Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài những tác dụng chữa bệnh thì rau mồng tơi cũng có tác hại nếu ăn nhiều.
Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Giảm cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.
Làm vết thương, tốt cho xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Trị mụn nhọt: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.
Đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.
Lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ…
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Tuy nhiên, rau mồng tơi có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu nếu ăn nhiều như Hấp thu kém: Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu trong một số vitamin C khi bạn ăn rau mùng tơi bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
Sỏi thận: Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi. Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Mảm bám răng: Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này. Axít oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước. Các grit là vô hại và có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng.
Khó chịu trong dạ dày: Rau mùng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu. Cơ thể khi đó sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau khi ăn rau mùng tơi. Nếu tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc, bạn có thể bị tiêu chảy. Hãy uống một ly nước đầy mỗi khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp cơ thể quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
79 lượt xem
10
11
12