Tác dụng chữa bệnh của củ khúc khắc và bài thuốc

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của củ khúc khắc và bài thuốc

25/08/2015 12:00 AM
615

Khúc khắc còn có tên gọi là củ cun, dây kim cang kim cang mỡ, cây nâu, Người Tày gọi là khau đâu, rạng lò (Châu mạ), tơ pớt (K’ ho), Đông y gọi là thổ phục linh...  Là loại cây leo, thân già hóa gỗ, không gai. Lá hình trứng, gốc hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn.
 

Cụm hoa hình tán, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ. Quả hình cầu, khi chín màu đen, có 2 - 4 hạt hình trứng. Mùa ra hoa quả  tháng 5 - 10. Cây mọc hoang thường gặp ở ven đường, bờ bụi, trên các đồi trọc tại các tỉnh miền núi và trung du nước ta.

Bộ phận dùng làm thuốc lá rễ củ, củ nạc, vỏ nâu được thu hái quanh năm nhưng vào mùa hè là tốt nhất, có thể phơi hay sấy khô để dùng dần.

tac-dung-chua-benh-cua-cu-khuc-khac-1

 Khúc khắc có tác dụng tiêu độc.

Theo Đông y khúc khắc có vị ngọt nhạt, tính bình không độc đi vào qui kinh can, vị có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian

- Chống viêm, chữa dị ứng: Khúc khắc 15 - 30g, rửa sạch, cho 450ml nước sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 5-10 ngày.

- Hỗ trợ trị chàm, phong chẩn, đơn độc: Khúc khắc 40 - 80g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Phối hợp với các thuốc khác.

- Chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt: Khúc khắc 20g, dây đau xương 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g. Cho 500ml nước sắc còn 250ml, uống ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 15 ngày.

- Hỗ trợ điều trị mụn nhọt (chưa vỡ mủ), viêm da mủ: Khúc khắc 30g, bồ công anh, kim ngân hoa, bèo cái mỗi thứ 20g, cam thảo nam 10g, vỏ núc nác 15g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.             


Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ phục linh còn có tên là Dây khúc khắc (Smilax glabraRoxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).


Mô tả 
Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn, dài 5 - 22 cm, đường kính 2 - 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng. Thái lát có hình hơi tròn dài hoặc hình bất định, dày 1-5 mm, cạnh không bằng phẳng. Mặt cắt màu trắng đến màu nâu đỏ nhạt, có tính chất bột, có thể thấy bó mạch điểm và nhiều điểm sáng nhỏ. Chất hơi dai, khó bẻ gẫy, có bụi bột bay lên, khi tẩm nước có cảm giác trơn, dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se. 


Vi phẫu 
Bên ngoài là lớp bần, tế bào có thành dày, màu nâu đen. Mô mềm có 2 lớp: Lớp ngoài hẹp, không chứa tinh bột, chứa chất màu từ nâu đến đỏ, tế bào thường có hình nhiều cạnh, có khi có lớp tế bào mô cứng hẹp, nằm sát phía trong lớp mô mềm ngoài. Lớp mô mềm trong chiếm cả phần còn lại, tế bào hình nhiều cạnh hoặc kéo dài, chứa nhiều hạt tinh bột, đôi khi có những tế bào chứa chất màu. Ở cả 2 lớp mô mềm có những tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim, tụ họp lại thành từng bó. Các bó libe gỗ xếp rải rác trong mô mềm. Rải rác có những đám sợi và mạch gỗ bị cắt theo chiều dọc. 


Bột 
Màu nâu nhạt, có rất nhiều hạt tinh bột. Hạt đơn hình cầu, hình đa giác hoặc hình vuông, đường kính 8 - 48 mm, rốn có dạng kẽ nứt, hình sao, hình chữ Y hoặc dạng điểm. Hạt lớn có thể thấy gợn vân. Hạt kép có từ 2 - 4 hạt hợp thành. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 40 -144 mm, ở trong tế bào chứa chất nhày hoặc nằm rải rác khắp nơi. Tế bào mô cứng dạng bầu dục, vuông hay tam giác, đường kính 25 - 128 mm, có dày đặc ống lỗ, ngoài ra có tế bào mô cứng màu nâu thẫm dạng sợi dày, dài, đường kính 50 mm, 3 mặt thành dày, 1 mặt mỏng. Những sợi họp thành bó hoặc nằm rải rác, đường kính 22 - 67 mm. Có nhiều ống mạch điểm và những quản bào, đa số có mạch điểm kéo dài thành hình thang.


Độ ẩm 
Không quá 13,0 % (1 g, 105 0C, 5 giờ). 


Tạp chất 
Tỷ lệ non xốp: Không quá 2,0%. 
Tạp chất khác: Không quá 1,0%. 


Tro toàn phần
Không quá 5,0%.


Tro không tan trong acid
Không quá 1,0%.


Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 15,0%. 
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.


Chế biến
Mùa hạ, mùa thu, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.


Bào chế 
Lấy dược liệu khô chưa thái lát, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô dùng.


Bảo quản
Để nơi khô, thoáng, tránh mốc mọt.


Tính vị, quy kinh 
Cam, đạm, bình.Vào các kinh can, vị. 


Công năng, chủ trị 
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.


Cách dùng, liều lượng 
Ngày dùng 12 - 30 g, dạng thuốc sắc, cao thuốc hoặc hoàn tán. 


Kiêng kỵ 
Không nên uống nước chè khi dùng thuốc, không dùng cho người có can thận âm hư.

Thổ phục linh là vị thuốc quen thuộc, đa tác dụng. Đó là thân rễ cây Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb), còn gọi là củ Khúc khắc có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh can, vị nó có tác dụng lợi thấp, giải độc.

tac-dung-chua-benh-cua-cu-khuc-khac-2

 

Gần đây, một số cơ sở nghiên cứu y học cổ truyền (YHCT) của Trung Quốc đã có những bài thuốc dùng Thổ phục linh là chính để chữa  nhiều bệnh đạt hiệu quả tốt.

Thổ phục linh chữa viêm tĩnh mạch nông huyết khối

Đây là loại viêm cấp tính tĩnh mạch nông ở tay chân, không gây mủ, có kèm theo cục máu đông nội mạch thứ pháp.  Chữa trị chủ yếu bằng Thổ phục linh, mỗi ngày một thang 20-30g sắc nước uống một lần. Đồng thời, tuỳ tình hình bệnh mà phối hợp thêm bài thuốc khác. Nếu ở giai đoạn cấp tính sưng đỏ nhiều thì phải thanh nhiệt lợi thấp, hoà dinh lương huyết bằng bài thuốc Ngũ vị tiêu độc ẩm gồm Kim ngân hoa, Dã cúc hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh, Tử bối thiên quỳ và bài Tam diệu hoàn gia giảm gồm Hoàng bá, Thương truật, Ngưu tất. Nếu người bệnh đau nhiều thì ngoài Thổ phục linh, uống thêm Chích nhũ hương, Chích một dược để hoạt huyết khư ứ, hành khí thư cân. Nếu bệnh đã lâu ngày, chỗ đau có đường cứng nổi lên, trên da xuất hiện mảng sắc tố màu nâu thì thêm Tam lăng, Nga truật để phá huyết, phá khí giảm đau, tán ứ tán kết. Ngoài việc dùng Thổ phục linh sắc uống, hàng ngày trước khi đi ngủ, lấy 50-100g Thổ phục linh thêm 500ml nước, sắc còn 100-200ml, dùng gạc tẩm nước thuốc ấm, đắp 30 phút, đồng thời chú ý nằm nghỉ, gác cao chỗ đau, tránh đứng lâu, ngồi lâu.

Theo quan điểm YHCT, viêm tĩnh mạch huyết khối nông thuộc phạm trù “mạch tý”, “hoàng thu ung”, phần lớn do ngoại tà thấp nhiệt xâm nhập, làm cho khí huyết ứ trệ, mạch lạc trệ tắc không thông, chữa trị bằng cách thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết thông lạc giảm đau. Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh Thổ phục linh có tác dụng kháng ngưng tụ tiểu cầu, giảm bớt tính đông máu tăng cao, giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối tĩnh mạch, đồng thời cải thiện vi tuần hoàn, chống viêm, tiêu sưng. Do đó mà Thổ phục linh chữa được viêm tĩnh mạch huyết khối nông.
 

Thổ phục linh chữa đau bụng kinh

Bài thuốc: Thổ phục linh 30g, Thương truật 15g, Tiểu hồi hương 10g, Đương qui 10g, Xuyên khung 10g, Ngũ linh chi 10g, Xích thược 10g, Một dược 10g, ích mẫu thảo 15g, sắc nước uống trước kỳ kinh 3 ngày, uống liên tiếp 7 thang. Thường sau 4 kỳ kinh thì khỏi.

Theo YHCT, hàn thấp tà nhập bào cung, gây khí huyết ứ trệ. Thổ phục linh có tác dụng trừ thấp, phối hợp với Thương truật, Tiểu hồi hương ôn kinh tán hàn, cùng các vị thuốc hoạt huyết trục ứ phá trệ, toàn bài thuốc có tác dụng khư thấp, tán hàn, hoạt huyết mà khỏi đau bụng kinh.

Thổ phục linh chữa u nang buồng trứng

Bài thuốc: Thổ phục linh 30g, Hoàng bá 15g, Hạ khô thảo 15g, Bào sơn xuyên giáp 10g, Hải tảo 15g, Mẫu lệ 30g, Hương phụ 15g, Đương qui 15g, Đan sâm 15g, Trạch tả 190g, Ngưu tất 10g.  Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Theo YHCT, u nang buồng trứng thuộc phạm trù “chứng tích”, do phụ nữ bụng dưới can kinh khí trệ, thấp nhiệt uẩn kết, khí trệ huyết ứ, thuỷ ẩm đình tụ mà sinh ra. Trong bài thuốc, Thổ phục linh, Xuyên sơn giáp, Hạ khô thảo, Hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp giải độc; Hải tảo, Mẫu lệ có tác dụng nhuyễn kiên tán kết; Hương phụ lý khí giải uất; Đương qui, Đan sâm hoạt huyết hoá ứ; Trạch tả trợ giúp Thổ phục linh lợi thuỷ tiêu tích; Ngưu tất vừa hoạt huyết, vừa dẫn các thuốc đi xuống, toàn bài thuốc phối hợp có tác dụng giải độc, hoạt huyết, hoá ứ, lợi thuỷ tiêu tích, do đó mà khỏi được bệnh.

Thổ phục linh trị bệnh ngoài da trẻ em

Trị rôm mùa hè: Lấy 30g Thổ phục linh, sắc lấy nước, để ấm, lấy khăn sạch thấm nước thuốc bôi lên chỗ rôm, mỗi ngày 3 - 5 lần. Lại lấy lượng nước thuốc vừa đủ, thêm vào nước uống mà tắm, mỗi ngày một lần, liên tục 3 - 5 ngày.

Trị eczema: Nghiền Thổ phục linh thành bột mịn, đắp lên chỗ đau, mỗi ngày 3-5 lần, liên tục 5 ngày.

Theo YHCT, trẻ em là “thuần dương chi thể”, ý nói ở trẻ em dương khí thịnh, hoả nhiệt nội uẩn phát tán ra ngoài. Cho nên, bệnh ngoài da ở trẻ em thường là do tà độc thấp nhiệt kết ở da. Thổ phục linh trị được bệnh do có tác dụng giải độc, lợi thấp. 

 

Thổ phục linh 
 

tac-dung-chua-benh-cua-cu-khuc-khac-3Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang.

Tên khoa học Smilax glabra Rõb.

Thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

Thổ phục linhlà thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều cây thuộc chi milã, trong đó có cây Smilax glabra.

A. Mô tả cây

Thổ phục linh là hay cây khúc khắc là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm,  cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng, phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.

C.Thành phần hoá học

Theo Trung quốc thổ nông dược chí thì trong thổ phục linh có saponin, tamin, chất nhựa.

D. Công dụng và liều dùng

Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y

Theo tài liệu cổ đông y thì Thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, và hai kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt,  giải độc do thủy ngân. Chữa đau xương, ác sang ung thũng.

Hiện nay Thổ phục linh là một vị thuốc: Được dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.

Liều dùng hằng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Có khi dùng với liều cao hơn.

Bài thuốc kinh nghiệm có Thổ phục linh

Hạ khô thảo nam 80-120g, Thổ phục linh 40-80g. Cả hai vị thuốc sắc với nước trong 3 giờ còn khoảng 300ml chia làm 3-4 lần trong ngày.
(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý