Ung thư đường ruột

seminoon seminoon @seminoon

Ung thư đường ruột

18/04/2015 02:49 PM
386
Biểu hiện ung thư đường ruột, biện pháp phòng tránh ung thư đường ruột,

Phát hiện và phòng tránh Ung thư đường ruột

TPO - Ung thư đường ruột là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới và cả ở Việt Nam. Ung thư đường ruột bao gồm các chứng ung thư ruột kết, trực tràng, hậu môn. 80% nguyên nhân gây ra căn bệnh này liên quan tới chế độ dinh dưỡng.
Hình ảnh siêu âm của ung thư ruột. Ảnh:wellcom.ac.uk

Về cơ bản, thành ruột được lót một lớp tế bào biểu mô có màng nhầy bao phủ.

Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất kỳ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể, do đó chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian.

Thêm vào đó, lớp biểu mô lại thường xuyên được tái tạo bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia nhanh chóng. Đây chính là những thành tố kích thích sự phát triển polyp. Thường các polyp ở dạng lành tính, song có thể mang nhiều biến đổi gen dẫn đến ung thư.

Đối tượng dễ bị ung thư ruột

Tổng quát, ung thư ruột già là bệnh của người lớn tuổi. 90% người bước sang độ tuổi 50 có nguy cơ bị ung thư ruột già tăng nhanh. Cả nam và nữ đều có thể bị ung thư ruột già. Ở Mỹ, cứ 16 người sẽ có một người bị ung thư ruột già.

Ban đầu, các bác sĩ ở Mỹ cho rằng ung thư ruột già là bệnh của người da trắng, sống trong môi trường hiện đại, ăn nhiều thịt và chất béo hơn rau và trái cây. Tuy nhiên một thống kê gần đây cho thấy, tỉ lệ ung thư ruột già của người châu Á đang gia tăng một cách đáng ngại.

Nguy cơ ung thư ruột

Do lối sống: Người dùng quá nhiều chất béo, thịt, mỡ, thức ăn với nhiều chất Cholesterol sẽ dễ bị ung thư ruột già hơn, nhất là nếu họ lại không ăn chất xơ, rau hoặc trái cây, hoặc quá mập.

Do di truyền: Ung thư ruột già cũng có đặc tính di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ bị ung thư ruột già, con cái cũng có thể dễ bị. Nhất là, bệnh nhân bỗng dưng có trên màng ruột của mình hàng trăm “cục” bướu (polyp). Các bướu này xuất hiện một cách nhanh chóng và biến dạng thành các tế bào ung thư một cách mau lẹ.

Căn bệnh ung thư ruột do di truyền có tên là Familial Polyposis, hầu hết các bệnh nhân sẽ chết ở lứa tuổi 35 - 40, nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời.

Do viêm đường ruột như Crohn’s Disease, Ulcerative Colitis: Bệnh nhân cũng dễ bị ung thư ruột già hơn.

Vì đặc tính di truyền của ung thư ruột già, ung thư vú, và ung thư tử cung cùng nằm trên một nhiễm thể, người bị ung thư vú hoặc tử cung dễ bị ung thư ruột già hơn, và ngược lại.

Triệu chứng của Ung thư ruột

Mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng chung cho căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, ung thư ruột dễ xảy ra khi cơ thể có những hiện tượng điển hình sau:

- Chảy máu khi đi ngoài (máu có thể lẫn trong phân hoặc chảy thành giọt riêng)
- Ỉa chảy hoặc táo bón kéo dài quá 2 tuần lễ
- Thường xuyên cảm thấy đầy hoặc trướng ở bụng dưới
- Thỉnh thoảng có cảm giác đau nhói hoặc khó chịu trong bụng
- Siêu âm phát hiện có khối u trong bụng

Cách phòng tránh Ung thư ruột

Từ 40 tuổi trở đi, mọi người cần phải đi khám bệnh tổng quát hàng năm. Bác sĩ sẽ thử phân xem trong phân có máu hay không. Nên đi khám trước khi bị đau đớn hoặc bệnh tật. Bởi nếu triệu chứng trở nên rõ rệt, chẳng hạn như đi tiêu ra máu, mới tới bệnh viện kiểm tra hoặc gặp bác sĩ, có thể lúc đó ung thư đã quá lớn và rất khó chữa.

Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước. Nhất là các loại rau đậm mầu và nhiều loại trái cây khác nhau. Trung bình mỗi ngày ăn khoảng 30 gram chất xơ. Bổ sung thêm canxi.

Tập thể dục đều đặn không những sẽ tạo một cơ thể khỏe mạnh, còn có thể giúp vấn đề đại tiện trở nên tốt đẹp hơn. Người quá mập cũng dễ bị ung thư ruột già hơn.

Từ 50 tuổi trở đi, mọi người được khuyên nên soi hậu môn và tràng Sigma (Flexible Sigmoidoscopy), định kỳ từ 3 đến 5 năm một lần.

Triệu chứng của ung thư ruột

Ung thư ruột (đoạn cuối của đường tiêu hóa) dễ chữa nếu được phát hiện sớm, so đa phần người bệnh thường phát hiện muộn khi bệnh đã di căn. Vì vậy, nếu những triệu chứng sau đây kéo hơn 2 tuần, hãy đi gặp bác sĩ.

- Có những đốm máu trong phân, đặc biệt nếu máu sẫm màu hoặc có màu mận chín - đây là triệu chứng thường gặp nhất và không bao giờ nên bỏ qua.

- Thay đổi trong thói quen của đường ruột, như táo bón hoặc tiêu chảy, trở nên nặng hơn hoặc kéo dài trên 2 tuần.

- Muốn đi ngoài nữa ngay cả khi vừa rời toilet ra.

- Đau bụng hoặc khó chịu kéo dài trên 2 tuần

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

Trà xanh ngừa ung thư đường ruột

Theo một nghiên cứu được tiến hành mới đây bởi Viện nghiên cứu và phòng ngừa ung thư của Mỹ: Trong trà xanh có chứa một thành phần có tên gọi polyphenol E có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ung thư đường ruột.
chè xanh chống ung thư
Trong nghiên cứu, tiến sĩ Xiao đã tiêm vào những con chuột thí nghiệm một thành phần có tên gọi là azoxy methan - một loại hóa chất được biết đến với khả năng gây ung thư trong đường ruột của động vật. Sau đó, ông chia những con chuột này thành hai nhóm: nhóm I có chế độ ăn có chứa hàm lượng chất béo cao (chế độ ăn phổ biến của người phương Tây) và không chứa polyphenon E; nhóm thứ II ăn thức ăn có chứa polyphenon E, lượng polyphenon mà những con chuột này hấp thụ tương đương với 4 đến 6 tách trà xanh mỗi ngày. Kết quả là: polyphenon E làm giảm đáng kể trọng lượng và kích thước khối u ung thư ở những con chuột thuộc nhóm II. Ở nhóm I (không được bổ sung polyphenon E) không có hiện tượng này. Ở nhóm I, số chuột bị tỷ lệ này cao nhất cũng chỉ đạt gần 27%. So với những con chuột không được hấp thụ polyphenon E, những con chuột được bổ sung polyphenon E trong thức ăn hàng ngày giảm tới 80% nguy cơ phát triển các khối u ung thư.

Hành củ ngừa ung thư đường ruột

Ung thư đường ruột là căn bệnh phổ biến song cũng dễ phòng tránh. Các nhà khoa học vừa cho hay, một chế độ dinh dưỡng "xanh" gồm các loại rau quả tươi - đặc biệt là táo, cần tây, súp lơ xanh và hành - sẽ giúp bảo vệ tổ chức tiêu hóa hiệu quả.

Viện nghiên cứu thực phẩm Anh vừa tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chỉ riêng năm 2000, trong khoảng 10 triệu bệnh nhân ung thư trên thế giới thì có tới 2,3 triệu bị tổn thương ở các bộ phận tiêu hóa, họng, thực quản và dạ dày. Người ta nhận thấy chúng không hoàn toàn do biến đổi gene gây nên, và có thể được cải thiện nhờ một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Về cơ bản, thành ruột được lót một lớp tế bào biểu mô có màng nhầy bao phủ. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất kỳ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể, do đó chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Thêm vào đó, lớp biểu mô lại thường xuyên được tái tạo bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia nhanh chóng. Đây chính là những thành tố kích thích sự phát triển polyp. Thường các polyp ở dạng lành tính, song có thể mang nhiều biến đổi gene dẫn đến ung thư.

"Ung thư ruột kết và trực tràng là những dạng tổn thương tổ chức tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới " - giáo sư Ian Johnson, Giám đốc Trung tâm sức khỏe dạ dày, ruột của viện cho biết - "Chúng có thể coi là "căn bệnh của nhà giàu" vì phần lớn ca bệnh tập trung ở các quốc gia phát triển. Khoảng 80% nguyên nhân gây bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng".

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chất xơ, axit folic và axit béo không sinh cholesterol, nhóm chất thực vật flavonoid và các sản phẩm lên men đường ruột như butyrate có thể giúp phòng chống ung thư đường ruột.

Các enzyme COX-2, nhóm men giúp tế bào lỗi tiếp tục phát triển, có thể bị chất quercetin thuộc nhóm flavonoid trong hành củ, táo và trà ức chế. Những chất bổ trợ enzyme giải độc được tìm thấy trong cây mùi tây, actisô, húng quế và cần tây... giúp liên kết hiệu quả các thành phần hữu ích trong rau họ cải bắp như súp lơ xanh, bắp cải. Những men này có khả năng tiêu diệt các tế bào biểu mô bị tổn thương gene.

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng là một công cụ hữu hiệu, có thể can thiệp vào nhiều giai đoạn phát triển ung thư. Lời khuyên đáng tin cậy ở đây là ăn 5 bữa hoa quả mỗi ngày và kiểm soát trọng lượng hợp lý.

Ăn nóng dễ bị ung thư đường ruột

Ăn đồ ăn quá nóng sẽ làm cho vách ngăn đường ruột bị tổn thương, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư đường ruột.

Xưa nay, mỗi khi nhà có khách, để bày tỏ lòng nhiệt tình, chủ nhà thường nói với khách rằng "nhân lúc thức ăn còn nóng, mọi người mau ăn đi". Nhưng ngày nay, y học đã chứng minh rằng quan niệm đó hoàn toàn không khoa học và nó chính là nguyên nhân khiến bạn bị giảm tuổi thọ.

Gần đây, những nghiên cứu về căn bệnh ung thư lâm sàng của Đài Loan đã cho thấy rằng, ăn quá nóng hay quá lạnh cũng đều không tốt và gây tổn hại tới đường ruột cùng các bộ phận trong cơ thể. Ăn vừa đủ lượng thức ăn có nhiệt độ phù hợp với cơ thể mới là phương pháp tốt và giúp chống lão hóa đường ruột, gia tăng tuổi thọ.

Sở dĩ chúng ta không nên ăn quá nóng, vì thể chất của người Châu Á tương đối yếu, ăn thức ăn nóng tức là cung cấp thêm nhiệt lượng cho cơ thể. Đối với người Châu Âu thì ngược lại, bình thường, lượng thức ăn của người Châu Âu vốn đã có chứa khá nhiều năng lượng, chính vì thế mà họ ít có nhu cầu cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể và đó cũng chính là lý do mà chúng ta thấy thức ăn của người phương Tây đa phần là đồ ăn nguội.

Thêm một lý do để giải thích cho việc người Châu Á thích ăn đồ ăn nóng, đó chính là vì khẩu vị cũng như đặc trưng của một số món ăn phương Đông cần phải ăn vào lúc nóng mới ngon.

Thế nhưng, có nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh rằng việc dùng đồ ăn nóng và căn bệnh ung thư đường ruột là có liên quan với nhau. Đó là vì vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn là từ 50 đến 60 độ. Vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương.

Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70 đến 80 độ, đặc biệt là khi chúng ta uống trà, nhiệt độ này có thể lên tới mức 90 độ C và gây tổn thương nặng nề cho đường ruột. Nếu bạn thường xuyên uống canh nóng thì hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột sẽ ngày càng bị tổn thương nặng nề.

Để tốt cho sức khỏe, chúng ta cần phải ăn thức ăn nóng, tuy nhiên không nên quá nóng vì như vậy sẽ là phản khoa học. Việc tiêu hóa thức ăn cần phải chờ cho đến khi nhiệt độ của thức ăn giảm xuống. Nếu thực phẩm quá nóng sẽ làm cho huyết quản mở rộng, tạo ra những kích thích không có lợi cho đường ruột.

Thức ăn có nhiệt độ phù hợp là không quá nóng hoặc không quá lạnh. Đồng thời, khi uống nước, chúng ta cũng cần phải chú ý tới nhiệt độ của nước. Uống nước quá nóng sẽ không những chỉ gây ảnh hưởng tới răng mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

(ST)








Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
ung thu đương ruot con co the chưa băng nhưng cách nao nua ko
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Đó là những cách phổ biến nhất hiện nay. bạn nên đi khám sớm để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý