Tác dụng chữa bệnh của hoa hiên: chữa viêm tai giữa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của hoa hiên: chữa viêm tai giữa

25/08/2015 12:00 AM
293




Hoa hiên còn có tên gọi khác là Huyên thảo, rau Huyên… tên khoa học Hemerocallis fulva L., họ Hoa hiên Hemerocallidaceae. Hoa hiên là cây thảo sống lâu năm, thân rễ ngắn, rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình dài, hẹp, dài 40 – 50cm, rộng 2 – 4cm; đầu lá thuôn nhọn, gập ra sau, gân lá song song; hai mặt lá nhẵn, cùng màu.
Cụm hoa phân nhánh mọc trên cuống dài bằng lá. Hoa to, màu vàng cam, vàng đỏ; bao hoa hình phễu xếp làm 5 cánh, có sọc đốm; nhị 6, bầu noãn 3 – 6. Quả hình ba cạnh, nhiều hạt, màu đen bóng. Mùa quả tháng 4 và tháng 9. Hoa hiên có nguồn gốc ở vùng ôn đới, hiện đã được di thực sang vùng nhiệt đới. Nhật Bản và Trung Quốc là những nước trồng nhiều Hoa hiên. ở Việt Nam, Hoa hiên được trồng làm cảnh ở những nơi có khí hậu mát, ẩm như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Người ta thường trồng Hoa hiên bằng gốc sau khi đã lấy củ. 
Theo các nhà nghiên cứu ấn Độ, Hoa hiên tươi của Trung Quốc có 85,5% nước; 1,66% protein; 0,4% chất béo; 10,44% nitơ tự do; 1,23% chất xơ; 0,78% tro. Hoa hiên chứa nhiều vitamin A và vitamin C. Ngoài ra còn có cholin, adenin và một số chất khác như asparagin, colchicin, azulen… và men cholinesteraza.


Rễ củ Hoa hiên thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch rồi phơi, sấy khô (có thể dùng tươi). Lá thu hái quanh năm; hoa thu hái vào lúc mới chớm nở, phơi và sấy khô ngay.
Nước chiết Hoa hiên có tác dụng giống vitamin K, làm tăng tiểu cầu, hồng cầu nhưng không ảnh hưởng tới bạch cầu và công thức bạch cầu.
Theo y học cổ truyền, rễ Hoa hiên vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, lương huyết, chỉ huyết, dùng nhiều có độc. Lá và hoa vị ngọt, tính mát, có tác dụng an thai, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, làm yên ngũ tạng, chống hư nhiệt; giúp ăn ngon, ngủ yên, người dễ chịu.
Rễ Hoa hiên được dùng làm thuốc lợi tiểu; chữa phù thũng, viêm bàng quang, bí đái, đái ra máu; chữa sỏi tiết niệu, chảy máu cam, ho ra máu. Ngoài ra, rễ Hoa hiên còn được dùng để chữa viêm gan, hoàng đản; chữa viêm tuyến vú, tuyến mang tai; chữa viêm tai giữa, đau răng. Liều dùng 5 – 15g sắc uô��ng. Lá và hoa chữa chảy máu cam, động thai, sưng vú. Canh Hoa hiên là món ăn ngon, quý và bổ của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…
Một số bài thuốc từ Hoa hiên
• Chữa hoàng đản do uống rượu: Rễ Hoa hiên tươi 15g giã nước uống hàng ngày.
• Chữa viêm tai giữa: Thịt lợn nạc 100g, rễ Hoa hiên tươi 15g. Hai thứ nấu canh ăn hàng ngày. Dùng nước rễ Hoa hiên tươi 10% rửa tai và nhỏ 1 – 2 giọt vào tai (chú ý mọi dụng cụ đều phải nhúng nước sôi cho kỹ).
• An thai: Hoa hiên tươi 30g nấu canh ăn; củ Gai 30g sắc nước uống. Ăn canh và uống nước đến khi khỏi thì thôi (thường 2 – 3 ngày).
• Chảy máu cam: Lá hoặc rễ củ Hoa hiên 15 – 20g sắc uống và một chút lá non hoặc hoa Hoa hiên nhét vào lỗ mũi, nằm yên ngửa mặt 15 – 20 phút.
• Chữa sưng vú: Lá, hoa hoặc rễ tươi Hoa hiên 15 – 20g, giã đắp. Hoa hiên 20 – 30g/ngày nấu canh ăn.
Chú ý: Có thể tìm thấy Hoa hiên ở các hàng cây cảnh, nhất là Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu dùng làm thuốc hãy để Hoa hiên sống trong môi trường tự nhiên, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá, nếu không Hoa hiên đẹp và quý sẽ thành… Hoa hiên độc.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý