Thuốc uống chống say rượu bia: hậu quả kinh hoàng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thuốc uống chống say rượu bia: hậu quả kinh hoàng

24/08/2015 12:00 AM
229

Rất nhiều nam giới mỗi khi uống rượu đều rỉ tai nhau uống thêm viên thuốc giải rượu để uống được nhiều và đỡ say. Tuy nhiên, hành động này gây nhiều hậu quả khó lường.

Giải thích về việc này, các bác sĩ Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho rằng, đã bị say rượu mà dùng viên giải rượu tức là đang “ép” các bộ phận trong cơ thể làm việc vất vả gấp nhiều lần.

Hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là gan và hệ thần kinh. Rượu xâm nhập hệ thần kinh rất nhanh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống viên giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não. Vì vậy, người liên tục dùng viên giải rượu và rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi... Rượu và thuốc cùng một lúc được chuyển hóa qua gan làm gan tê liệt, gan làm việc quá tải gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.

Các bác sĩ khuyến cáo, không có một “thần dược” nào giúp người uống rượu không say. Uống viên giải rượu để uống vô tội vạ chỉ chuốc họa vào thân. Có trường hợp suýt mất mạng vì tưởng mình đã có viên giải rượu nên cứ uống thoải mái. Chính vì lầm tưởng viên giải rượu hóa giải và không bị rượu ảnh hưởng xấu đến cơ thể nên nhiều người cứ vô tư uống rượu. Nhưng thực tế, rượu, khi đã uống vào cơ thể, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và hệ thần kinh trước khi kịp uống viên giải rượu. Vì vậy, để không ảnh hưởng đến sức khỏe, các đấng mày râu cần hạn chế uống rượu. 

Dùng thuốc giảm đau cũng không nên tùy tiện. Mỗi khi đau đầu, đau bụng, nhức mỏi người… mọi người đều nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, những loại thuốc giảm đau chỉ là thuốc chữa triệu chứng, nếu dùng quá liều sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy cần chọn thuốc phù hợp để không gây hại đến sức khỏe. Các thuốc giảm đau thông dụng nhất là paracetamol, aspirin, ibuprofen... Các thuốc này có thể mua tại các hiệu thuốc không cần đơn bác sĩ, nhưng vẫn cần lưu ý.

Paracetamol có tác dụng giảm đau (nhức đầu, đau răng, đau khớp) và hạ sốt hiệu quả, nhanh. Người lớn nên dùng 1-2 viên 500 mg/lần, và tối đa là 6 lần/ngày (24 giờ). Paracetamol dễ dùng hơn aspirin hay ibuprofen… Hiện nay paracetamol là thuốc được khuyến cáo nên dùng vì có tác dụng tốt và độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu dùng liều quá cao có thể gây độc tính với gan, nên không được dùng liều cao trong thời gian dài. Do vậy thuốc này có chống chỉ định đối với những người bị suy gan. Aspirin có tác dụng giảm đau và hạ sốt tốt, việc sử dụng cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ điều trị. Tác dụng phụ khó chịu nhất là những kích thích đường tiêu hoá có thể gây ra cảm giác nóng rát ở dạ dày, và có khi chảy máu ở đường tiêu hoá, nhất là những người trước đây đã bị loét dạ dày - tá tràng. Để giảm nhẹ tác dụng phụ, nên uống thuốc vào bữa ăn hoặc ngay khi ăn xong. Aspirin làm loãng máu, do đó nó có thể gây chảy máu mũi hay nướu răng ở những người bị rối loạn về đông máu dù dùng với liều thấp (150-300mg/ngày). 

Những sai lầm khi dùng thuốc kháng sinh. Dùng thuốc kháng sinh phải sử dụng thật đúng, nếu không đúng cách có thể gây tình trạng kháng kháng sinh. Một số sai lầm dưới đây mà nhiều người hay mắc khi uống kháng sinh. Uống kháng sinh không hết liệu trình. Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ nếu được bác sĩ kê đơn kháng sinh là phải dùng hết liệu trình.Thường thì mọi người khi cảm thấy khỏe hơn và nghĩ rằng thuốc đã có tác dụng và bỏ không uống thuốc đủ ngày như bác sĩ yêu cầu. Điều này có thể khiến cho toàn bộ liệu trình sử dụng thuốc trở nên vô tác dụng, vì thế phải uống thuốc đủ số ngày mà bác sĩ đã ghi trong đơn. Uống thuốc kháng sinh cũng cần đúng thời điểm thích hợp. Nếu phải dùng thuốc 2 lần mỗi ngày thì cần đảm bảo là không quên mất một lần. Cũng cần ghi nhớ việc uống kháng sinh trước hay sau khi ăn. Một số thuốc kháng sinh cần uống khi đói, trong khi một số khác lại nên uống trong bữa ăn. Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ hay dược sĩ về thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất.

Khi uống kháng sinh nên kiêng bia rượu. Bởi chất cồn có thể gây kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ khác trong khi dùng kháng sinh. Vì thế hãy kiêng bia rượu cho đến khi kết thúc liệu trình điều trị. Một số kháng sinh sẽ không hiệu quả nếu sử dụng cùng với các vitamin và muối khoáng như can xi hay sắt. Do vậy, cần tránh uống kháng sinh cùng lúc với các chế phẩm bổ sung can xi hoặc sắt, hoặc những thực phẩm chứa canxi.

Một số vitamin “tiếp tay” cho khối u ung thư phát triển. Thông thường có nhiều loại vitamin có khả năng phòng chống ung thư, nhưng ngược lại cũng có nhiều loại vitamin không những không góp phần ngăn chặn sự phát triển của ung thư mà lại “tiếp tay” cho các tế bào ác tính có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng lớn lên và di căn đến nhiều nơi khác.

Vitamin B1 là loại vitamin không thuộc diện chống chỉ định cho những bệnh nhân ung thư nhưng phải hết sức thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân này. Một số bệnh nhân ung thư như bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu), bệnh ung thư đường tiêu hóa và một số khối u ác tính tiến triển nhanh đều gây ra hậu quả thiếu hụt vitamin B1. Vì vậy, người bệnh ung thư thường được bác sĩ chỉ định cho dùng bổ sung vitamin B1 trong quá trình điều trị. Nhưng nếu dùng quá nhiều vitamin B1 cho bệnh nhân ung thư thì lại gây ra sự tăng trưởng của các khối u - tức là khiến ung thư tiến triển mau hơn.

Vitamin B12 có khả năng làm cho các tế bào tăng trưởng mạnh, vì thế bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to, sau khi được điều trị bằng vitamin B12, đã nhanh chóng hồi phục. Về mặt cơ chế bệnh sinh, ung thư cũng là một căn bệnh mà sự phát triển các tế bào ác tính là vô tổ chức và không thể kiểm soát nổi. Các thuốc điều trị ung thư đều nhằm tiêu diệt tế bào hoặc là kìm hãm sự phát triển của chúng. Nhưng vitamin B12 lại tác dụng ngược - kích thích các tế bào phát triển nhanh hơn. Vì vậy, việc dùng vitamin B12 cho bệnh nhân ung thư chỉ là làm cho bệnh càng tiến triển nhanh hơn mà thôi.

Ngoài ra những người mắc bệnh tim mạch, nếu uống vitamin E quá liều thì tỷ lệ phát bệnh phải nhập viện tăng gần 20%. Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh. Nhưng với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng vitamin B3 hàng ngày gây tăng đường huyết…

Theo khuyến cáo, khi cần dùng vitamin, mọi người nhất là người đang có bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin cho cơ thể là thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý