi dội vào.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý