Cách sử dụng cao hổ cốt để không chịu tác dụng phụ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách sử dụng cao hổ cốt để không chịu tác dụng phụ

10/09/2015 12:00 AM
1,985

Nhắc đến Hổ, người ta nghĩ ngay đến cao Hổ cốt - một được liệu cực quý mà từ ngày xưa các bậc vua chúa đã sử dụng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe của mình. Vậy, cao Hổ cốt có thật sự làm nên điều kỳ diệu như người ta thường đồn thổi hay không?
Hổ – tên khoa học Panthera tigris L. Họ mèo (Felidae) – có tên trong Danh sách những loài thú quý được bảo vệ nghiêm ngặt bởi số lượng Hổ trong tự nhiên ngày càng ít đi...
Theo tạp chí National Geographic Magazine thì Hổ được liệt vào loài dã thú đang lâm vào họa diệt chủng mặc dù đã có nhiều chương trình nhân giống và nuôi dưỡng... 
Cao Hổ cốt nằm trong số những “món độc” mà người ta coi là “đại bổ” hoặc có tác dụng đặc biệt, như: Vi kỳ (vây) cá mập - mạnh gân cốt; Mật gấu trị bầm dập; Tổ yến ăn bổ phổi; Hải sâm ăn bổ âm, bổ dương; Thận hay dái dê, pín hải cẩu ăn cường dương, v.v…
1.Tác dụng của cao hổ cốt
Về dược tính thì xương Hổ có vị chua, tính hơi ấm và không độc trong khi thịt Hổ cũng có vị chua, nhưng tính lại bình. Xương Hổ có năng lực khu phong (trục gió, trấn thống (trừ đau nhức), kiện cốt (mạnh xương) và trấn kinh (bình thần kinh), làm lành các vết thương lâu lành hay lở loét nặng, trị chứng phong thấp, bắp thịt bị co rút. Ngoài ra, xương Hổ còn trị đau bụng, thương hàn, sốt rét, sợ nước, trị kiết kinh niên, sa hậu môn, trị hóc xương ở cuống hầu. Xương Hổ nấu nước tắm để trị sưng khớp vì phong thấp cho người lớn, còn hài nhi sơ sinh thì tắm ngừa được nhiễm trùng, làm kinh, ghẻ chốc, đau vặt chậm lớn, khóc vì kinh hãi do quỉ ma bắt. Còn nếu đem ngâm rượu thì đắp trị đau ở đầu gối. Xương Hổ nghiền bột để đắp phỏng hay những chỗ lở dưới móng chân cái (hoặc trị tê liệt theo Regnault)...
Từ xưa, cao hổ cốt đã được coi là loại thuốc quý, đặc biệt cho những người bị phong thấp. Người ta đồn rằng nếu bị thấp khớp nặng, chỉ cần uống nửa lạng cao hổ cốt (tất nhiên phải là loại xịn) thì... dứt ngay. Còn nếu kiếm được miếng xương bánh chè hổ thì... trên cả tuyệt vời. Đang bị thấp khớp sưng vù cả đầu gối, lấy xương bánh chè hổ mài ra, uống xong, chỉ hai giờ sau là... dịu dàng hẳn.
Theo đông y, xương hổ được coi là dược liệu hạng nhất trong các loại xương dùng làm thuốc. Hổ cốt (os tigris) là toàn bộ xương của con hổ, bao gồm xương đầu, xương sống và xương chân. Tuy nhiên xương ống chân (hổ hĩnh) mới là phần quí nhất. Giải thích tại sao xương ống chân (nhất là chân trước) lại quí như vậy, các nhà dược học xưa cho rằng con hổ khi chết vẫn đứng chứ không khụy chân xuống, và quí là ở chỗ này…
2.Bộ phận dùng, Cách cao hổ cốt: 
Để nấu được nồi cao hổ cốt thì trước hết là phải có bộ xương hổ và phải là bộ xương hổ đầy đủ, không được thiếu mảnh xương nào và cũng không được lẫn các loại xương khác. Xương hổ quý nhất là xương chân trước (hay còn gọi là xương tay) rồi xương chân sau, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi. Xương tay hổ hơi vặn khuỷu và phía trên xương bả vai có lỗ “thông thiên”, xương sườn cũng hơi bị vặn vỏ đỗ. Trong các loài vật thì chỉ có con hổ và báo là có lỗ “thông thiên” và cao báo cũng tốt không kém cao hổ cốt là mấy. Răng hàm hổ có hình chữ “tam sơn”, tuy nhiên đặc điểm này hơi khó nhận biết.
Bộ xương hổ để nấu cao, tốt nhất là phải trên 10 kg, còn nếu được từ 15 kg trở lên thì tuyệt vời. Những người thợ săn có kinh nghiệm cho biết là con hổ nếu nặng 100 kg thì cho 10 kg xương khô. Xương hổ bị chết trong rừng lâu ngày có màu trắng đục và hay bị mủn, còn xương hổ săn bắn được thì có màu trắng ngà. Xương bánh chè hổ được coi là quan trọng nhất trong cả bộ xương. Nồi cao hổ cốt nếu thiếu xương bánh chè thì coi như mất... một nửa.
Nấu cao hổ cốt, tốt nhất là phải có... 5 bộ xương hổ và cứ 1 kg xương đã chế biến theo đúng quy chuẩn sẽ nấu được hơn 200 gr cao. Để cho cao hổ thêm uy lực và “dẫn” nhanh, người ta pha thêm xương sơn dương theo tỷ lệ 10 hổ 2 dương. Cũng vì vậy mà mới có câu "phi sơn dương bất thành hổ cốt”. Người ta cũng có thể cho thêm xương khỉ hoặc xương mèo đen, thậm chí bây giờ cho thêm cả mai rùa vàng... nhưng thật ra, những loại này chỉ làm cho nồi cao... thêm nhiều mà thôi.
Để khẳng định chính xác tính xác thực của 1 bộ xương hổ xác định thêm 18 đặc điểm khác về xương đầu, mắt phượng, đặc điểm đốt cổ I, cổ II, khớp thái dương hàm, hình thể và đặc điểm xương bánh chè, hình thể và đặc điểm của ổ chảo trên xương chậu, các khớp sống và đặc điểm của khớp sườn- sống. Thậm chí 1 bộ xương đúng về hình thể và tỷ lệ nhưng có thể đã bị chiết nước 1 rồi vì vậy cần dùng búa đinh đập mạnh 1 nhát vào xương cẳng chân trước nếu không gãy vỡ mới được. 

Nấu cao hổ cốt phải qua ba giai đoạn: Làm sạch xương; sao tẩm và nấu cô.
Để làm sạch xương hổ, người ta có nhiều cách. 
+Cách mà bà con miền núi hay làm từ ngày xửa ngày xưa là cho bộ xương vào rọ, đem ra suối... ngâm độ hai tháng, cho rữa hết thịt, gân bám ở xương rồi đem xương đó phơi ở chỗ râm trong khoảng vài ba tháng nữa, khi nào ngửi bộ xương không còn mùi nữa là được (cách này là đúng nhất, bộ xương có chất lượng tốt nhất
+Theo kinh nghiệm tẩm sao xương hổ nấu cao của Viện Đông y và Xí nghiệp dược phẩm thì nay thống nhất tiến hành như sau:
+ Lấy rau cải đã giã nhỏ (100kg xương đùng 10kg lá rau cải và 5 lít nước) tẩm trộn vào xương để 1 ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô).
+ Lấy lá trầu không đã giã nhỏ (100kg xương dùng 5kg lá trầu không và 3 lít nước) tẩm, trộn vào xương, ủ một ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô.
+ Lấy gừng đã giã nhỏ (100 kg xương, dùng 10kg gừng và 5 lít nước) tẩm ủ một đêm. Sáng hôm sau đem ra sấy ngay (không phải rửa) cho khô.
+ Lấy rượu 40o (l00 kg xương dùng 10 lít rượu) tẩm vào xương, để ráo.
+ Đem sao vàng với cát (đã rửa sạch): nấu cao thì sao qua (không nên sao vàng); làm hoàn tán thì mới phải sao vàng. 
- Nấu và cô: nấu cao hổ cốt giống như nấu cao ban long là nấu ba nước, cô chung trực tiếp rồi cô cách thuỷ, đảo đều và kỹ, bọc giấy bóng v.v...
3.Thành phần chính của cao hổ
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. 
Về tác dụng của cao hổ cốt có thể tóm tắt như sau: 
-Các trường hợp tổn thương não, teo não thoái hóa alzeimer, tổn thương thoái hóa hệ thần kinh trung ương thấp và trung ương cao. 
-Chữa khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính, thoái hóa đốt cổ, đốt sống thắt lưng, đau thần kinh tọa. 
-Chữa các chứng liệt nữa thân, liệt tủy, trẻ em bị não úng thủy, bại não, sau não viêm... 
-Liệt dương và tăng cường dương sự.Viêm xương mạn tính loãng xương mạnh.
-Kéo dài tuổi thọ, tăng cường miễn dịch, tăng sức, giảm mệt mỏi.
4.Liều lượng và Cách dùng :
Đàn ông từ 40 tuổi trở lên ,Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. 
+ Ngày dùng 6 - 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ.
+ Ngâm rượu để uống (1 lạng cao trong 1 lít rượu) để càng lâu càng tốt. Thời gian ngâm ít nhất là 1 tháng. 
Nhìn chung, phạm vi sử dụng của cao hổ cốt tương đối rộng rãi. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, loại cao này có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người có thể chất hoặc bị mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều, hay có cơn bốc hỏa, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hai gò má đỏ, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi… thì không được dùng. Những người bị tăng huyết áp cũng cấm chỉ định dùng cao xương hổ. 
Chú ý: Khi dùng cao hổ không nên ăn rau cải và uống nước chè.
5. Cách phân biệt cao thật, cao giả 
+ Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được. 
Trong dân gian, có một số cách thử: 
+ Cao hổ thật thì khi cắm ngọn cỏ tươi trên mặt cao thì ngọn cỏ phải héo úa,.
+ Cao hổ thật khi chó ngửi thấy phải bỏ chạy hoặc khi tiếp xúc, chó sẽ rên hư hử và rúm ró toàn thân.
+ Người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể…
+ Cao hổ cốt (thật) đem ngâm rượu, sẽ cho màu đục như nước vo gạo. Khi uống, có dư vị ngầy ngậy thoảng qua nơi cuống họng. Nếu là cao thật, nó thực sự có tác dụng tốt cho cơ thể con người.
+ Theo tín lý thuốc Á đông thì cao Hổ cốt thật được thử bằng cách hoà một chút trong rượu rồi bôi vào cọng của lá tre, mang thả trên mặt nước, nếu chiếc lá quay tít là đúng
Hổ cốt được liệt vào hàng dược liệu quí bậc nhất vì rất đắt và rất khó tìm . Giá cao hổ thật theo thời giá hiện tại vào khoảng 18 đến 20 triệu 100gram
Hổ là loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt, 
Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn về cao hổ cốt theo số DT 0945.388.697
Hoặc trên website chuyên nghành thuốc và biệt dược http://thuocqui.com
HN Tháng 12 năm 2013 TSThiên Quang ĐT 0972 690 610

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý