Bác sĩ mách mẹ cách xử trí khi con bị sốt cao, co giật để qua cơn nguy kịch

huongdong huongdong @huongdong

Bác sĩ mách mẹ cách xử trí khi con bị sốt cao, co giật để qua cơn nguy kịch

19/05/2016 03:11 PM
404

Đừng để thiếu hiểu biết làm hại con

Chiều ngày 4 tháng 2 năm 2016, gần cuối sát giờ chiều, chúng tôi có tiếp nhận một cháu bé chừng 2 tuổi trong trạng thái sốt cao co giật. Người cháu nóng ran, chân tay bé run rẩy, môi bé tím tái. Chúng tôi phải tiến hành cấp cứu gấp. Có trao đổi với mẹ em bé tại sao để sốt cao vậy, mẹ bé hồn nhiên trả lời là em bé vẫn hay bị thế. Chúng tôi có cảnh báo là bé đã bị sốt cao co giật, lúc đó mẹ bé mới sợ xanh mặt và hốt hoảng. Mẹ bé cho biết, chị hoàn toàn không biết. Chị nghĩ là sốt cao co giật phải là co giật rất mạnh. Vì chị đọc trên mang thấy họ mô tả phải co giật cứng người như động kinh nên chị yên tâm con chị chưa bị sao. Nhưng thực tế, hiện trạng của cháu nhỏ đã rơi vào trạng thái sốt cao co giật rồi.
 

8_dau_hieu_giup_me_nhan_biet_be_sap_moc_rang_6_1
Ảnh: Internet


Như nào là co giật do sốt?

Co giật do sốt cao điển hỉnh là những cơn co giật từng hồi. Hai chân, hai tay giật lên từng đợt. Nhưng cơn co giật này ngoài tầm kiểm soát và bé không thể nào dừng lại được. Dù mẹ bé có ôm bé, ấp bé hay làm gì đi nữa thì những cơn co giật vẫn xảy ra.


Dạng thức thể hiện khác đó là cắn chặt môi. Có bé chân tay co giật không lạnh chỉ co giật nhẹ nhưng hai hàm răng của bé nghiến chặt vào khiến cho môi bật máu nếu không xử lý kịp thời.

Một biểu hiện tinh tế khác của sốt cao co giật đó là chân tay bé run rẩy. Chân tay không giật lên từng hồi mà ta có thể quan sát thấy nhưng khi cầm vào tay bé hoặc chân bé, thấy từng đợt rùng mình, rùng chân, rùng tay xảy ra. Khi đó, bé đã bị co giật do sốt cao rồi.

Một số bé khác lại chỉ lập bập môi, môi run run và nói không tròn tiếng. Đó cũng là sốt cao co giật.

Khi để co giật rõ xảy ra do sốt cao rồi mới xử trí, như vậy được coi là muộn. Cần nhận biết ngay những dấu hiệu đe dọa sốt cao co giật. Chúng tôi hướng dẫn những dấu hiệu nhận biết hữu ích sau.


Bốn dấu hiệu chỉ điểm

Bé sốt cao trán nóng ran, người nóng ra, nhưng chân tay lạnh toát, trắng bệch ở tay chân thì bé chuẩn bị co giật tới nơi.

Bé sốt cao mà đo được nhiệt độ cơ thể 39,5 độ C thì việc co giật chuẩn bị diễn ra.

Bé sốt cao má đỏ, mặt đỏ, người đỏ những môi tím ngắt. Khi đó, không cấp cứu nhanh bé sẽ bị co giật trong tầm tay.

Bé sốt cao, nhưng uống thuốc hạ sốt không hạ được nhiệt độ. Cứ 3-4h bé lại sốt tiếp một lần mà sốt là sốt cao.

Với 4 dấu hiệu chỉ điểm như trên, nguy cơ bé xảy ra sốt cao co giật là rất lớn. Cần phải xử trí ngay từ khi còn chưa giật.

Làm như sau

Uống ngay thuốc hạ sốt khi đo được nhiệt độ cơ thể 38,5 độ C. Uống theo mg/kg cân nặng. Tùy vào loại thuốc hạ sốt là paracetamol (biệt dược tốt nhất là efferagal) hay ibuprofen (biệt dược tốt nhất brufen) mà cần uống theo đúng liều chỉ định.
Khi bị sốt cao, co giật nhiều trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với trẻ dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.

Chườm khăn mát khẩn cấp vào vùng trán, gáy. Vì đây là vùng dễ tổn thương do nhiệt độ cơ thể cao.

Cởi tung áo, lau mát cơ thể bé bằng khăn ấm, nhiệt độ nước chỉ khoảng 38-40 độ C. Ấp lên má bạn thấy nhiệt độ bình thường, không mát hoặc không lạnh là được. Cứ 1 phút lau 1 lần. Lau xong để nước tự khô, đừng lấy khăn lau đi. Lau liên tiếp 5 lần trong 5 phút, bé sẽ thoát cơn giật.

Nếu co giật xảy ra, hãy nhét một khăn mặt xô vào miệng bé. Nhét một khúc nhỏ thôi đừng nhét đầy miệng, bé không thở được.
Khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh dịch hậu môn vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.

Một số điều cần tránh khi trẻ bị sốt cao, co giật­

– Khi trẻ bị sốt cao không được ghì chặt trẻ vì có thể làm tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc làm gãy xương trẻ.­

– Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì có thể khiến trẻ bị sặc.­

– Không dùng vật cứng để ngang miệng để ngăn trẻ cắn lưỡi vì trẻ bị sốt co giật ít cắn lưỡi. Mà sẽ làm tổn thương niêm mạc, làm gãy răng, sứt lợi trẻ.­

– Không ủ ấm, hoặc mặc thêm quần áo cho con mà nên nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách nới rộng quần áo, đặt trẻ ở phòng thoáng mát.

– Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên đưa con đi khám để điều trị sớm nguyên nhân trẻ bị sốt và phòng tránh bị co giật có thể xảy ra.­

– Ngoài ra, khi trẻ mới bị sốt nên cho con uống thật nhiều nước, hoặc chất điện giải bù nước, cởi bớt quần áo trên người bé, nới rộng quần áo, đặt trẻ nằm ở nơithông thoáng mát. Không được mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ quá kín.­

– Cặp nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên.

– Chườm nóng và lau người cho trẻ bằng nước ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 39 độ C.

Chúc các mẹ sẽ có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc con luôn khỏe mạnh nhé!



BS. Yên Lâm Phúc
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý