Tác dụng chữa bệnh của cây vòi voi: chữa sưng tấy

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của cây vòi voi: chữa sưng tấy

19/08/2015 12:00 AM
503

Cây vòi voi còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium indicumL., gọi vòi voi vì cụm hoa của cây giống như hình vòi con voi. 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-voi-voi-3

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau. Những năm 1961 - 1962, Bệnh viện Hải Dương đã dùng cao rượu vòi voi điều trị cho 856 bệnh nhân bị bong gân, tụ huyết sưng bầm do chấn thương, viêm tấy, chín mé, viêm hạch và đã đi tới một số kết luận:

- Cao rượu vòi voi có tác dụng với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ. Chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3 - 4 ngày, đắp ướt liên tục.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-voi-voi-1

Ảnh minh họa


 

- Nếu đã có mủ rồi, cao rượu vòi voi không có tác dụng làm tan mủ, nhưng cũng làm cho mủ không lan rộng hơn và làm bớt sưng tấy ở những vùng xung quanh ổ mủ.

- Sau khi chích mủ, nếu băng bằng cao rượu vòi voi, vết thương chóng lành và đỡ đau hơn là băng thường.

- Cao rượu vòi voi đắp lên chỗ sưng làm dịu đau ngay, bệnh nhân có cảm giác mát dịu, dễ chịu, không nhức nhối như khi chưa đắp thuốc.

- Chữa sưng tấy gối với những triệu chứng sau: trước phát bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau vùng đầu gối đỏ và sưng to lên, người lên cơn sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây tươi, chặt thành từng đoạn nhỏ, giã cho dập, bỏ vào nồi sao với dấm hoặc với rượu gói vào miếng vải, buộc vào chỗ sưng. Làm như vậy khi có kết quả thì ngừng.

Vòi voi là một vị thuốc chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa. Dùng trong hay đắp bên ngoài. Ngày uống 15 - 20g tươi. Có người còn dùng làm thuốc điều kinh nhưng liều quá cao có thể gây sảy thai.

Tuy nhiên, người ta phát hiện một số loài vòi voi như H.lariocarpum Fish et Mey chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn rất độc đối với gan và gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư. Tính độc này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ Y tế Việt Nam (năm 1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh, mặc dù chỉ dùng ngoài để đắp theo kinh nghiệm cổ truyền: trong các trường hợp tụ huyết bầm tím do chấn thương, viêm tấy áp-xe, sưng vù, sưng khớp, đinh nhọt giai đoạn chưa có mủ. Chú ý không nên dùng cho người già yếu và khi có kết quả nên ngừng ngay.

Từ những thông tin trên, lời khuyên với mọi người dù là thuốc từ cây lá cũng phải có chỉ định thận trọng của thầy thuốc.  


 

Tác dụng chữa bệnh của cây vòi voi

 

Loại cây này vị đắng nhẹ, hơi the, mùi hăng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, dùng trong các trường hợp phong thấp, viêm gân do chấn thương. Có thể thu hái dược liệu quanh năm (nên nhổ cả cây, rửa sạch, phơi khô, cất dùng dần).

Vòi voi là loại cây thảo mộc mọc hoang, sống lâu năm, cao khoảng 40 cm. Thân cây khỏe, cứng, có nhiều lông nhám; lá hình bầu dục dài, nhăn nheo, mép lá có răng cưa. Hoa màu tím hoặc trắng, không có cuống, mọc xếp liền nhau thành 2 hàng dài.

Khi bị phong thấp, đầu gối sưng tấy, các khớp xương khó cử động hoặc viêm gân do chấn thương, lấy 20-40 g cây vòi voi khô sắc lấy nước uống trong ngày. Đồng thời, dùng cây tươi giã giập, sao với rượu, bọc trong gạc đắp lên chỗ tổn thương. Nên đắp lúc nóng, thay vài lần trong ngày


Thông tin khoa học về cây vòi voi
 

Cây vòi voi

Heliotropium indicum L.

Boraginaceae

tac-dung-chua-benh-cua-cay-voi-voi-2

Ảnh minh họa

Đại cương :

Đồng nghĩa :

Heliophytum indicum (L.) DC.

Tiaridium indicum (L.) Lehm.

Cây vòi voi mọc trên đất cát hoặc bùn nơi mà có nhiều chất hửu cơ, nơi ngập lụt và đồng cỏ, dọc theo bờ đường, ven mương, hồ, nơi nước thải và rất thông thường.

Mùa trổ hoa kéo dài, những hạt được thành lập đã được phóng thích đi trong khi nụ hoa còn lại vẫn khép kín.

Thực vật và môi trường :

Nguồn gốc : Ở Ấn Độ

Mô tả thực vật :

Heliotropium indicum, còn gọi  gọi là cây vòi voi Ấn Độ. ( héliotrope Indien )

Cây sống nhất niên, đứng thẳng, phân nhánh rậm rạp, 15 đến 50 cm chiều cao. Thân và lá nhám vì có lông, dò tẩm CO3Ca.

Lá luôn luôn mọc đối hay mọc xen kẻ, không lá bẹ, hình  bầu dục thôn dài, hơi có lông, có mủi nhọn,

Cuống lá dài 3-8 cm.

Phát hoa tụ tán hình đuôi mèo, mọc từ nách lá, hoa nhỏ trắng, hoa đều, ngủ phân, lá đài xanh cao 2,5 cm, vành hoa hình ống, tiểu nhụy gắn ở dưới giữa ống vành.

Trái khô 2-4 thùycủa 2 hay 4 gần rời, gọi là tứ bế quả cao cao 3-4 mm.

Bộ phận sử dụng :

Toàn bộ cây

Thành phận hóa học và dược chất :

Heliotropium indicum chứa :

- Tumorigenic

- Aerial parts contain

- pyrrolizidine alkaloids, ( chất chánh )

- Indicine (principal),

- Echinitine,

- Supinine,

- Heleurine,

- Heliotrine,

- Lasiocarpine- N-oxide,

- Indicinine,

- Anti-tumour alkaloid, indicine-N-oxide.

- Helindicine

- Lycopsamine

- Indicine-N-oxide

- Acetyl-indicine

- Supinidine

- Lindelofidine

- Trachelanthamidine

- Retronecine

- Putrescine

- Spermidine

- Spermine

- Rapanone

- C16-C18 ester acide béo của 1 cyano – 2 – hydroxymethylprop-1-en-3-ol.

Cây cũng có sản lượng tinh dầu cần thiết trong đó bao gồm chủ yếu :

- 49% phytol,

- 6,4%  1-dodecanol

- và 3%  β linalool

Cây vòi voi cũng chứa:

- rapanone

- và lupeol

- và một ester của retronecine;

Rể chứa một lượng cao estradiol (Ghani, 2003; Rastogi & Mehrotra, 1993).

Pyrrolizidine alkaloids, được coi như chất thuộc một chất thuộc dược vật học, sinh học vàchimio-taxonomique ( nghiên cứu mối quan hệ giữa sự sắp xếp phân loại và thành phần hóa chất trong cuộc sống ) có lợi ích lớn. Những chất chuyển hóa đã được phân lập từ nhóm lớn của họ Boraginaceae.

Giống Héliotropium ( giống cây vòi voi ), là một nguồn chất mà người ta đã biết rỏ một vàialcaloïdes và những hợp chất nhỏ khác, chẳng hạn như flavonoïde và những chất dẩn xuất mùi thơm  géranyle.

Nhóm này được thành lập khoảng 250 loài, hiện diện bởi những loại thân thảo hay tiểu mộc, phân bố khắp nơi trên địa cầu.

Trong khuôn khổ nghiên cứu tìm kiếm hoạt chất sinh học hiện diện trong cây của chất trích EtOH từ những rể cây vòi voi Héliotropium indicum L. được phổ biến rộng rãi gọi là « fedegoso » được tìm thấy nhiều trong vùng bắc Ba Tây, đã được nghiên cứu.

Và loài này được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian trong chữa trị:

- bệnh ngoài da

- như một chất long đờm.

Dựa trên căn bản những tạp chí văn học, và những chủ đề đã nghiên cứu có từ trước, dẫn đến sự phân lập chất pyrrolizidine alcaloïde. Bài nghiên cứu này mô tả sự phân lập và giải thích cấu trúc của loại mới pyrrolizidine alcaloïde và được biết thêm alcaloïde lycopsalmine.

Đặc tính trị liệu :

Tác dụng chữa bệnh của cây vòi voi

Ảnh minh họa

Lá cây vòi voi có những đặc tính sau :

- Chất làm se thắc,

- Hạ sốt, cho những bệnh nhân bị sốt cao,

- Giảm đau,

- Đơn thuốc cho những mụt nhọt.

Sử dụng tổng hợp, lá và chồi non dùng để trị :

- Nổi mày đay urticaire,

Phương cách ngâm trong nước nấu sôi infusion,

- với một liều lượng nhỏ sẻ điều hòa kinh nguyệt,

-  nhưng dùng với một liều lớn sẻ trụy thai abortive.

Phương cách nấu sắc lá vòi voi dùng :

- thuốc trục giun sán.

Nước ép lá  dùng để:

- Chống viêm sưng,

- Đấp bên ngoài vết thương, vết loét, những nhọt đầu đinh và những mụt trên mặt.

Đun sôi với dầu ricin ( dầu đu đủ tía hay dầu hạt thầu dầu ), dùng bên ngoài nơi vết bò cạp cắn.

Theo y học truyền thố ayurveda của Ấn Độ cây vòi voi chữa trị :

- loét,

- vết thương,

- các bệnh ngoài da,

- côn trùng chích,

- chứng phong thấp,

- sốt,

- ho,

- bệnh ghẻ,

- bệnh đơn độc érysipèle,

- đau mắt

Hạt vòi voi chữa những bệnh đau dạ dày.

Ở Tây Phi, cây vòi voi đã được biết đến và được sử dụng trong :

- ói mữa,

- không kinh nguyệt aménorrhée,

- huyết áp cao,

- Ung mủ nướu răng gumboils,

- rữa vết loét,

- và những bệnh về mắt ( cẫn thận ??? ).

Ở Sierra Leone, lá vòi voi được nấu sắc sử dụng tắm rữa trẻ sơ sinh trong khi bột lá được dùng trị :

- viêm da dermatite,

- chóc lở,

- chứng lở chóc, sang thấp eczéma,

- nhiễm mặt ngoài da do vi khuẩn thường do Streptococcus pyogenes (impétigo)

 Ở Sénégal, lá đun sôi được dùng :

- đẹn (muget)

và thuốc cao hay thuốc dán được dùng cho thủy bào chẩn ( nhiễm virus da ung trào mủ ) herpès và phong thấp ở Nam Dương.

Cây vòi voi còn là một đơn thuốc chữa trị đau cổ họng và phổ biến ở Đài Loan. Taiwan.

Tại Nigeria, cây vòi voi dùng cho chứng :

- sốt

- và loét.

Ở phiía tây nam Nigeria, cây vòi voi dùng để chữa trị :

- chứng viêm sưng,

- đặc biệt khớm xương sưng.

Tuy nhiên một số hoạt động có liên quan tới khoa học thực vật. Chúng bao gồm các hoạt động hệ tiêu hóa ( Adelaja và al 2008 ), hoạt động lành vết thương ( Srinivas và al,2000 ), hiệu quả chống lao phổi ( Machinan và al, 2005 ), hiệu quả antiproliférative ( Moongkarndi và al, 2004 ), cũng như hiệu quả kích thích sự miễn nhiễn ( Ashoka và al, 2009 ).

Chủ trị : indications

Rể có tác dụng :

- kích thích tình dục,

- dùng để chữa trị bệnh quáng gà ( không nhìn rỏ ban đêm ).

Phương cách nấu sắc rể được sử dụng trị sốt và ho.

Hạt trị những chứng đau dạ dày.

Hoa được xem như emménagogne với liều lượng nhỏ, với liều lớn sẻ có tác dụng trụy thai.

Dung dịch trích với rượu những rể cây vòi voi là ocytocique ( là một loại thuốc có khả năng kích thích co bóp tử cung hoặc trong khi sinh đẻ ) ( Asolka và al, 1992 )

Hiệu quả xấu và rủi ro : :

“Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Từ năm 1969, các nhà khoa học đã phát hiện trong một số loài Heliotropium như Heliotropium lasiocarpum Fish et Mey có một số alkaloid độc tính cao với gan, gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư.

Độc tính này không xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc mà kéo dài âm ỉ, khó phát hiện. Do đó không nên dùng cây vòi voi này làm thuốc”.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-voi-voi-3

Ảnh minh họa

Trên thế giới, nhiều nước có nhiều cây vòi voi mọc hoang cùng giống Heliotropium nhưng lại có nhiều loài.

Cây vòi voi ở Việt Nam, như đã nói trên với thành phần hóa chất và tính dược nhưng cho đến nay không thấy có sự ghi nhận độc tính như héliotropium lasiocarpum, nhưng chúng vẫn có 2 chất xem như chất độc :

- Tumorigenic

- Pyrrolizidine alcaloïde

( Fu, P.P., Yang, Y.C., Xia, Q., Chou, M.C., Cui, Y.Y., Lin G., "Pyrrolizidine alkaloids-tumorigenic components in Chinese herbal medicines and dietary supplements", Journal of Food and Drug Analysis, Vol. 10, No. 4, 2002, pp. 198-211 )

 Vì vậy, người ta nên cẩn thận, trong thiên nhiên thực vật dể bị lầm lẫn có thể gây thiệt hại cho sức khỏe, và thận trọng khi dùng cây vòi voi làm thuốc đắp chữa các bệnh ngoài da như: nhọt giai đoạn chưa có mủ, viêm tấy, tụ huyết, sưng khớp.


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý